Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 225654a1-5965-90f0-c4c5-02fa622e7cc1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ VĂN DŨNG: NÂNG TỶ LỆ GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT CHO DOANH NGHIỆP VÀ KÉO DÀI THỜI GIAN HỖ TRỢ

07/01/2022

Cơ bản thống nhất cao với các nội dung trong Dự thảo Nghị quyết về giải pháp tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khẳng định, đây là gói hỗ trợ hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính phủ đã xây dựng Đề án rất công phu, dự lường kỹ lưỡng các tình huống, đánh giá khách quan, đầy đủ các mặt hạn chế.

 

Đại biểu Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam 

Đong góp cho Dự thảo Nghị quyết về giải pháp tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khẳng định, đây là gói hỗ trợ hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính phủ đã xây dựng Đề án rất công phu, dự lường kỹ lưỡng các tình huống, đánh giá khách quan, đầy đủ các mặt hạn chế. Qua nghiên cứu Dự thảo Nghị quyết, đại biểu Lê Văn Dũng có một số đề xuất sau:

Thứ nhất, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đến sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ; trong đó, chính sách giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 theo Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, việc giảm tiền thuê đất theo Quyết định 27 chỉ thực hiện đến hết năm 2021, trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động nặng nề, sâu rộng đến nhiều ngành nghề. Khó khăn nhất vẫn là lĩnh vực du lịch với nhiều doanh nghiệp thua lỗ nghiêm trọng, mất khả năng thanh toán, buộc phải đóng cửa vì không thể duy trì các chi phí bảo dưỡng cơ sở vật chất, ngành du lịch được dự báo chưa thể phục hồi trong năm đến. Nếu không có những chính sách kịp thời, lâu dài và đủ mạnh, đủ hiệu quả thì rất khó khăn để các doanh nghiệp trên lĩnh vực du lịch tồn tại, duy trì. Do đó, đại biểu Lê Văn Dũng kính đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, xem xét tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Theo đó đề nghị nâng tỉ lệ giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong năm 2021 lên 70% và thực hiện đến hết năm 2023; đồng thời, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất còn lại (30%) thêm 12 tháng.

Thứ hai, Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 đã mang đến nhiều hiệu quả, không chỉ san sẻ khó khăn mà còn đơn giản hóa các trình tự, thủ tục nộp thuế. Đối với doanh nghiệp, mức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 92 là khoản hỗ trợ kịp thời và hết sức cần thiết để ổn định tài chính, hướng đến phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ thực hiện đến hết năm 2021. Đại biểu Lê Văn Dũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như đã thực hiện tại Nghị định 92 của Chính phủ và quy định thời hạn thực hiện đến hết năm 2022.

 Thứ ba, cùng với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại các trung tâm kinh tế, các thành phố nơi tập trung nhiều lao động, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất cần được quan tâm. Có thể nói, trong khó khăn chung do ảnh hưởng bởi đại dịch, việc xúc tiến đầu tư tại các khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn lại càng khó khăn thêm, trở lực lớn nhất đến từ hiệu quả đầu tư thấp, chính sách đất đai tại các khu vực này chưa thật sự thu hút, công tác giải phóng, san lấp mặt bằng gặp nhiều trở ngại do điều kiện tự nhiên, thiên tai và nhiều yếu tố xã hội khác. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, miễn 100% tiền cho thuê đất và có giải pháp hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng đặc biệt khó khăn để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo tiền đề giải quyết lao động, phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực này.

 Thứ tư, về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020. Đại biểu Lê Văn Dũng thống nhất cao với đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 573 ngày 27/12/2021 về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung điểm g, khoản 1, Điều 31 Luật Đầu tư năm 2020 quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong trường hợp dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên. Đối với các dự án có quy mô sử dụng đất hoặc quy mô dân số thấp hơn so với đô thị loại IV (tương ứng quy mô sử dụng đất dưới 300 ha hoặc quy mô dân số dưới 50.000 người) thì phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc sửa đổi không chỉ phù hợp chủ trương phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý, mà còn tạo cơ chế thông thoáng để đẩy mạnh thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, đáp ứng cao thực tiễn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Thứ năm, trong các đợt dịch vừa qua, chúng ta đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, tài trợ của người dân, doanh nghiệp trong công cuộc chống dịch bệnh COVID-19. Từ hỗ trợ bằng tiền đến các loại hiện vật như trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm…nhất thiết phải có sự ghi nhận đầy đủ, toàn diện trước tấm lòng hảo tâm của người dân và doanh nghiệp, dù ít hay nhiều và dù hình thức hỗ trợ là gì. Vì vậy, đối với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19, đại biểu đề xuất chọn Phương án 1: Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch Covid-19; đối với khoản đóng góp bằng hiện vật phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính./.

Mỹ Phượng - Lê Quang