Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f83354a1-595d-90f0-c4c5-0ee27dccf209.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: GỢI MỞ VẤN ĐỀ, LAN TỎA ĐẾN CÁC ĐOÀN ĐBQH VÀ TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN TRƯỚC KHI XEM XÉT, THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT

01/04/2022

Theo đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, vai trò của Hội nghị ĐBQH chuyên trách rất quan trọng, giúp gợi mở vấn đề cho các ĐBQH, từ đó lan tỏa trong các đại biểu, Đoàn ĐBQH ở các địa phương và tạo sự thống nhất, đồng thuận trước khi xem xét, thông qua các dự án Luật.

 

Ngày 28/03, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để thảo luận, góp ý một số dự án Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị diễn ra trong 1,5 ngày theo hình thức tập trung kết hợp với họp trực tuyến. Các đại biểu Quốc hội chuyên trách tập trung cho ý kiến vào 4 Dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang xoay quanh Hội nghị này cũng như một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Theo đại biểu Trần Văn Lâm, vai trò của Hội nghị ĐBQH chuyên trách rất quan trọng, ý kiến của ĐBQH hoạt động chuyên trách giúp gợi mở các vấn đề cho các ĐBQH chuyên trách khác, từ đó lan tỏa trong các đại biểu Quốc hội, lan tỏa ra các Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương và tạo sự thống nhất, đồng thuận trước khi xem xét, thông qua các dự án Luật.

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào ngày 28-29/03 vừa qua để thảo luận, cho ý kiến vào một số dự án Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV?

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Có thể nói Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nằm trong quy trình xây dựng luật pháp của Quốc hội, là hội nghị rất cần thiết để lắng nghe ý kiến nhiều chiều, đặc biệt phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội chuyên trách trong công tác xây dựng luật pháp, qua đó nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật thật sự chất lượng trước khi đưa ra Quốc hội xem xét, quyết định. Tại Hội nghị, các đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về 04 dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Theo tôi, các dự án Luật tại Hội nghị lần này được chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình dài, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, lấy ý kiến tham vấn rất nhiều vòng, nhiều nơi nhưng vẫn rất cần ý kiến của đại biểu Quốc hội chuyên trách trước khi trình lên Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Các dự án Luật này liên quan đến các chuyên ngành rất sâu, các đại biểu cùng nhau trao đổi tại Hội nghị để tạo sự đồng thuận, thống nhất ý kiến. Ý kiến của các đại biểu chuyên sâu lĩnh vực đó được nêu rõ đã giúp gợi mở ra các vấn đề cho các đại biểu Quốc hội chuyên trách khác, từ đó lan tỏa đến các đại biểu Quốc hội ở các Đoàn, ở các lĩnh vực, các địa phương.

Do đó, vai trò của Hội nghị này rất quan trọng, không phải chỉ là vấn đề có được nhiều hay có ít ý kiến mà vấn đề là ý kiến của các đại biểu Quốc hội chuyên trách chuyên sâu, chuyên ngành của lĩnh vực dự án Luật đó được phát biểu, thảo luận và được lan tỏa trong các đại biểu Quốc hội, lan tỏa ra các Đoàn đại biểu Quốc hội để tạo sự thống nhất, đồng thuận khi xem xét, biểu quyết các dự án Luật.

Tôi cho rằng, việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần này có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực như vậy.

Toàn cảnh Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị.

Phóng viên: Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, vấn đề Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh và phổ biến phim trên không gian mạng của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận, cho ý kiến. Quan điểm của đại biểu về các nội dung này như thế nào?

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã tiếp thu nhiều ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ý kiến thảo luận tại các Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hội thảo, đặc biệt các lãnh đạo của Quốc hội như Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp nghe một số cuộc tham vấn, giải trình và làm việc trực tiếp với các Ủy ban của Quốc hội. Do đó, quá trình chuẩn bị dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) khá chu đáo.

Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn cần được đưa ra để Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định, trước hết là Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để làm rõ, sâu sắc hơn các vấn đề của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Quan điểm của tôi, dự án Luật này vẫn cần xem xét nhiều vấn đề, trong đó có Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh (điều 42, 43, 44). Các ý kiến bày tỏ băn khoăn nên để Quỹ này tồn tại hay không tồn tại? Tôi cho rằng nếu không cho Quỹ này tồn tại thì tới đây khi có điều kiện, nguồn lực cho Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nói riêng và nguồn lực cho văn hóa nói chung sẽ không phát triển được. Còn nếu Quỹ này tồn tại mà chỉ mang tính hình thức, chỉ trông chờ vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách, các khoản thu trùng với nhiệm vụ thu của ngân sách, các khoản chi trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách thì sẽ không phát huy được vai trò, hiệu quả của Quỹ. Do vậy, tôi cho rằng cần tiếp tục làm rõ vấn đề này và lựa chọn phương án tối ưu.

Tôi nhận thấy, giai đoạn này chưa đủ điều kiện để vận hành Quỹ một cách đầy đủ, độc lập nhưng vẫn cần giữ Quỹ này để khi có đủ điều kiện, đạt đến “độ chín”, chúng ta có thể giao cho Chính phủ thẩm quyền để vận hành Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Đây cũng là một phương án cần cân nhắc, xem xét.

Liên quan đến vấn đề phổ biến phim trên không gian mạng, nhiều ý kiến băn khoăn nên áp dụng phương án tiền kiểm hay hậu kiểm. Quan điểm của tôi, nếu áp dụng “hậu kiểm” thì sau khi vấn đề bung ra, lúc đó mới kiểm thì hậu quả đã xảy ra rồi, Luật lại không ngăn ngừa được, đây là ý kiến cần tranh luận, làm rõ. Còn nếu số lượng phổ biến phim trên không gian mạng nhiều như vậy mà áp dụng “tiền kiểm” xong mới phát hành thì không khả thi. Có thể phải sẵn sàng chấp nhận một hệ số phim nào đó thẩm lậu bị lọt rồi chúng ta xử lý sau.

Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải xây dựng luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, chúng ta khó có thể quản lý chặt chẽ như xưa. Vì trước đây số lượng phim ít, các phương tiện truyền thông và các kênh để phổ biến phim còn hạn hẹp nên vẫn quản lý được, nhưng thực tế hiện nay việc quản lý như vậy không còn khả thi.

Phóng viên: Vậy đại biểu có đề xuất, kiến nghị gì nhằm tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 và để Luật Điện ảnh (sửa đổi) đi vào cuộc sống?

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Tôi quan tâm đến Điều 13 - cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hiện có 2 phương án: Phương án 1, quy định hồ sơ xin cấp phép chỉ yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam; Phương án 2, quy định hiện hành là yêu cầu phải thẩm định kịch bản phim đầy đủ, trong khi chỉ thực hiện một vài cảnh quay tại Việt Nam.

Tôi cho rằng, quy định này cần phải đổi mới, chấp nhận phương án 1 để đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Yêu cầu phải có kịch bản phim đầy đủ là không cần thiết, trong khi quan trọng nhất là cần quy định khi phát hành không vi phạm các quy định cấm tại Điều 9 của dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Như vậy, việc lồng ghép, thực hiện một vài cảnh quay tại Việt Nam cùa tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy, hiện Điều 13 này quy định quá chặt chẽ, rất khó để thu hút các nhà làm phim nước ngoài sử dụng bối cảnh tại Việt Nam như phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng với một cơ sở điện ảnh Việt Nam; Chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới có thể cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài quay bối cảnh ở Việt Nam. Tôi cho rằng, quy định này vô lý, vì đoàn làm phim nước ngoài quay bối cảnh tại Việt Nam nhưng chưa chắc họ đã đưa lên phim nhưng dự thảo lại quy định Bộ Văn, Thể thao và Du lịch cấp phép. Quy trình, thủ tục phức tạp như vậy sẽ ngăn cản các đoàn làm phim nước ngoài đến quay bối cảnh tại Việt Nam. Theo tôi, đoàn làm phim nước ngoài đến một địa phương thấy bối cảnh phù hợp thì chỉ cần đăng ký ở địa phương đó và UBND cấp tỉnh cấp phép cho họ với thủ tục đơn giản.

Liên quan đến vấn đề cấp Giấy phép phân loại phim, thẩm định và phân loại phim, (Điều 27 và Điều 31), tôi đề nghị tất cả đều đưa về cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND cấp tỉnh để cấp phép, phân loại. Tôi cho rằng có thể giao cho các Hiệp hội, các tổ chức xã hội hóa chịu trách nhiệm, tránh các thủ tục rườm rà, phức tạp. Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ quản lý, giám sát các đầu mối chính chứ không cần thiết quản lý từng bộ phim vì không đủ sức làm và có thể tốn kém thời gian, kinh phí. Do vậy, dự thảo Luật Điển ảnh (sửa đổi) lần này cần chỉnh sửa, cải tiến quy định này để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc