Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b3a666a1-c93c-90f0-c4c5-089a2b394f59.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu phân tích tác hại của nước giải khát có đường và đề xuất cách tiếp cận sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

23/11/2024

Thảo luận tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi luật, trong đó đã bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đại biểu cũng phân tích tác hại của nước giải khát có đường đối với sức khỏe và đề xuất cách tiếp cận sửa đổi luật.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt phải thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Cần bằng chứng khoa học khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội nêu quan điểm, sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần xác định mục tiêu cuối cùng là thay đổi hành vi của doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Dưới góc độ y tế, đại biểu cho rằng, một số mặt hàng thuộc diện chịu thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, do vậy cần đánh giá của cơ quan chuyên môn về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đại biểu cho rằng, trong Tờ trình và báo cáo của Chính phủ thiếu vắng bằng chứng khoa học, ý kiến của các lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt là y tế liên quan đến đánh thuế tiêu thụ đối với nước giải khát có đường.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội 

Đại biểu cho biết, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 10 năm qua, tỷ lệ người dân sử dụng đồ uống có đường gia tăng nhanh chóng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. WHO cũng phát đi cảnh báo tại các thành phố lớn ở Việt Nam về tình trạng sử dụng đồ uống có đường (4 thanh niên trong độ tuổi từ 15-19 có hơn 1 người bị thừa cân, béo phì). Do vậy, cần đưa ra bằng chứng khoa học khi cân nhắc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việt Nam cũng cần có nghiên cứu khoa học để đánh giá việc sử dụng đồ uống có đường. Theo khuyến cáo trong tháp dinh dưỡng của WHO, lượng đường khuyến cáo người trưởng thành dưới 25g/ngày; trẻ em từ 3-11 tuổi, lượng đường dung nạp dưới 15g/ngày.

 “Cần đánh giá khoa học loại đường gì dung nạp an toàn vào cơ thể, đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, với một chai nước tăng lực có 330ml có 64,7 gam đường. Nếu chúng ta uống một chai nước tăng lực này, lượng đường gấp đôi lượng đường dung nạp mỗi ngày. Do vậy, cần có bằng chứng khoa học trong việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị.

Đại biểu cho biết, trong báo cáo của Chính phủ nêu việc tiêu thụ nước giải khát có đường sẽ gây ra bệnh thừa cân, béo phì, nhưng kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới (Philipines, Thái Lan, Phần Lan) cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng sau khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Do vậy, nếu so sánh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường với bệnh thừa cân, béo phì là chưa phù hợp, mà cần đánh giá theo hướng sử dụng nước giải khát có đường có liên quan đến một số bệnh khác như tim mạch, huyết áp, gan nhiễm mỡ; khi sử dụng nước uống có đường góp phần đánh lừa hệ thống kiểm soát của cơ thể, làm tăng sự thèm ăn đối với người sử dụng nước giải khát có đường.

“Cần tiếp cận việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường không phải tập trung giải quyết tình trạng thừa cân, béo phì, mà cần hướng tới giảm lượng đường tự do dung nạp vào cơ thể”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nói.

Có cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cũng băn khoăn về đề xuất áp thuế thiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có 5mg đường/100ml. “Uống nước có đường có khi là cần, có khi là tốt chứ không phải xấu hết, thậm chí có những trường hợp tốt lắm. Ví dụ lao động sản xuất rất mệt mỏi, có cốc nước có đường thì tốt quá, đau ốm cũng uống. Chúng ta chỉ ngăn chặn uống nước có đường nhưng nồng độ cao quá. Ta phải hiểu được sâu sắc của vấn đề thì mới đưa ra đề nghị thuế hợp lý”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Theo đại biểu, nếu chỉ quy định hàm lượng đường trên 5g/100mml là áp thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa hợp lý. Do đó, cần có một biểu thuế suất theo nồng độ đường trong nước giải khát, tùy mức độ đường cao hay thấp sẽ áp thuế ở mức phù hợp; có thể xây biểu đồ áp thuế theo 3 mức: từ 3 đến dưới 5%, từ 5 đến dưới 10% và 10% đến dưới 15%. Đại biểu cũng nhấn mạnh, trong thời điểm hiện nay, thuế suất này áp đối với nhà sản xuất, chứ không phải người tiêu dùng.

Đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác giáo dục, truyền thông để người dân hiểu được vì sao không nên uống nước đường quá đậm đặc và vì sao phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại nước giải khát có đường.

Cân nhắc đưa nước giải khát có đường vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cơ bản thống nhất với đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%, nhằm kiềm chế tình trạng thừa cân và béo phì đang gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo xem xét kỹ lưỡng chính sách này, bởi qua nghiên cứu Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, đại biểu nhận thấy hiệu quả của việc áp thuế 10% lên nước giải khát có đường trong việc hạn chế, hoặc giảm tỷ lệ béo phì chưa được nghiên cứu toàn diện.

Đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An 

Đại biểu cho biết, theo một số nghiên cứu, thực phẩm chứa đường (bao gồm cả đồ uống, bánh kẹo, kem...) cung cấp trung bình 3,6% tổng năng lượng tiêu thụ đưa vào cơ thể. Việc áp thuế này có thể chỉ giảm được một lượng rất nhỏ, khoảng từ 0,1% đến 0,2% lượng năng lượng nạp vào cơ thể.  Ngoài ra, tỷ lệ béo phì còn có nguyên nhân do sử dụng các thức ăn nhanh, ít vận động của lứa trẻ, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất...

Hơn nữa, chính sách thuế này có thể thiếu công bằng khi chỉ nhắm vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn, trong khi các loại đồ uống pha chế tại chỗ như cà phê, trà sữa, nước mía, trà chanh... rất khó bị đánh thuế do không thể xác định chính xác hàm lượng đường… Điều này sẽ dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đồ uống trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp thuần Việt. Trong khi đó, với công nghệ hiện đại và có tiềm năng về tài chính, các tập đoàn nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm và công nghệ trong việc chuyển đổi sang sản xuất đồ uống không đường nhưng vẫn giữ được độ ngọt, trong khi các doanh nghiệp nội địa có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi chính sách này được triển khai.

Do đó, đại biểu Lê Thị Song An đề nghị Ban soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng tác động, các biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp cho chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đảm bảo tính khả thi và công bằng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Đại biểu Cầm Hà Chung – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ 

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Cầm Hà Chung – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng, lý do đưa ra khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường là chống tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng tại Việt Nam, nhưng chưa có đánh giá tác động khi bổ sung đối tượng này vào diện chịu thuế. Cần làm rõ bổ sung đối tượng này sẽ giúp giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì như thế nào?; cần đánh giá thực trạng, nguyên nhân béo phì và nguyên nhân để đại biểu xem xét, quyết định.

Đề cập đến sự công bằng trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu cho rằng vẫn chưa đảm bảo, bởi việc áp thuế 10% chủ yếu tập trung vào những sản phẩm đóng chai sẵn có; chưa tính đến các đồ uống pha chế tại chỗ như các cơ sở bán cafe, nước mía, trà chanh,… do không thể xác định được hàm lượng đường.

Ngoài ra, chính sách này sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp đồ uống Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp thuần túy nội địa. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp thực hiện cũng như lộ trình của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Lan Hương