• Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Cần quy định rõ trách nhiệm về an toàn thực phẩm

    02/06/2010

    Quy định cụ thể trong Luật An toàn thực phẩm sẽ góp phần hạn chế sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan; đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa, sản phẩm nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

    Sáng 1/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật An toàn thực phẩm.

    Đảm bảo sức khoẻ cho con người, trong đó chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, việc kiểm tra và quản lý thực phẩm có vai trò quan trọng cần được nhấn mạnh kỹ hơn trong dự thảo Luật An toàn thực phẩm. Đó là ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận.

    Sản phẩm tươi sống cũng cần ghi rõ cơ sở sản xuất, chế biến

    Hiện nay, trên thị trường đang lưu thông rất nhiều loại bao bì, hộp xốp không an toàn khi đựng thực phẩm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ người tiêu dùng. Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (đoàn Tây Ninh) nêu ý kiến, trong dự thảo Luật An toàn thực phẩm cần ghi rõ cấm sản xuất và sử dụng những loại bao bì, hộp xốp không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

    Đối với sản xuất hàng nông sản nhỏ lẻ, các cơ sở phải chế biến, vận chuyển qua nhiều công đoạn nên dễ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, cần quy định rõ trước khi sản phẩm được lưu thông phải được dán nhãn mác quy định thời hạn sử dụng.

    Về vấn đề này, đại biểu Phạm Thị Thanh Hương (đoàn Bình Định) cho rằng: Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm mà không rõ nguồn gốc của các loại động, thực vật, thịt cá tươi sống sản xuất từ đâu. Nếu chỉ quy định sản phẩm đóng gói mới phải ghi rõ nhãn mác của cơ sở sản xuất, còn sản phẩm tươi sống không ghi nhãn mác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng. Để đảm bảo sức khỏe của người dân, trong dự thảo Luật cần ghi rõ tất cả các sản phẩm (bao gồm cả đóng gói và không tươi sống) đều phải ghi rõ cơ sở sản xuất, thời hạn sử dụng.

    Về các thực phẩm là chất phụ gia, đại biểu Võ Thị Dễ (đoàn Long An) nêu ý kiến: Chất phụ gia trong thực phẩm rất khó quản lý trên sản phẩm cần có thêm phần ghi thời hạn sử dụng của chất phụ gia.

    Cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với an toàn thực phẩm

    Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật An toàn thực phẩm, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật đã làm rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng của Nhà nước đối với vấn đề an toàn thực phẩm, tránh tình trạng quy định chung chung, không có ai chịu trách nhiệm chính khi vụ việc xẩy ra. Ba Bộ chính được một số đại biểu đề nghị sẽ là đầu mối giám sát và chịu trách nhiệm trong vấn đề an toàn thực phẩm là: Bộ Y tế, Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong dự thảo Luật chưa đề ra cụ thể cơ chế phối hợp giữa các bên, bởi vấn đề an toàn thực phẩm đòi hỏi cả một quá trình quản lý chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành ngay từ đầu. Cụ thể là quản lý từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối, quảng cáo…, tránh trường hợp khi xảy ra vụ việc mới tiến hành điều tra mà không có hệ thống giám sát cụ thể, thường xuyên ở cấp nhà nước giữa các Bộ, ban ngành liên quan.

    Nhiều đại biểu cho rằng, Luật An toàn thực phẩm sẽ thiếu sót nếu không đề cập những chế tài quy định cụ thể việc xử phạt hay bắt buộc thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện thu hồi những sản phẩm không đảm bảo còn có tính răn đe, gián tiếp ngăn chặn những cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra thị trường những thực phẩm có chất lượng tồi hoặc không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn.

    Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (đoàn Tây Ninh) cho rằng cần xây dựng một hệ thống thu hồi các sản phẩm gây độc hại để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng; đồng thời yêu cầu nhà sản xuất dừng sản xuất, dừng phân phối các sản phẩm này. Trong Luật cần quy định rõ cơ quan nào sẽ là đơn vị thực hiện việc thu hồi các sản phẩm không đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

    Hiện nay, cả nước vẫn xuất hiện nhiều gánh hàng, quán ăn đường phố, cơm bình dân do các gia đình nhỏ lẻ bày bán. Tuy nhiên, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại những gánh hàng, quán ăn này lại rất sơ sài và khó khăn. Nếu không làm quyết liệt thì sẽ ảnh hưởng lớn sức khỏe của người dân. Ngoài sự kiểm tra của địa phương, đại biểu Huỳnh Phước Long (đoàn Trà Vinh) cho rằng: Bộ Y tế cần giao trách nhiệm kiểm tra và quản lý cụ thể đối với các cơ quan khác khi giám sát những gánh hàng, quán ăn đường phố.

    Chiều 1/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)./.

     

     

    Bích Lan- Thanh Hà

    (http://vovnews.vn/)