• Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải
  • Phiên họp thứ 57
  • Phiên họp thứ 56
  • Phiên họp thứ 55
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 53
  • Phiên họp thứ 52
  • Phiên họp thứ 51
  • Phiên họp thứ 50
  • Phiên họp thứ 49
  • Phiên họp thứ 48
  • Phiên họp thứ 47
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TẠI PHIÊN HỌP THỨ 41

    21/01/2020

    Tại Phiên họp thứ 41 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét nội dung của 03 dự án Luật và thông qua 18 Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội vừa rá thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp.

     

    Toàn cảnh Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Tại Phiên họp thứ 41 (tháng 01/2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội của các cơ quan; đồng thời, đề nghị khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tại phiên họp về 03 dự án Luật để thực hiện các bước tiếp theo. Trong đó, đề nghị lưu ý một số vấn đề sau đây:

    Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về trách nhiệm chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, giữ các quy định hiện hành về trách nhiệm chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nhưng bổ sung, làm rõ một số bước trong quy trình tại 2 kỳ họp và 3 kỳ họp. Đối với những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn của dự án luật còn ý kiến khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách dự án Luật chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan để cho ý kiến, chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Về việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, giữ quy trình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như hiện nay, nhưng sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan trình dự án khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh nội dung báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 43 (tháng 3/2020).

    Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, giữ phạm vi sửa đổi của dự thảo Luật như Tờ trình của Chính phủ, tập trung sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm xử lý vướng mắc, bất cập trong hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc, phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự trong xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng. Đề nghị Chính phủ bổ sung báo cáo đánh giá tác động và giải trình cụ thể sự cần thiết bổ sung quy định “Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là một tổ chức giám định tư pháp công lập. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc giữ quy định về chi phí giám định tư pháp như Luật hiện hành và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp ban hành quy định cụ thể về chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí giám định tư pháp.

    Đối với dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc mở rộng phạm vi hoạt động của Hòa giải viên. Theo đó, ngoài hoạt động tại Tòa án nơi Hòa giải viên được bổ nhiệm, Hòa giải viên có thể hoạt động tại Tòa án khác, nhưng phải trong phạm vi địa giới hành chính của Tòa án cấp tỉnh. Để khuyến khích người dân lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này, trước mắt Nhà nước chưa thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Do đó, tán thành với quy định đa số các trường hợp Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Nhà nước chỉ thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án với 03 trường hợp. Tán thành với dự thảo Luật trình Quốc hội quy định theo hướng Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Đồng thời nhất trí với các nội dung chỉnh lý tại Điều 29 để Thẩm phán có đủ thời gian và đủ thông tin ra quyết định chính xác.

    Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 41

    Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ, các Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và ý kiến của các cơ quan có liên quan về các Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng và 17 tỉnh: Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Hậu Giang, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc và Yên Bái; đồng thời quyết định việc thành lập, giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có liên quan tại 05 tỉnh: Bình Dương, Cao Bằng, Hậu Giang, Quảng Ngãi và Tây Ninh theo quy định của pháp luật.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm thực hiện các công việc sau đây: Về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Cao Bằng, nhất trí việc nhập huyện Thông Nông vào huyện Hà Quảng và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng theo Tờ trình và Đề án của Chính phủ. Riêng đối với việc sắp xếp các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Phục Hòa và Quảng Uyên thuộc tỉnh Cao Bằng, đề nghị Chính phủ, căn cứ vào ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện các yếu tố đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới về truyền thống lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị xã hội, trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại phiên họp thứ 42 (tháng 02/2020). Đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương lưu ý cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, cần quan tâm triển khai các công việc liên quan để chuẩn bị thật tốt cho Đại hội Đảng bộ các cấp, chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, sự đoàn kết và ổn định về tư tưởng, đời sống của người dân và đội ngũ cán bộ, công chức nơi thực hiện sắp xếp. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiến hành việc rà soát, đánh giá đối với các đơn vị hành chính đô thị hình thành sau sắp xếp để bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn của đô thị. Sau 05 năm, nếu không bảo đảm tiêu chuẩn của đô thị cùng loại thì xem xét, quyết định việc phân loại lại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 42 (tháng 02/2020). Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai tổng kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653/2019/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng kế hoạch đã đề ra.

    Trong Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 18 nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Hải Phòng và 15 tỉnh: Bắc Kạn, Bến Tre, Cao Bằng, Gia Lai, Hậu Giang, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái; Về việc thành lập thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An và các phường thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và các phường, xã thuộc thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    Trên cơ sở Kết luận tại Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện kết luận, nghị quyết của phiên họp./.

    Hồ Hương