HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2021 CỦA QUỐC HỘI

21/04/2020

Tiếp tục phiên họp thứ 44, sáng ngày 21/4 tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội.

 

Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự tán thành cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020; đồng thời đề nghị các Dự án Luật trình cần phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá năm 2019 Chính phủ đã rất cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống; có nhiều Luật khó nhưng đã hoàn thành được các mục tiêu; số Dự án Luật rút ra so với các Kỳ trước tương đối ít. Tuy nhiên, đề nghị cần làm tốt những dự án Luật đã được đưa vào trong Chương trình, cân nhắc kỹ những luật mới đưa vào, kiểm soát, đảm bảo chất lượng và về thời gian, không thể vội vàng, đảm bảo độ chín của các Dự án Luật.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với những đánh giá về tình hình thực hiện về tình hình thực hiện chương trình xây dựng pháp luật năm 2019, đầu năm 2020; tán thành nguyên tắc lập đề nghị về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất tại Kỳ họp thứ 9 sẽ thông qua 10 Dự án Luật; cho ý kiến về 6 Dự án Luật…

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung phiên họp

Thừa uỷ quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020.

Thảo luận về nội dung này tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ tán thành cao đối với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020.

Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các Dự án Luật trình cần phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cho ý kiến tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá năm 2019 Chính phủ đã rất cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống; có nhiều Luật khó nhưng đã hoàn thành được các mục tiêu; số Dự án Luật rút ra so với các Kỳ trước tương đối ít. 

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cần làm tốt những dự án Luật đã được đưa vào trong Chương trình, cân nhắc kỹ những luật mới đưa vào, kiểm soát, đảm bảo chất lượng và về thời gian, không thể vội vàng, đảm bảo độ chín của các Dự án Luật. 

Cơ bản tán thành với đề nghị xây dựng Chương trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị đối với mỗi Dự luật thì cơ quan trình cần làm rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Dự án. Đề nghị cần có sự nghiêm túc hơn nữa trong sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, không chỉ đơn thuần là cơ quan trình Dự án Luật; ít nhất là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp cần có sự tham gia sát sao với tất cả các Dự án Luật. Ngoài ra, cần đẩy nhanh hơn lộ trình của Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để phát huy tốt năng lực của ngành y nước ta.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nhấn mạnh cần đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tránh một Luật mới được ban hành lại có xung đột với những luật hiện hành; cần có điều kiện, thời gian rà soát để xây dựng hệ thống phải luật đảm bảo bám sát với đời sống. Đồng thời đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ càng sớm càng tốt để cùng chung tay giảm thiểu tai nạn an toàn giao thông, đảm bảo trật tự giao thông tốt hơn.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quá trình xây dựng Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với những đánh giá về tình hình thực hiện về tình hình thực hiện chương trình xây dựng pháp luật năm 2019, đầu năm 2020; tán thành nguyên tắc lập đề nghị về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020

 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất tại Kỳ họp thứ 9 sẽ thông qua 10 Dự án Luật; cho ý kiến về 6 Dự án Luật./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác