• Phiên họp thứ 10
  • Văn kiện tài liệu
  • Quốc hội khóa XIV
  • Phiên họp thứ 57
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Chương trình phiên họp
  • Quốc hội khóa XIV
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 49
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 13
  • Chương trình phiên họp
  • Quốc hội khóa XIII
  • Phiên họp thứ 47
  • Thông báo nội dung phiên họp
  • Quốc hội khóa XIII
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Thông cáo
  • Quốc hội khóa XII
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • KẾT LUẬN CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TẠI PHIÊN HỌP THỨ 44 VỀ CÔNG TÁC LẬP PHÁP

    29/04/2020

    Ngày 24/4/2020, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có văn bản số 3571/TB-TTKQH thông báo về Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 44 (tháng 4/2020) – đợt 1, về công tác lập pháp.

     

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 44 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    Theo chương trình Phiên họp thứ 44 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 20 đến ngày 22/4/2020, dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến:

    1. Đối với các dự án luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác phối hợp giữa Thường trực các Ủy ban của Quốc hội và Cơ quan trình dự án trong việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Đồng thời đề nghị các cơ quan này phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tại phiên họp để chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Luật, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý; lưu ý đối với từng dự án. Cụ thể:

    Về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

    Uỷ ban Thường vụ thống nhất với quan điểm vẫn quy định Điều 3 nhưng phải chỉ rõ nội dung đặc thù, đạo luật được áp dụng khi có xung đột pháp luật xảy ra. Đồng thời thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với những nội dung cần có quy định đặc thù thì thể hiện cụ thể ở những điều khoản liên quan ngay trong Luật hoặc dẫn chiếu để sửa đổi các điều, khoản của các luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

    Về lĩnh vực đầu tư dự án đối tác công tư (PPP), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ý kiến tiếp tục rà soát theo hướng thu gọn các lĩnh vực, khẳng định nguyên tắc là chỉ những lĩnh vực đầu tư công do Nhà nước chịu trách nhiệm nhưng doanh nghiệp không làm hoặc không đủ khả năng để làm mới áp dụng hình thức PPP, có sự hỗ trợ của Nhà nước như giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư; bổ sung lĩnh vực thủy lợi, cân nhắc việc áp dụng PPP đối với lĩnh vực đầu tư nhà máy điện và việc quy định khoản 2 Điều 5 về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng dự án PPP ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.

    Về quy mô đầu tư dự án PPP. Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội nhất trí quy định theo hướng những công trình đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và lĩnh vực y tế, giáo dục thì tổng mức đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng, còn lại các dự án khác không thấp hơn 200 tỷ đồng.

    Về điều chỉnh chủ trương đầu tư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quan điểm tiếp tục rà soát, kết hợp cả hai phương án theo hướng nâng cao trách nhiệm người thẩm định, người ra quyết định đầu tư, có quy định khi sử dụng hết nguồn dự phòng mà vẫn tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên thì mới điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP; nghiên cứu bổ sung quy định mức trần được phép điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, tránh việc điều chỉnh tùy tiện nhiều lần hoặc tăng tổng mức đầu tư quá nhiều lần so với chủ trương đầu tư ban đầu.

    Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với cơ chế chia sẻ với điều kiện xác định do lỗi của Nhà nước như thay đổi quy hoạch, chính sách pháp luật ảnh hưởng đến doanh thu dự án. Đề nghị đưa ra 02 phương án để Quốc hội thảo luận:

    Phương án 1: Khi tăng hoặc giảm doanh thu thì chia sẻ theo tỷ lệ 50%/50%.

    Phương án 2: Khi doanh nghiệp bị thua lỗ (sau khi đến điểm hòa vốn của dự án) mà xuất phát từ nguyên nhân do Nhà nước thay đổi quy hoạch, chính sách pháp luật thì Nhà nước hỗ trợ bù lỗ không quá 50% số lỗ, khi doanh nghiệp phát sinh lãi lớn hơn phương án dự kiến thì Nhà nước được hưởng 50% số lãi tăng thêm.

    Về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong đầu tư PPP, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với quy định về hoạt động Kiểm toán Nhà nước trong đầu tư PPP tại dự thảo Luật, tuy nhiên đề nghị tiếp tục rà soát giai đoạn tham gia của Kiểm toán Nhà nước cho hợp lý, quy định không nên quá chặt chẽ và phức tạp, gây khó khăn cho nhà đầu tư tham gia đầu tư cùng Nhà nước.

    Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát quy định tại Điều 27, nếu dự án cần phải đầu tư, thuộc trách nhiệm của Nhà nước thì Nhà nước đề xuất. Cân nhắc quy định loại dự án do nhà đầu tư đề xuất. Rà soát Điều 66 về việc áp dụng giá, phí liên quan đến Luật Giá, Luật Phí và lệ phí. Làm rõ các chính sách của Nhà nước đối với các dự án PPP được quy định tại các điều từ 70 đến 74 và từ 80 đến 83, quy định rõ công đoạn trong dự án PPP cần hỗ trợ, loại công trình cần hỗ trợ như: giải phóng mặt bằng, tham gia vốn Nhà nước trong cơ cấu đầu tư; cơ chế quản lý vốn Nhà nước; quy định về quy trình vận hành, kinh doanh công trình, dự án, quy trình tiếp nhận, chuyển giao tài sản cho Nhà nước. Đồng thời giao Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan sau khi tiếp thu ý kiến tại phiên họp này, hoàn thiện văn bản, gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội (trước ngày 05/5/2020).

    Về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi)

    Cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với cấu trúc và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi).

    Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, thống nhất với định hướng không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực để tránh trùng lặp với các luật chuyên ngành; quy định trách nhiệm của thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ của mình, trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thực thi trách nhiệm.

    Dự thảo Luật cần hoàn thiện quy định về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên theo lĩnh vực và một số đối tượng đặc thù; tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước để tránh chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên.

    Đối với quy định về Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đã được thể hiện tại Điều 6 của Luật Thanh niên hiện hành. Chính phủ đã có văn bản đề nghị quy định Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chỉ đạo tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp đảm bảo sự thống nhất với các đạo luật có liên quan.

    2. Đối với các dự án dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020)

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận Cơ quan trình các dự án luật đã có nhiều cố gắng bảo đảm tiến độ theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Đồng thời, đánh giá cao Cơ quan chủ trì thẩm tra đã tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác của Quốc hội để thẩm tra các dự án luật khá toàn diện, thẳng thắn, rõ ràng về quan điểm. 

    Về hồ sơ các dự án Luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy hồ sơ dự án đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020); Đề nghị cơ quan trình nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo quy định; Các Ủy ban chủ trì thẩm tra tiến hành thẩm tra theo quy định. 

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan lưu ý những vấn đề sau của từng dự án luật:

    Về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

    Cơ quan soạn thảo cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban về các vấn đề Xã hội, các ý kiến tham gia của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

    Dự thảo Luật phải thể chế hóa được đường lối của Đảng trong lĩnh vực này và đạt được các yêu cầu, mục đích của việc sửa đổi: (1) Đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý nhà nước trong tình hình mới, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Khắc phục các hạn chế của Luật hiện hành; (3) Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ; (4) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hướng tới mục tiêu chính là nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tri thức để góp phần xây dựng đất nước; (5) Bảo vệ quyền và lợi ích đối với người lao động, xây dựng hình ảnh của người lao động nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

    Ngoài ra, Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục lấy ý kiến một cách khách quan, đầy đủ của các đối tượng chịu sự điều chỉnh, tác động của dự án Luật và của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan.

    Dự thảo Luật cần bổ sung và hoàn thiện các Báo cáo bảo đảm tính cập nhật, thống nhất, có chất lượng để làm cơ sở cho việc thẩm tra, bao gồm: đánh giá tác động chính sách; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; rà soát tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tính tương thích với các điều ước quốc tế; công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ; tình hình thực hiện các hiệp định song phương hoặc đa phương hoặc các biên bản ghi nhớ có liên quan đến lĩnh vực này.

    Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần bổ sung tài liệu về pháp luật của các nước quy định về lĩnh vực này; Làm rõ sự cần thiết tiếp tục duy trì Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Rà soát kỹ để bổ sung, hoàn thiện lại dự thảo Luật trên cơ sở các ý kiến thẩm tra sơ bộ, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận.

    Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quan điểm về sự cần thiết ban hành, phạm vi sửa đổi, phạm vi điều chỉnh là nâng cấp dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường tại Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 thành dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) như Tờ trình của Chính phủ. Do đây là dự án Luật có tác động lớn đến kinh tế - xã hội, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên quan với nhiều luật khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cơ quan trình.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật như: Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy lợi, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Xử lý vi phạm hành chính (trong đó có các luật đang được trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung) và các đạo luật khác có liên quan. Không thể hiện lại những quy định mà các luật đã có và vẫn còn phù hợp; Tiếp tục rà soát các cam kết quốc tế về môi trường tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có CPTPP, EVFTA v.v… để tạo hành lang pháp lý phát triển đất nước phù hợp với các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu trong nước, tránh xung đột pháp luật.

    Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ yêu cầu cần đánh giá sâu, kỹ lưỡng hơn những tác động của 13 nhóm chính sách liên quan đến kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách trên cơ sở tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đối với các khái niệm, giải thích từ ngữ cần rõ ràng, dễ hiểu, nhất là khái niệm mới liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Quy định liên quan đến quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tăng thêm thủ tục hành chính. Chú trọng quy định về phân công, phân cấp quản lý, chế tài xử lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường… để không mâu thuẫn, chồng chéo.

    Về các công cụ quản lý, kinh tế và công cụ để tạo nguồn lực cho bảo vệ môi trường, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần chú ý các vấn đề đã được đưa ra trong dự án Luật có liên quan đến thu chi ngân sách; chính sách thuế, phí, tín dụng; thị trường tài chính, mua sắm… thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành khác. Làm rõ phương thức tính toán, quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường; Cần bổ sung và làm rõ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

    Về quy định ở mức chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường, theo quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong điều kiện hiện nay, việc tăng tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường là rất cần thiết, song cần xác định rõ cơ sở khoa học, thực tiễn quy định tỷ lệ là 2% để báo cáo với Quốc hội, tránh trường hợp làm chia cắt, phân tán, lãng phí ngân sách.

    Về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết nâng Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 thành Luật.

    Bên cạnh đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành việc mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế về phía Việt Nam để phù hợp hơn với chủ trương hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Đề nghị bổ sung chủ thể ký kết là Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghiên cứu bổ sung chủ thể ký kết là các đơn vị sự nghiệp công lập và cân nhắc việc mở rộng chủ thể ký kết đến cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu tổng kết việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các tổ chức tôn giáo để có quy định phù hợp.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn khái niệm, tính chất pháp lý của “Thỏa thuận quốc tế” để làm cơ sở xác định phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, tránh chồng lấn với Luật Điều ước quốc tế năm 2016; bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định trong dự thảo Luật này và trong hệ thống pháp luật.

    Ngoài ra, dự thảo Luật cần quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và sự thống nhất, không trùng lắp với nguyên tắc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

    Đối với ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế, dự thảo Luật cần quy định trong dự thảo Luật ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt bên cạnh ngôn ngữ chính thức khác khi ký kết thỏa thuận quốc tế; Cần quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định về quy trình, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế chặt chẽ, khả thi để đảm bảo cải cách hành chính; quy định về quy trình, thủ tục rút gọn phải tính đến các tình huống cụ thể, đáp ứng yêu cầu đối ngoại đột xuất.

    Về dự án Luật Cư trú (sửa đổi)

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú; cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và 2 chính sách lớn trong dự án Luật là thay hình thức quản lý cư trú thông qua Sổ hộ khẩu bằng phương thức quản lý theo số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Đồng thời, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục tổng kết đầy đủ, toàn diện hơn thực tiễn thi hành Luật Cư trú, nhất là liên quan đến các vấn đề lớn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật (như về điều kiện đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương; quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú; về xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về cư trú…).

    Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần có đánh giá toàn diện hơn tác động của các chính sách, nội dung quy định mới được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật, đồng thời, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp (bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương). Trong Báo cáo cần làm rõ tiến độ xây dựng, bảo đảm hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thực hiện việc kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho công dân Việt Nam để quy định thời điểm có hiệu lực, bảo đảm tính khả thi của Luật Cư trú (sửa đổi).

    Tiếp tục rà soát các luật, văn bản dưới luật có liên quan, bao gồm các văn bản có quy định về thủ tục hành chính liên quan đến sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, nơi thường trú, tạm trú để kiến nghị sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi thay đổi phương thức quản lý đăng ký cư trú; Rà soát bảo đảm các quy định hạn chế quyền công dân phải được quy định trong Luật; rà soát, làm rõ việc cần thiết bổ sung trường hợp xóa đăng ký thường trú quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24. Các quy định của dự thảo Luật cần cụ thể, hạn chế việc giao các cơ quan quy định chi tiết các nội dung về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú; Rà soát việc đăng ký thường trú đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài theo quy định của dự thảo Luật để không chồng chéo với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9. Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan soạn thảo khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội chậm nhất là ngày 06/5/2020; giao Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra chính thức dự án Luật này trước khi trình Quốc hội./.

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội