• Phiên họp thứ 45
  • Tin Đoàn Đại biểu Quốc hội
  • Phiên họp thứ 44
  • Tin đại biểu Quốc hội
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • VẪN CHƯA RÕ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA TRONG DỰ THẢO LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI)

    14/12/2022

    Thảo luận về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về Hội đồng Y khoa quốc gia nhận được sự quan tâm, cho ý kiến, trong đó nhiều quan điểm cho rằng địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia vẫn chưa rõ. Bên cạnh đó quy định về lộ trình thực hiện quy định Hội đồng Y khoa quốc gia trong dự thảo luật cũng chưa nhận được sự đồng thuận từ phía các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    TỔNG THUẬT SÁNG 14/12: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ VIỆC GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI) VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 30/2021/QH15

    Toàn cảnh Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

    Sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra phối hợp tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội hoàn thiện dự thảo luật.

    Đây là dự thảo luật quan trọng, nhiều quy định còn ý kiến khác nhau nên chưa được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV theo quy trình hai kỳ họp. Tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường sắp tới.

    Cho ý kiến tại phiên họp, quy định về Hội đồng Y khoa quốc gia nhận được sự quan tâm của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó nhiều ý kiến cho rằng, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu tại Kỳ họp thứ 4, địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, lộ trình thực hiện quy định Hội đồng Y khoa quốc gia cũng chưa nhận được ý kiến đồng thuận của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Vẫn chưa rõ địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia.

    Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung lớn dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày cho biết, về quy định về Hội đồng Y khoa quốc gia (Điều 24), Thường trực Ủy ban Xã hội nêu quan điểm: Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo "thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế" và coi đây là một trong các giải pháp quan trọng để phát triển nhân lực y tế. Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, tuy có thể phát sinh tổ chức, bộ máy nhưng như nhiều quốc gia trên thế giới, Hội đồng Y khoa Quốc gia là thiết chế cần thiết bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn cho người bệnh thông qua việc kiểm tra, đánh giá năng lực trước khi cấp Giấy phép hành nghề. Thực tế ở nước ta, Hội đồng Y khoa quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 2021, đang hoạt động với nhiệm vụ chuẩn bị các nội dung phục vụ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.

    Theo kinh nghiệm quốc tế, Hội đồng Y khoa là cơ quan hoạt động chuyên nghiệp và được tổ chức theo một trong ba mô hình như: (i) Tổ chức độc lập với cơ quan quản lý nhà nước (Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thái Lan...). Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm (Nhật Bản, Trung Quốc) và (iii) Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với hội nghề nghiệp.

    Theo dự thảo Đề án Chính phủ trình kèm hồ sơ dự án Luật, Hội đồng Y khoa Quốc gia là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng bộ câu hỏi đánh giá năng lực; tổ chức kiểm tra đánh giá theo hình thức thi trực tuyến; cơ cấu tổ chức Hội đồng dự kiến sẽ bao gồm: lãnh đạo, thành viên Hội đồng, các ban chuyên môn và Văn phòng Hội đồng để đảm bảo đủ năng lực thực hiện được giao; về lâu dài sẽ hoạt động từ nguồn thu phí kiểm tra đánh giá năng lực.

    Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung lớn dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

    Qua trao đổi, thảo luận, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia để thực hiện việc đánh giá năng lực trước khi cấp giấy phép hành nghề. Do vậy, để thận trọng, dự thảo Luật chỉ ghi nhận hình thức tổ chức này, nguyên tắc về vị trí pháp lý, nhiệm vụ cơ bản, không quy định cụ thể thẩm quyền thành lập và giao Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia và quy định chi tiết Điều về Hội đồng Y khoa quốc gia như thể hiện tại khoản 3 Điều 24 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền về việc này theo đúng tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW.

    Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu chỉ để Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ dẫn đến việc tập trung một đầu mối gây ùn ứ, chậm có kết quả, do đó đề xuất giao việc kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho các trường đào tạo y khoa, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng đào tạo; công tác tổ chức thi đánh giá năng lực cần thuận tiện cho người đăng ký.

    Về ý kiến này, Thường trực Ủy ban Xã hội nêu quan điểm: Hội đồng Y khoa quốc gia được giao nhiệm vụ ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, bộ đề kiểm tra và tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề. Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện bằng nhiều phương thức và có thể ủy quyền cho các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe tại các tỉnh, thành phố thực hiện theo ngân hàng câu hỏi do Hội đồng Y khoa ban hành theo hình thức trắc nghiệm, chấm điểm trực tiếp trên máy tính và theo Quy chế tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Do vậy, sẽ không gây khó khăn cho người xin cấp giấy phép hành nghề.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Cho ý kiến về quy định liên quan đến Hội đồng Y khoa quốc gia trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thống nhất với quan điểm cần thiết quy định về Hội đồng Y khoa học quốc gia ở trong luật.

    Đây cũng là nội dung để thể chế hóa chủ trương của Đảng được xác định trong Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong Báo cáo giải trình của Thường trực Ủy ban Xã hội, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo cũng khẳng định đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, chưa có hoạt động trong thực tiễn. Vì vậy Điều 24 của dự thảo luật quy định khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa quốc gia và giao Chính phủ quy định chi tiết.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhận thấy, nếu quy định như dự thảo chưa rõ về địa vị pháp lý, tổ chức này trực thuộc ai, quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về y tế như thế nào? Nếu giao cho Chính phủ quy định chi tiết sẽ khó có cơ sở để thực hiện.

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, báo cáo giải trình của Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã nêu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến Hội đồng Y khoa quốc gia, trong đó đây là cơ quan kiểm tra và đánh giá năng lực hành nghề trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép hành nghề. Có những mô hình Hội đồng Y khoa là cơ quan độc lập với cơ quan quản lý nhà nước hoặc mô hình cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước; có mô hình Hội đồng Y khoa kết hợp giữa quản lý nhà nước và hoạt động của hiệp hội chuyên ngành. Điều này cho thấy ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã nghiên cứu kinh nghiệm các nước, nên chăng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và căn cứ vào thực tiễn hoạt động Hội đồng Y khoa ở Việt Nam được Chính phủ thành lập từ năm 2021 đến nay để quy định cụ thể hơn về địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về y tế, làm cơ sở cho Chính phủ quy định cụ thể nội dung này.

    Cũng quan tâm đến quy định về Hội đồng y khoa quốc gia của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Trưởng ban Công tác đại biểu, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết: Tại điểm b Điều 2 của Quyết định 956 ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng y khoa có quy định: Hội đồng y khoa có 27 ủy viên nhưng trong đó có Tổng hội y học và một số hội chuyên ngành y tế. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo thiết kế rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng y khoa, trong đó quy định rõ hơn vai trò của các hội chuyên ngành trong việc tham gia đánh giá năng lực cấp giấy phép hành nghề theo thông lệ quốc tế.

    Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy.

    Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cũng bày tỏ băn khoăn về địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia, như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã phân tích. Đại biểu đặt câu hỏi, nếu chỉ có một đầu mối kiểm tra, đánh giá, rà soát, kiểm định năng lực hành nghề có dẫn tới tình trạng ùn ứ. Mặc dù trong giải trình của Ủy ban Xã hội nêu Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ ủy quyền cho Sở Y tế và một số trường đại học, cao đẳng ở địa phương thực hiện, nhưng trong phần giải trình này vẫn chưa đủ sức thuyết phục.

    Lộ trình thực hiện chế định Hội đồng Y khoa quốc gia đã phù hợp?

    Báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc lộ trình sớm để Hội đồng Y khoa quốc gia tham gia tư vấn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh. Theo quan điểm của Thường trực Ủy ban Xã hội, Hội đồng Y khoa quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 2021 và đang hoạt động như đã báo cáo ở trên. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng Y khoa quốc gia hoạt động kiêm nhiệm và đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện tổ chức đánh giá năng lực trước khi cấp giấy phép hành nghề.

    Do vậy, để chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức, bộ máy, nhân lực, xây dựng, ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề, tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề thì việc quy định lộ trình chậm nhất là 05 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực sẽ giúp sinh viên, gia đình và xã hội có thời gian, thông tin chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, Thường trực Ủy ban Xã hội xin giữ lộ trình như quy định tại khoản 1 Điều 120 của Dự thảo.

    Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) quy định lộ trình thực hiện Hội đồng Y khoa quốc gia là 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, dự kiến từ ngày 1/1/2024 sau khi được Quốc hội thông qua. Với lộ trình 5 năm thực hiện thì đến ngày 1/1/2029 mới bắt đầu thực hiện chế định về Hội đồng Y khoa quốc gia.

    Trong báo cáo giải trình, tiếp thu có nêu 2 lý do nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, các lý do được nêu trong báo cáo là không thỏa đáng, không cần phải mất tới 5 năm để chuẩn bị, trong khi chủ trương nêu ra trong Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 là Hội đồng Y khoa quốc gia nhằm tăng cường chất lượng của nhân lực hành nghề y – yếu tố quan trọng mà để lộ trình quá dài. Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay đặt ra nhiều vấn đề mới và có thể không còn phù hợp với quy định trong luật. Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể hơn về quy định Hội đồng Y khoa quốc gia và cân nhắc thêm lộ trình hợp lý, đủ thời gian để Hội đồng Y khoa quốc gia vận hành và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

    Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

    Về lộ trình thực hiện trách nhiệm của Hội đồng Y khoa quốc gia, khoản 1 Điều 120 dự thảo luật quy định: “chậm nhất từ ngày 1/1/2029 đối với chức danh bác sĩ, chậm nhất từ ngày 1/1/2032 đối với chức danh y sĩ, điều dưỡng hộ sinh kỹ thuật y, dinh dưỡng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng”. Nêu ý kiến về quy định này, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đồng tình với quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng và cho biết, dự kiến luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, như vậy đến năm 2029, Hội đồng Y khoa mới thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng lực hành nghề đối với bác sĩ và sau 8 năm mới đánh giá năng lực đối với các chức danh khác.

    Đại biểu cho rằng quy định như vậy không đáp ứng được yêu cầu về thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh, nhất là về nội dung hành nghề - đây là nội dung rất quan trọng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Do vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu thiết kế thời gian ngắn hơn và chỉ quy định về nguyên tắc chung, phần chi tiết giao Chính phủ quy định.

    Hội đồng Y khoa quốc gia hoạt động theo mô hình nào?

    Cho ý kiến về Hội đồng Y khoa quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương băn khoăn về mô hình tổ chức, cách thức tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề, dường như cơ quan này bị giao quá nhiều nhiệm vụ. Có thể nên thiết kế mô hình này theo hướng Hội đồng Y khoa các cấp, trong đó có Hội đồng Y khoa quốc gia, Hội đồng Y khoa các địa phương, Hội đồng Y khoa các tổ chức nghề nghiệp. Trong luật chỉ nêu chung chung, còn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định trong Nghị định của Chính phủ.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho rằng, Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện đánh giá năng lực hành nghề trong quân đội và công an liệu có khả thi, bởi quân đội và công an có đặc thù, ngoài năng lực chung thì phải có năng lực y học quân sự như nội khoa dã chiến, ngoại khoa giã chiến, tổ chức chỉ huy quân y, quân y binh chủng, xử lý vết thương chiến tranh hóa học, hạt nhân, ứng phó với hạt nhân… Hơn nữa, tổ chức biên chế trong quân đội và công an cũng khác với dân y, nhất là tính cơ động cao, công tác ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thực hiện những nhu cầu đột xuất quốc tế… Như vậy, các quy định như dự thảo luật cũng chưa thật sự phù hợp về tính đặc thù.

    Nêu ý kiến đối với mô hình tổ chức của Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, trước khi xác định mô hình tổ chức, cần xác định được địa vị pháp lý, mô hình tổ chức và quan hệ trong ngành y tế của Hội đồng này. Theo lý giải của cơ quan soạn thảo, Hội đồng Y khoa không phải là hội đồng tư vấn mà là hội đồng mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng cho rằng, do là vấn đề khó, chưa có tiền lệ, mới áp dụng nhằm thể chế hóa Nghị quyết 20 của Trung ương nên việc đưa ra lộ trình thực hiện cũng gặp khó khăn.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia.

    Phát biểu định hướng tiếp thu, chỉnh sửa quy định về Hội đồng Y khoa trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vẫn chưa rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hội đồng Y khoa quốc gia. Trong khi đó, tại Điều 6 quy định về tổ chức xã hội nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh lại không đề cập đến Hội đồng Y khoa. Nếu quy định như dự thảo luật thì sẽ loại bỏ vai trò của các hội nghề nghiệp như tim mạch, gan, tiết niệu… Dự thảo cũng chưa nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tham gia đánh giá năng lực, cấp giấy phép hành nghề.

    Điều 23 quy định: “việc kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện”; Điều 24 quy định: "Hội đồng Y khoa quốc gia có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, có con dấu và trụ sở riêng". Cho ý kiến về quy định này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hội đồng Y khoa quốc gia được nêu trong Nghị quyết 20 của Trung ương, nhưng vấn đề gì đã rõ thì đưa vào, còn chưa rõ thì tiếp tục nghiên cứu. “Bây giờ chúng ta đưa ra một vấn đề mà 9 năm nữa, hay 5 năm nữa mới làm thì không biết sẽ thế nào, bao giờ chín thì bổ sung vào”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

    Một tổ chức quyết định “sinh mạng” hàng vạn người hành nghề về lĩnh vực y tế mà quy định chưa rõ thì không thể tán thành, vì vậy Chủ tịch Quốc hội yêu cầu việc thiết kế quy định Hội đồng Y khoa trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần rõ địa vị pháp lý, cơ quan nào thành lập? Hội đồng Y khoa quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước, là tổ chức nghề nghiệp, hay tổ chức xã hội nghề nghiệp? Bộ Y tế quản lý như thế nào đối với tổ chức này?

    Dự kiến mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Chủ tịch.

    Giải trình ý kiến nêu tại Phiên họp 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, mô hình Hội đồng Y khoa được thực hiện ở hầu hết nước trên thế giới, tuy nhiên tùy từng quốc gia lại hoạt động khác nhau.

    Trong công tác quản lý lĩnh vực y tế có hai chủ thể, gồm Bộ Y tế là đại diện cơ quan quản lý nhà nước và một bên là Tổng hội Y học, có rất nhiều hội chuyên môn như tim mạch, dinh dưỡng...

    Thời gian đầu, cơ quan soạn thảo dự định giao việc đánh giá năng lực cho Tổng hội Y học, tuy nhiên sau khi nghiên cứu, thảo luận với thành viên Tổng hội Y học Việt Nam thấy rằng với điều kiện Việt Nam cần thành lập tổ chức mới. Cơ quan mới tức Hội đồng Y khoa quốc gia không đảm nhiệm tất cả các khâu liên quan đến thi cử, cấp giấy phép hành nghề, mà chỉ ở một số khâu, sẽ được quy định cụ thể.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình quy định về Hội đồng Y khoa quốc gia trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

    Cơ quan phối hợp gồm có hai bên, một bên là các hội chuyên ngành thuộc Tổng hội Y học Việt Nam, một bên là đơn vị của Bộ Y tế. Chính phủ quán triệt ngay từ đầu là tăng hướng Tổng hội Y học, giảm tối đa hướng về Bộ Y tế. "Hướng chúng tôi thống nhất từ đầu nhưng cách thể hiện trong dự thảo luật còn chưa rõ", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

    Hội đồng Y khoa quốc gia không thể làm hết mọi việc và không lập thêm các hội đồng bên dưới vì sẽ tạo thành bộ máy rất cồng kềnh. Hội đồng cũng chỉ là đầu mối chủ trì và làm một số việc.

    Về mô hình cụ thể thuộc về hành chính hay tổ chức xã hội nghề nghiệp đã được bàn rất nhiều, Phó Thủ tướng lấy ví dụ về mô hình Hội đồng giáo sư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, dự kiến mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Chủ tịch. Trường hợp, Bộ trưởng không nhất thiết phải là bác sĩ sẽ chủ trì công việc thế nào đang được cơ quan soạn thảo thảo luận, nghiên cứu.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: "Làm trong một thời gian và Chính phủ sẽ điều chỉnh để hướng dần lên hiện đại. Quan trọng nhất với vai trò của hội đồng này phải ra được công cụ đánh giá hay là ngân hàng câu hỏi đề thi lý thuyết và các nội dung kiểm tra thực hành. Nhưng đây sẽ chỉ là câu hỏi lý thuyết, kỹ năng thực hành tối thiểu. Phải để làm sao cho việc kiểm tra và thi rất nhẹ nhàng, nghiêm túc, chứ không phải một kỳ thi tốt nghiệp thứ hai"./.

    Lan Hương

    Các bài viết khác