• Phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội giữa kỳ
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023
  • Phiên họp thứ 22
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội tháng 4/2023
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022
  • Phiên họp thứ 15
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
  • Phiên họp bất thường tháng 8
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thường vụ ngày 04/6
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIV
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Lựa chọn phương án phù hợp đối với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

    15/11/2024

    Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

    Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

    Toàn cảnh phiên họp

    Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định các giao dịch phải công chứng, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, vẫn giữ khoản 13 Điều 75 của dự thảo Luật bởi vì, hiện nay giao dịch phải công chứng đang được quy định trong cả thông tư, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ trong một thời hạn nhất định để đáp ứng tiêu chí của Luật Công chứng. Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp đối với quy định về giao dịch phải công chứng tại các nghị định được ban hành trước ngày Luật Công chứng có hiệu lực mà không có quy định của luật giao Chính phủ quy định thì vẫn có hiệu lực thi hành để bảo đảm tính ổn định, chặt chẽ của hệ thống pháp luật.

     Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

    Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên (CCV), Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là bảo hiểm bắt buộc như dự thảo Luật. Bởi vì, quy định này là phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của CCV trong hành nghề công chứng.

    Mặt khác, đây là quy định kế thừa Luật Công chứng hiện hành và phù hợp với pháp luật công chứng của một số nước; quy định như dự thảo Luật cũng bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV, bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội.

    Liên quan tới nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật tiếp thu ý kiến ĐBQH gửi xin ý kiến Chính phủ đã cắt giảm 02 chương, 04 điều và 05 khoản tại một số điều cụ thể. Đối với một số nội dung quản lý nhà nước về công chứng do Chính phủ đề nghị giữ lại như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chứng, thanh tra trong hoạt động công chứng… đã được quy định cụ thể trong các luật chuyên ngành như Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Thanh tra,… do đó, không nhất thiết phải quy định lại trong Luật Công chứng để tránh trùng lặp. Đồng thời, một số nội dung quản lý nhà nước đặc thù trong hoạt động công chứng đã được thu hút về các điều cụ thể phù hợp của dự thảo Luật.

    Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự phiên họp

    Do đó, trên cơ sở tiếp thu một phần ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung một điều (Điều 7a tại Chương I của dự thảo Luật) quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công chứng, bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Tổ chức Chính phủ.

    Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đồng thời, tập trung cho ý kiến vào ba nội dung lớn liên quan đến: Quy định các giao dịch phải công chứng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng.

     Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

    Cũng tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có báo cáo, giải trình làm rõ thêm các vấn đề được nêu liên quan tới điều khoản chuyển tiếp đối với quy định về giao dịch phải công chứng tại các nghị định được ban hành trước ngày Luật Công chứng có hiệu lực mà không có quy định của luật giao Chính phủ quy định; vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

     Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận phiên họp

    Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, qua thảo luận liên quan tới nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng đã đạt được sự thống nhất cao đồng thời, đối với vấn đề danh mục phải công chứng, về cơ bản thống nhất phải do luật giao hoặc luật giao cho Chính phủ quy định;

    Ngoài ra, đối với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, cần xây dựng 02 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó, phương án 1, đề nghị giữ như luật hiện hành; phương án 2, đề nghị không quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho CCV của tổ chức mình. Tại các phương án yêu cầu phân tích, nêu rõ lập luận về ưu điểm, nhược điểm cũng như kinh nghiệm quốc tế có liên quan./.

    Lê Anh - Nghĩa Đức