MỘT SỐ HÌNH ẢNH THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT GIÁO DỤC (SỬA ĐỔI).

08/08/2018

Chiều ngày 08/8, tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên thảo luận.

Mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục ,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình báo cáo một số vấn lớn còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Báo cáo nêu rõ: Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Trên cơ sở xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thống nhất mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và đổi tên Dự án Luật thành Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên thảo luận.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày báo cáo về một số vấn lớn còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng cần thận trọng tìm giải pháp thấu đáo trước khi đưa ra quyết sách đối với vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị cân nhắc tên gọi của các cấp học, cụ thể cách gọi Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông có tiện lợi hơn gì so với cách gọi trước đây là cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Về kết cấu dự án luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng Dự án luật (sửa đổi) này cần sắp xếp lại kết cấu sao cho đảm bảo tính khoa học, logic xuyên suốt và phù hợp với hệ thống các luật khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đồng ý với chủ trương hỗ trợ học phí đối với người học diện phổ cập ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, tuy nhiên cần có quy định cụ thể, công khai với phụ huynh khi các trường ngoài công lập tăng học phí để tránh tình trạng tùy tiện, gây bức xúc trong xã hội.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị cần lấy ý kiến rộng rãi của cử tri trong cả nước thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, ý kiến của các đại biểu, chuyên gia… về vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đề xuất đưa ra lộ trình hạ tuổi phổ cập giáo dục mầm non để phù hợp với sự phát triển Kinh tế xã hội của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đổi mới trong giáo dục là cần thiết nhưng cần có sự ổn định và bền vững.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu kết luận phiên thảo luận.

Trọng Quỳnh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác