• Giới thiệu về Quốc hội
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội tháng 4/2023
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022
  • Phiên họp thứ 15
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
  • Phiên họp bất thường tháng 8
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thường vụ ngày 04/6
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIV
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ (SỬA ĐỔI)

    12/03/2019

    Chiều ngày 11/3, tiếp tục Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

    Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, hồ sơ trình dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) được chuẩn bị tương đối công phu, đảm bảo tiến độ, nội dung rõ ràng, nêu nên được sự cần thiết cũng như những nội dung quan trọng của Luật sửa đổi.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh đơn vị trình hồ sơ dự án Luật đã có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc. Dự luật có ý nghĩa to lớn  trong việc củng cố, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ và đảm bảo quốc phòng ở địa phương; do đó cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, công tác giáo dục pháp luật với tinh thần quân dân một lòng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân...

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên thảo luận:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi)

    Thượng tướng Phan Văn Giang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi)

    Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010. Sau hơn 9 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy  nhiên hiện có nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc

    Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra

    Góp ý vào Dự thảo luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, hồ sơ trình dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) được chuẩn bị tương đối công phu, đảm bảo tiến độ, nội dung rõ ràng, nêu nên được sự cần thiết cũng như những nội dung quan trọng của Luật sửa đổi.

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, Dự luật có ý nghĩa to lớn  trong việc củng cố, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ và đảm bảo quốc phòng ở địa phương; do đó cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, công tác giáo dục pháp luật với tinh thần quân dân một lòng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân

    Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên thảo luận

    Theo Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Luật sửa đổi đưa ra những tiêu chí thành lập như này sẽ khó khả thi, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, nên chăng, dự Luật nghiên cứu, xem xét thiết kế quy định thành lập tổ chức tự vệ tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì sẽ phù hợp hơn

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đánh giá cao hồ sơ dự án Luật, các nội dung lớn trong Luật sửa đổi lần này đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, tương thích với luật hiện hành; tuy nhiên một số ý nhỏ như quy định về chính trị viên, phó chỉ huy trưởng, nhiệm vụ chi cho dân quân tự vệ... cũng cần được cân nhắc, rà soát, bổ sung cho phù hợp

    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho cho rằng xây dựng lực lượng tự vệ ở mỗi địa phương là tương đối khó trong bối cảnh nền kinh tế thị trường

    Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra; đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản, bảo đảm tính thống nhất ngay trong dự thảo Luật và với hệ thống pháp luật hiện hành

    Trọng Quỳnh