BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Cử tri tỉnh An Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bắc Giang, Bình Định kiến nghị: Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng vừa qua là một định hướng mới với nhiều điểm tích cực. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện hướng đi này, tuy nhiên cần phải có sự khắc phục các hạn chế, bất cập vừa qua của kỳ thi. Đồng thời, Bộ cần nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo Đại học theo hướng tăng thực hành, rèn luyện các kỹ năng và giảm bớt lý thuyết hàn lâm, đồng thời xiết chặt đầu ra của Đại học, để những sinh viên tốt nghiệp ra trường là những sinh viên giỏi, có kỹ năng, có kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu về chất lượng của thị trường lao động.
Trả lời: (Tại Công văn số 2949/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kỳ thi THPTQG năm 2015 lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ. Về cơ bản, Kỳ thi đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhận được sự đồng thuận của xã hội; kết quả thi đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tin cậy để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trong tổ chức thi và thực hiện công tác tuyển sinh còn một vài bất cập, chủ yếu về mặt kĩ thuật như: có những thí sinh dự thi với mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng còn phải di chuyển xa; việc phối hợp tổ chức thi giữa sở giáo dục và đào tạo với các trường đại học, cao đẳng có nơi chưa chặt chẽ; việc công bố kết quả thi còn có tình trạng nghẽn mạng, gây khó khăn trong tra cứu điểm thi; thời gian xét tuyển kéo dài và cho phép thí sinh được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ đầu tiên nên diễn ra tình trạng thiếu trật tự ở một số ít trường có tính cạnh tranh cao, gây bức xúc dư luận xã hội.
Rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực và nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của kỳ thi THPTQG năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp để kỳ thi THPTQG năm 2016 thành công hơn:
- Cụm thi cho thí sinh dự thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ do trường ĐH chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và với trường ĐH, CĐ khác tổ chức (gọi tắt là cụm thi đại học) được tổ chức ở tất cả các tỉnh với các Điểm thi đặt ở trung tâm tỉnh lỵ và vùng phụ cận; một số tỉnh tùy tình hình thực tiễn có thể tổ chức cụm thi cho thí sinh thi lấy kết quả chỉ để xét công nhận tốt nghiệp, điều này giúp thí sinh không phải di chuyển xa trong thời gian thi (Kỳ thi THPTQG năm 2016 có 14 địa phương tổ chức 1 cụm thi cho các thí sinh chỉ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và thí sinh thi để vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ).
- Sau khi hoàn tất công tác chấm thi, Các Sở GDĐT và các trường ĐH chủ trì cụm thi chủ động công bố kết quả thi, tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh tra cứu kết quả thi. Do phân tải dữ liệu công bố như vậy sẽ khắc phục hiện tượng tắc nghẽn trong thời gian tra cứu điểm thi.
- Tăng quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh; tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ về tuyển sinh; Điều chỉnh quy định xét tuyển để hạn chế các bất cập trong công tác xét tuyển đã diễn ra trong năm 2015, chuẩn bị tốt các điều kiện công nghệ thông tin để tổ chức tuyển sinh đúng quy chế đảm bảo trật tự, an toàn.
Sau khi kết thúc kỳ thi THPTQG năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và công bố phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm năm 2017 theo hướng tăng cường trách nhiệm của Giám đốc Sở GDĐT và tự chủ trong tuyển sinh ĐH, CĐ (theo Luật Giáo dục đại học) nhằm giảm nhẹ sức ép trong thi cử cho thí sinh và các gia đình.
2. Về đổi mới chương trình đào tạo đại học để nâng cao chất lượng
Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và công bố Chuẩn đầu ra (learning outcomes) các ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học với mục đích nhằm:
a) Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.
b) Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.
c) Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.
Như vậy, việc xây dựng, công bố Chuẩn đầu ra được xem là yêu cầu bắt buộc và là cam kết của các trường về năng lực và chất lượng đào tạo để xã hội giám sát.
Hiện nay, các trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong hoạt động: Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo” (Khoản 1 Điều 60 Luật Giáo dục); “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ” (Điểm d Khoản 1 Điều 36 Luật Giáo dục Đại học) và Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về việc rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo; phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường phát triển chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của nhà tuyển dụng đồng thời đảm bảo các quy định hiện hành.
2. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri rất hoan nghênh Bộ thực hiện chủ trương đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học trong năm vừa qua, vì đã góp phần rất lớn giảm tải áp lực thi cử cho các thí sinh trong thi tuyển, cũng như xét tuyển. Tuy nhiên, để chủ trương này phát huy được hiệu quả cao hơn, đề nghị Bộ xem xét cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến; rút ngắn thời gian chờ xét tuyển từ 20 ngày xuống còn 10 ngày cho mỗi lần xét tuyển; Đồng thời, mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký một nguyện vọng. Quy định như vậy, nhằm khắc phục tình trạng xét tuyển ảo, gây khó khăn trong việc nộp và rút hồ sơ của thí sinh cũng như việc giải quyết các yêu cầu này của các đơn vị tuyển sinh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2498/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Rút kinh nghiệm việc tổ chức xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016[1], Quy chế đã quy định cụ thể:
Năm 2016 thí sinh đăng kí xét tuyển CĐ, ĐH trực tuyến hoặc qua đường bưu điện; các trường tự chủ trong xét tuyển, thời gian xét tuyển đợt 1 là 12 ngày và các đợt bổ sung là 10 ngày.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, xét tuyển đợt 1 mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 2 trường và mỗi trường 2 ngành; đợt xét tuyển bổ sung mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 3 trường mỗi trường 2 ngành và không được thay đổi nguyện vọng ở các đợt xét tuyển.
3. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Việc tổ chức thi tốt nghiệp và xét tuyển vào Đại học cần cải tiến thêm như: thời gian thi ngay khi kết thúc năm học; công tác tuyển sinh cần đổi mới để thí sinh không phải mất thời gian đi lại nhiều.
Trả lời: (Tại Công văn số 2986/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Phương thức tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng nên thời gian tổ chức đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán, cân nhắc kỹ để vừa đảm bảo phù hợp với kế hoạch, chương trình phổ thông vừa bảo đảm phù hợp kế hoạch đào tạo của các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Thời gian thi đầu tháng 7 tuy có ảnh hưởng đến kế hoạch hè của khối THPT nhưng là thời gian các trường ĐH, CĐ đã hoàn thành kế hoạch đào tạo năm, sinh viên đang nghỉ hè, giảng đường, ký túc xá trống là điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tổ chức thi và bố trí chỗ ăn nghỉ cho thí sinh ở xa về dự thi.
Đối với công tác tuyển sinh: với việc đưa vào quy định cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến và yêu cầu các trường trung học phổ thông mở phòng máy tính nối mạng để hỗ trợ đăng ký xét tuyển trực tuyến là giải pháp quan trọng được áp dụng giúp thí sinh không phải mất thời gian và chi phí đi lại nhiều trong kỳ tuyển sinh năm 2016.
Sau khi kết thúc kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và công bố phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm năm 2017 theo hướng tăng cường trách nhiệm của Giám đốc Sở GDĐT và tự chủ trong tuyển sinh ĐH, CĐ (theo Luật Giáo dục đại học) nhằm giảm nhẹ sức ép trong thi cử cho thí sinh và các gia đình.
4. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đối với bậc học giáo dục phổ thông, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, cải cách sao cho chương trình học phải gọn, nhẹ phù hợp với từng cấp học.
Trả lời: (Tại Công văn số 2942/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Chương trình, sách giáo khoa hiện hành được thực hiện theo Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội và được triển khai đại trà bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003. Sau hơn mười năm triển khai, tổng kết Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội cho thấy chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học, hoạt động giáo dục; một số nội dung chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng. Sách giáo khoa chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêu cầu sư phạm; còn có những tình huống thực tiễn gượng ép; những sự kiện, số liệu, thuật ngữ còn thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học hoặc giữa một số môn học; chưa chú ý thỏa đáng đến việc hướng dẫn cách học và phát triển tư duy độc lập của hoạc sinh.
Để khắc phục những hạn chế trên, từ năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm những nội dung trùng lặp, quá khó, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh; cắt giảm các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải vận dụng sâu kiến thức lý thuyết, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác và để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh học; điều chỉnh những nội dung trong sách giáo khoa trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết đã quy định về yêu cầu chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, quyanr lý quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông; việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện (không phải như hiện nay chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn sách giáo khoa). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, trong đó có các tiêu chí về sự tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông; nội dung kiến thức, phương pháp và kiểm tra – đánh giá; định hướng học liệu và thiết bị dạy học; hình thức và trình bày sách giáo khoa... Bộ tiêu chí là căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá chất lượng các sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân tham khảo khi biên soạn sách giáo khoa nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới.
5. Cử tri tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Nông kiến nghị: Cử tri cho rằng công tác cải cách giáo dục vẫn chưa đạt yêu cầu, chương trình học thay đổi hàng năm nhưng chưa đạt hiệu quả thực sự, việc biên soạn biên tập sách giáo khoa còn nhiều bất cập. Cử tri đề nghị ngành giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp phù hợp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2942/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Chương trình, sách giáo khoa hiện hành được thực hiện theo Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội và được triển khai đại trà bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003. Sau hơn mười năm triển khai, tổng kết Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội cho thấy chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học, hoạt động giáo dục; một số nội dung chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng. Sách giáo khoa chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêu cầu sư phạm; còn có những tình huống thực tiễn gượng ép; những sự kiện, số liệu, thuật ngữ còn thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học hoặc giữa một số môn học; chưa chú ý thỏa đáng đến việc hướng dẫn cách học và phát triển tư duy độc lập của hoạc sinh.
Để khắc phục những hạn chế trên, từ năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm những nội dung trùng lặp, quá khó, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh; cắt giảm các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải vận dụng sâu kiến thức lý thuyết, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác và để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh học; điều chỉnh những nội dung trong sách giáo khoa trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết đã quy định về yêu cầu chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, quyanr lý quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông; việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện (không phải như hiện nay chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn sách giáo khoa). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, trong đó có các tiêu chí về sự tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông; nội dung kiến thức, phương pháp và kiểm tra – đánh giá; định hướng học liệu và thiết bị dạy học; hình thức và trình bày sách giáo khoa... Bộ tiêu chí là căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá chất lượng các sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân tham khảo khi biên soạn sách giáo khoa nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới.
6. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Có cử tri đề nghị nên cho phép đào tạo liên thông đối với giáo dục lý luận chính trị, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường có cấp bằng giáo dục lý luận chính trị.
Trả lời: (Tại Công văn số 2950/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác. Phương thức tổ chức đào tạo liên thông đã tạo cơ hội học tập cho người học và phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong đào tạo và đảm bảo công bằng trong giáo dục. Thông qua phương thức đào tạo này, đã bổ sung hàng trăm ngàn cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng cho các tỉnh, thành trong hệ thống quản lý và hoạt động chuyên môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 quy định về tổ chức đào tạo liên thông, Thông tư này quy định rõ điều kiện tổ chức, hồ sơ, trình tự thủ tục và thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông với tất cả các ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo trong đó có ngành Giáo dục chính trị.
Ngành Giáo dục chính trị nằm trong hệ thống Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, cao đẳng. Các cơ sở giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành này nếu đáp ứng được các điều kiện đào tạo liên thông theo quy định hiện hành sẽ được tổ chức đào tạo liên thông và cấp bằng cho người học khi người học có nguyện vọng theo các quy định chung.
7. Cử tri tỉnh kiến nghị: Đề nghị có đề án sắp xếp lại hệ thống đào tạo Đại học, Cao đẳng thống nhất trong cả nước
Trả lời: (Tại Công văn số 2947/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Triển khai Chương trình hành động Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo[2], Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất với Chính phủ quy hoạch lại những trường đại học, cao đẳng theo hướng: Những trường yếu kém thì có thể sát nhập, giải thể hoặc trở thành một phân hiệu của một trường đại học khác để mạng lưới các trường đại học được gọn nhẹ và chất lượng.
8. Cử tri tỉnh kiến nghị: Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn chưa ngang tầm với sự phát triển của xã hội, vẫn còn bộc lộ những bất cập nhất định như: Công tác quản lý ban hành sách giáo khoa chưa hiệu quả, sách in lậu nhiều hơn sách chính thống dẫn đến sai sót về kiến thức cơ bản (mà các cơ quan thông tin đại chúng có phản ảnh thời gian qua); sách tham khảo quá nhiều thiếu định hướng về chương trình chính khóa; Vấn đề dạy chính khóa và dạy thêm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh; Công tác đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội, hàng năm đào tạo số lượng lớn sinh viên ra trường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm… Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cải cách triệt để phù hợp tình hình thực tế của đất nước trong từng giai đoạn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2941/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
1. Về công tác quản lý sách giáo khoa và sách tham khảo
Theo Luật Giáo dục, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Việc xuất bản, in ấn và phát hành sách giáo khoa do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện.
Đối với sách tham khảo: Theo Luật Xuất bản, các nhà xuất bản có đủ năng lực được phép tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành sách tham khảo và trách nhiệm hoàn toàn về các xuất bản phẩm của mình, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (hiện có gần 40 nhà xuất bản đang thực hiện việc này). Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các loại sách tham khảo trong nhà trường.
Trong những năm qua, để tăng cường việc quản lý, sử dụng sách tham khảo trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục quản lý và sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo (Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 về việc sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập; Công văn số 2372/BGDĐT-GDTH ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông; Công văn số 92/BGDĐT-GDTH ngày 08/01/2014 về việc chấn chỉnh việc phát hành tài liệu tham khảo và đĩa hình trong trường tiểu học).
Trước thực tế trên thị trường xuất hiện nhiều các loại sách tham khảo không đảm bảo chất lượng (sai lệch về nội dung khoa học, thiếu tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính sư phạm, sai lệch về thuần phong mỹ tục Việt Nam...), ngày 07/7/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDDT quy định việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, bao gồm: Những quy định về tiêu chí và quy trình lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong các cơ sở giáo dục; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong việc lựa chọn, quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo; tư vấn, hướng dẫn phụ huynh học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo.
2. Vấn đề dạy thêm ảnh hưởng đến chất lượng
Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. Các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi; …., trong đó có thể có việc giúp học sinh ôn tập để thi, kiểm tra đầu cấp. Ngoài mục đích nâng cao kiến thức, cũng có những cha mẹ học sinh muốn kết hợp với việc nhờ thầy cô giáo dạy thêm quản lý con cái họ trong lúc họ bận công việc.
Tuy nhiên, cũng có hiện tượng đáng phê phán trong hoạt động dạy thêm là có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội. Một số nơi dạy thêm học thêm phát triển tràn lan còn do công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm sai quy định, cụ thể là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm học thêm.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo quán triệt và hướng dẫn đầy đủ các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về dạy thêm học thêm, đồng thời chủ động kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Trong Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm học thêm.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học chính khóa, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh: Kiểm tra, thi kiến thức cơ bản, giảm yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học; đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng tăng cường giao quyền chủ động trên cơ sở nâng cao tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo.
- Thành lập Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận những phản ánh của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy thêm học thêm, và những biểu hiện tiêu cực khác, kịp thời thông tin, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục xử lý.
Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ từng bước khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố có ý kiến với UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tăng cường quản lý, chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo đúng quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3. Công tác đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Tuy không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan phối hợp trong vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên (SV); có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra công tác tư vấn nghề nghiệp, dịch vụ việc làm cho học sinh, SV trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giữ ổn định quy mô tuyển sinh, trong năm học 2014-2015 quy mô sinh viên ĐH 1.824.328, sinh viên CĐ 539.614, trong đó SV chính quy ĐH là 1348937, SV không chính quy CĐ là 519.722; SV VLVH ĐH là 339.301, SV VLVH cao đẳng là 19.892. Trong giai đoạn 2011-2014, chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của các trường ĐH, CĐ đã giảm bình quân 2,5%/năm, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm.
Số SV tốt nghiệp có việc làm: Trong giai đoạn 2011-2014, số lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng lên qua các năm, so sánh năm 2014 với năm 2010, tỷ lệ lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng 38%.
Trong năm 2014- 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, áp dụng các biện pháp như: quản lý chặt chẽ việc mở ngành, kiên quyết không cấp phép mở các ngành không đủ điều kiện quy định; tạm dừng mở một số ngành đã có nguy cơ dư thừa và thực hiện cảnh báo xã hội để giảm quy mô đào tạo các ngành này; tạm dừng một số ngành để nâng cao chất lượng đào tạo.
Tiếp tục chấn chỉnh công tác đào tạo, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo: chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết đào tạo vừa làm vừa học, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng khi cam kết mở trường, mở ngành
Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành và các địa phương triển khai một số giải pháp sau:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động (TTLĐ).
- Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
- Tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạng công tác kế hoạch… để thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, ngành nghề, trình độ đào tạo… làm cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống trường, quy hoạch ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu kế hoạch đào tạo.
- Xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ sở nhu cầu của TTLĐ, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người học trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động, trước mắt áp dụng thí điểm cơ chế này tại các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, sau đó sẽ áp dụng đồng bộ tại các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước.
- Chỉ đạo thống nhất việc quản lý nhà nước đối với GDĐH và giáo dục nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương để làm cơ sở cho việc quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH gắn với mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương và quốc gia.
- Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp ở trong và ngoài nước trên cơ sở điều chỉnh lại cơ quan chủ trì, phối hợp theo chức năng quản lý nhà nước của từng cơ quan; điều tra thống kê sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm để đề xuất chính sách ưu tiên giới thiệu việc làm, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia TTLĐ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp trình độ ĐH, CĐ có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích SV chủ động tự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động khác.
- Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường cập nhật chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN, tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên để chủ động tham gia thị trường lao động ở các nước trong khu vực.
9. Cử tri tỉnh An Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, Thái Bình, Đăk Nông, Quảng Ngãi, thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh kiến nghị:: Cử tri đánh giá dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là một sự chuẩn bị công phu, thể hiện rõ sự phân luồng học sinh. Tuy nhiên, cử tri vẫn còn lo lắng việc tích hợp môn lịch sử là không nên và cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giữ môn lịch sử là một môn độc lập, hướng đến cần phải bắt buộc học sinh các cấp, các hệ đào tạo (công lập, tư thục, bổ túc,…) phải học và thi môn lịch sử; nghiên cứu phương pháp giảng dạy hấp dẫn (đưa các sự kiện lịch sử vào ca từ, thơ ca; ngoài ra địa phương nào có thành tích lịch sử nổi bật nên phát triển thành biểu tượng, di tích song song với việc phát triển du lịch, tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước), hạn chế số liệu, ngày tháng, để rèn luyện cho học sinh lòng yêu nước và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Đồng thời, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa vội áp dụng chương trình mà phải có lộ trình ở từng cấp học, nên áp dụng trước ở bậc tiểu học, 5 năm sau sẽ áp dụng ở bậc trung học cơ sở và 3 năm tiếp theo sẽ áp dụng ở bậc trung học phổ thông.
Trả lời: (Tại Công văn số 2931/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
a) Về đổi mới giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT):
Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn coi trọng giáo dục lịch sử trong CT GDPT. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo bàn về việc đổi mới dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông; Bộ đã chủ trì, phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tổ chức cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam (năm học 2014 - 2015) thu được kết quả rất tốt đẹp, tổ chức phát thưởng cho các em học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi hàng năm môn Lịch sử; tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán môn Lịch sử và môn Địa lý về tích hợp giáo dục biên giới, chủ quyền biển đảo (theo 2 miền, năm 2013), sau đó phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tập huấn tiếp về chủ đề này (theo 3 miền, năm 2014), đã đưa nội dung trên vào đề thi các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn năm 2014 và năm 2015.
CT GDPT mới sẽ chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Điều này đặt ra yêu cầu phải thực hiện đổi mới đồng bộ việc xác định mục tiêu giáo dục; lựa chọn, tổ chức nội dung giáo dục; đa dạng hoá và đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục; đổi mới cách thức đánh giá học sinh.
Trong dự thảo CT GDPT tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải trên mạng để xin ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân), giáo dục lịch sử là nội dung giáo dục bắt buộc từ tiểu học đến trung học phổ thông với nội dung cơ bản, thiết thực, toàn diện. Riêng ở bậc trung học phổ thông, nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp, nếu học sinh lựa chọn phát triển nghề nghiệp theo định hướng khoa học xã hội-nhân văn hoặc định hướng nghệ thuật thì sẽ học nội dung Lịch sử và các chuyên đề lịch sử để được học rộng hơn, sâu hơn về lịch sử. Những học sinh theo định hướng khoa học tự nhiên, công nghệ buộc phải chọn học nội dung lịch sử cơ bản, nền tảng nhằm giúp các em hiểu biết về lịch sử và vận dụng vào cuộc sống hiện đại.
Về cấu trúc nội dung sẽ tăng thời lượng cho nội dung lịch sử Việt Nam và chọn những sự kiện cơ bản nhất, tránh những nội dung không cần thiết bắt buộc học sinh phải ghi nhớ máy móc; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá sẽ được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực thay cho định hướng tiếp cận nội dung trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành.
b) Về lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới:
Tiến độ thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đã được nêu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng CT GDPT và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.”
Như vậy, lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cụ thể như sau:
Năm học 2018 – 2019: Lớp 1, lớp 6 và lớp 10;
Năm học 2019 – 2020: Lớp 2, lớp 7 và lớp 11;
Năm học 2020 – 2021: Lớp 3, lớp 8 và lớp 12;
Năm học 2021 – 2022: Lớp 4, lớp 9;
Năm học 2022 – 2023: Lớp 5.
10. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Kiến nghị cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường lồng ghép với chương trình giáo dục kỹ năng sống, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học. đồng thời tăng cường việc giáo dục pháp luật, đạo đức cho đội ngũ giáo viên, học viên các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học để giáo dục và nâng cao ý thức đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật cho thanh thiếu niên.
Trả lời: (Tại Công văn số 2989/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
1. Về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, kiểm tra, đánh giá và phương pháp giảng dạy các bộ môn giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị cho học sinh trong chương trình giáo dục hiện hành; chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường cấp học mầm non, tiểu học, phổ thông từ năm học 2009 – 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông từ năm học 2010 – 2011. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử…nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; Thay đổi cách đánh giá học sinh (Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học); thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ...); Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể[3]... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.
2. Vấn đề tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức cho đội ngũ giáo viên, học viên các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học
Ngày 28/8/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” được xem là đã tạo nên bước chuyển biến lớn trong công tác này.
Triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhà giáo, báo cáo viên phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng trung cấp nhằm tăng cường việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trong các nhà trường. Trên cơ sở đó để giáo dục và nâng cao ý thức đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, đầu năm và cuối khoá học cho học sinh, sinh viên; tích hợp các nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống vào hoạt động giảng dạy, học tập chính khoá, đặc biệt là trong các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân; lý luận chính trị khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai mô hình câu lạc bộ học tập, sở thích, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt động xã hội và rèn kĩ năng sống; đối thoại với học sinh, sinh viên để nắm bắt tình hình; áp dụng hình thức tự quản của học sinh, sinh viên trong các hoạt động rèn luyện, phát huy dân chủ và tính chủ động của người học.
11. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri phản ánh chính sách giáo dục và đào tạo có nhiều thay đổi nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chưa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân; nền giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, xu hướng thương mại hóa đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Trả lời: (Tại Công văn số 2939/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI nêu rõ:
“Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.”
Trong xu thế hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo cũng phải tham gia hội nhập để phù hợp với thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang phối hợp với các bộ ngành xây dựng các văn bản, quy định về giáo dục đào tạo theo định hướng: Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Rút kinh nghiệm về những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo như cử tri đã nêu, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường lấy ý kiến phản biện, góp ý và hiến kế của nhân dân về những chủ trương, chính sách mới sẽ ban hành, những công việc, giải pháp để triển khai các chủ trương đổi mới đạt hiệu quả cao hơn. Bộ cũng sẽ rà soát, điều chỉnh những chính sách đã ban hành; phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tăng cường vai trò quản lý nhà nước để triển khai đổi mới các chính sách giáo dục và đào tạo từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và nguyện vọng của nhân dân.
12. Cử tri tỉnh Vĩnh Long, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chương trình giáo dục bậc phổ thông ở một số môn học hiện nay quá chú trọng nhiều nội dung không cần thiết, dẫn đến quá tải về chương trình, gây áp lực lớn đối với học sinh, giảm hiệu quả đào tạo. Cử tri đề nghị Bộ cần khắc phục những bất hợp lý trên
Trả lời: (Tại Công văn số 2938/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Việc quá tải trong dạy học có rất nhiều nguyên nhân: Chương trình, sách giáo khoa viết tương đương trình độ các nước tiến tiến thế giới nhưng ở các nước đó học sinh đều học 2 buổi/ngày, số học sinh/lớp ít, còn ở nước ta thì số học sinh/lớp cao trong khi điều kiện kinh tế- xã hội nước ta mới chỉ đáp ứng một bộ phận không nhiều học sinh được học 2 buổi/ngày; điều kiện trang thiết bị dạy học của chúng ta cũng chưa đầy đủ; đội ngũ giáo viên tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng còn hạn chế về năng lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả;... Một nguyên nhân nữa là cha mẹ học sinh ai cũng muốn con mình học giỏi đạt thành tích cao, phải thi đỗ vào các trường chuyên, trường đại học trong khi khả năng của các em không giống nhau nên mục tiêu dạy học có thể chỉ phù hợp với một bộ phận học sinh, quá tải với bộ phận còn lại.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tinh giản chương trình hiện hành theo hướng giảm tải như: Ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình; Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học (theo Công văn 5842/BGDĐT-GDTrH); Hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; Hướng dẫn dạy học tích hợp một số môn học; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương…
Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo rà soát lại chương trình, sách giáo khoa hiện hành; điều chỉnh, sắp xếp nội dung dạy học theo hướng giảm tải; tăng cường dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề; tổ chức dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức xây dựng chương trình sách giáo khoa mới sau 2015: theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường tích hợp ở tiểu học và THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn để vừa giảm tải, vừa phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
13. Cử tri tỉnh Tiền Giang và Quảng Nam kiến nghị: Kiến nghị Bộ tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình học cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở để các em cân bằng được thời gian học tập lý thuyết và thời gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí và dã ngoại nhằm phát triển trí tuệ, thể lực, sở trường cá nhân của học sinh
Trả lời: (Tại Công văn số 2939/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đánh giá chương trình, sách giáo khoa và thấy rằng trong một số môn học có những nội dung chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nặng tính hàn lâm, quá tải, chưa thiết thực với học sinh; việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa được coi trọng; quan điểm tích hợp chưa được quán triệt đầy đủ.
Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tinh giản chương trình theo hướng giảm tải như: ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình; Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học (theo Công văn 5842/BGDĐT-GDTrH); Hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; Hướng dẫn dạy học tích hợp một số môn học; …và các giải pháp đã phát huy được nhiều tác dụng.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm tinh giản chương trình theo hướng giảm tải, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển trí tuệ, thể lực, sở trường cá nhân của học sinh như:
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung dạy học theo hướng giảm tải (cắt bỏ các kiến thức trùng lặp; những bài tập yêu cầu quá cao vượt quá khả năng học sinh;
- Giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật
- Tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên, nhờ đó học sinh hứng thú học tập hơn, sẽ giảm tải được việc dạy và học xét cả về nội dung kiến thức và tâm lý học sinh.
- Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường tích hợp ở tiểu học và THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn để vừa giảm tải, vừa phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
14. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: hiện nay thời lượng học của các em học sinh các cấp quá nhiều, được phụ đạo cho tất cả các trình độ từ học sinh yếu, trung bình, khá và giỏi mà tất cả đều được học chung một lớp, chung một thầy trong cùng một thời gian. Cử tri cho rằng xảy ra tình trạng trên là do chương trình học quá nặng, lượng kiến thức quá lớn, học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên xảy ra tình trạng học thêm, dạy thêm. Do đó, đề nghị ngành giáo dục quan tâm giảm bớt chương trình sách giáo khoa để tiến tới học sát thực tế và theo năng khiếu
Trả lời: (Tại Công văn số 2936/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Việc quá tải trong dạy học có rất nhiều nguyên nhân: Chương trình, sách giáo khoa chúng ta viết tương đương trình độ các nước tiến tiến thế giới nhưng ở các nước đó học sinh đều học 2 buổi/ngày, số học sinh/lớp ít, còn ở nước ta thì số học sinh/lớp cao trong khi điều kiện kinh tế- xã hội nước ta mới chỉ đáp ứng một bộ phận không nhiều học sinh được học 2 buổi/ngày; điều kiện trang thiết bị dạy học của chúng ta cũng chưa đầy đủ; đội ngũ giáo viên tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng còn hạn chế về năng lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả;... Bên cạnh đó, việc tích hợp thêm các nội dung mang tính thời sự như: môi trường, an toàn giao thông, giáo dục dân số,… Một nguyên nhân nữa là cha mẹ học sinh ai cũng muốn con mình học giỏi trong khi khả năng của các em không giống nhau nên mục tiêu dạy học có thể chỉ phù hợp với một bộ phận học sinh, quá tải với bộ phận còn lại.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện rất nhiều các giải pháp nhằm điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát lại chương trình, sách giáo khoa hiện hành, có thể xem xét giảm bớt các nội dung không thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông; tăng cường dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề; tổ chức dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và theo định hướng phát triển năng lực của người học.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung dạy học theo hướng giảm tải (cắt bỏ các kiến thức trùng lặp; những bài tập yêu cầu quá cao vượt quá khả năng học sinh;
- Giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật
- Tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên, nhờ đó học sinh hứng thú học tập hơn, sẽ giảm tải được việc dạy và học xét cả về nội dung kiến thức và tâm lý học sinh.
- Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường tích hợp ở tiểu học và THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn để vừa giảm tải, vừa phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
15. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: ngành giáo dục cần quan tâm đến việc đào tạo nhân lực tại các trường Đại học cần thực hiện theo nhu cầu của xã hội, đảm bảo chất lượng cho sinh viên khi ra trường; công tác đào tạo giáo viên sư phạm phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới chương trình, nội dung.
Trả lời: (Tại Công văn số 2986/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
1. Về công tác đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và đảm bảo chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở đào tạo căn cứ nhu cầu xã hội, xây dựng và phát triển các ngành nghề mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Một số đề án phát triển nguồn nhân lực đối với số ngành nghề đặc thù cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin”, “Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia”, Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”, các cơ sở đào tạo đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo và đăng ký mở các ngành mới ngoài Danh mục giáo dục và đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thí điểm như: Giới và phát triển, Quan hệ lao động, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Khoa học vật liệu và công nghệ Nano, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế biển…Ngoài các ngành đào tạo đặc thù triển khai theo các đề án của Chính phủ, một số cơ sở cùng nghiên cứu xây dựng các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2015/TT-BGD ĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 trong đó đã bổ sung quy định xác định chỉ tiêu theo khối ngành và đưa thêm tiêu chí trần quy mô cho 3 nhóm trường bên cạnh 2 tiêu chí cũ là đội ngũ giảng viên cơ hữu và diện tích sử dụng. Thông tư này cũng cho phép các cơ sở đào tạo điều chỉnh chỉ tiêu trong quá trình tổ chức đào tạo sát với nhu cầu thực tế và khả năng đào tạo của cơ sở đào tạo, giảm thiểu việc đào tạo thừa một số ngành đang có sức hút trong xã hội.
Đối với một số ngành đào tạo sinh viên ra trường khó tìm đươc việc làm nhưng có nhiều cơ sở đang đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra cảnh báo hạn chế mở như: ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, kế toán ở các thành phố lớn, tạm dừng tuyển sinh đào tạo theo hình thức từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên; tạm dừng mở các ngành y đa khoa, dược đối với các trường đào tạo đa ngành.
Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu xây dựng dự báo về nhu cầu và quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và của xã hội.
2. Về đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2016.
Mục tiêu của đề án được xác định là: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong Đề án cũng đã xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp giải pháp để đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là: Hoàn thiện hệ thống văn bản, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, công tác truyền thông về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáovà cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông; Nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, các khóa bồi dưỡng về các vấn đề: nâng cao năng lực đào tạo, giáo viên và cán bộ quản lý của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới công tác đào tạo giáo viên phổ thông, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên các trường sư phạm để đề xuất các giải pháp và sáng kiến nâng cao năng lực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
16. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cho các trường đại học đào tạo đa ngành được phép đào tạo ngành Y. Đồng thời, Bộ nên quy định các trường đại học đào tạo chuyên ngành Y, Dược cần phải tổ chức định kỳ các kỳ thi sàng lọc chất lượng sinh viên, đồng thời nên siết chặt đầu ra và chỉ cấp bằng bác sĩ cho những sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi trở lên, vì ngành nghề này liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, do đó đòi hỏi năng lực chuyên môn cao
Trả lời: (Tại Công văn số 2987/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ “Đảm bảo sử dụng các nguồn lực xã hội tham gia trong quá trình chăm sóc sức khỏe người dân”[4]. Để đáp ứng yêu cầu này cần phải mở rộng quy mô đào tạo, ngoài các các trường Y, Dược hiện có cần cho phép thêm một số cơ sở đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên theo quy định của pháp luật.
Để bảo đảm chất lượng đào tạo ngành Y, Dược khi các cơ sở đào tạo đăng ký đào tạo ngành Y đa khoa và Dược trình độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu phải có ý kiến của Bộ Y tế về nhu cầu và đánh giá khả năng đào tạo. Chương trình đào tạo của các trường đăng ký mở ngành đào tạo phải được sự thẩm định của các trường đại học có kinh nghiệm thẩm định nội dung đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo không can thiệp vào nội dung đào tạo của các trường.
Tiếp thu ý kiến của cử tri và nhân dân, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y, Dược, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư quy định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo (thay thế Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó đã tham khảo ý kiến của Bộ Y tế và các trường đại học Y, Dược có kinh nghiệm trong công tác đào tạo ngành y đa khoa và dược. Số lượng giảng viên cơ hữu để mở ngành Y đa khoa là 30 thạc sỹ/tiến sỹ các ngành/chuyên ngành Y học; ngành Dược là 20 thạc sỹ/tiến sỹ. Như vậy, yêu cầu về đội ngũ giảng viên để mở ngành đào tạo Y, Dược sẽ cao hơn nhiều so với các ngành khác là 10 thạc sỹ/tiến sỹ đúng ngành/ngành gần với ngành đăng ký đào tạo.
17. Cử tri tỉnh Bạc Liêu và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri cho rằng điểm đầu vào rất thấp mà lại được tuyển sinh đào tạo các ngành chuyên y dược là không phù hợp. Đề nghị ngành Chức năng dừng việc cấp phép các trường đại học dân lập được đào tạo ngành y, dược
Trả lời: (Tại Công văn số 2994/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Theo kết quả tuyển sinh năm 2015 của các trường đại học đào tạo ngành Y cho thấy điểm đầu vào ngành Y đa khoa và ngành Dược học trình độ đại học của các trường cả công lập và ngoài công lập đều trên 22 điểm (tính trung bình chung là 7 điểm/môn).
Để đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo, trước khi cho phép các cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo Y, Dược, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn đề nghị cơ sở đào tạo phải có ý kiến của Bộ Y tế về nhu cầu và khả năng đào tạo của cơ sở về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ sở thực hành và chương trình đào tạo phải được thẩm định bởi các trường có kinh nghiệm đào tạo khối Y, Dược[5].
Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y, Dược, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang sửa đổi quy định về việc mở ngành đào tạo ngành y, dược. Nội dung dự thảo này đã tham khảo ý kiến của Bộ Y tế và các trường đại học có kinh nghiệm trong công tác đào tạo ngành y đa khoa và dược. Theo đó, số lượng giảng viên cơ hữu để mở ngành Y đa khoa là 30 thạc sỹ/ tiến sỹ các ngành/chuyên ngành Y học và ngành Dược là 20 thạc sỹ/tiến sỹ thuộc các ngành/chuyên ngành Dược học cao hơn nhiều so với điều kiện để mở các ngành khác là 10 thạc sỹ/tiến sỹ đúng ngành/ngành gần với ngành đăng ký đào tạo. Tiêu chí này cao hơn nhiều so với tiêu chí trước đây đối với điều kiện được phép mở ngành đào tạo trình độ đại học chung (trong đó có ngành thuộc nhóm ngành Sức khỏe) là 1 tiến sỹ và 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành.
18. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: học sinh tuy đã được học tiếng Anh ở trường phổ thông (07 năm) nhưng không thể giao tiếp với người nước ngoài được, vì thực tế việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông xem nhẹ rèn kỹ năng nghe và nói, chỉ chú trọng phần ngữ pháp. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu sửa đổi chương trình dạy-học tiếng Anh ở trường phổ thông nên chú trọng luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh, nhất là trong kiểm tra đánh giá cần chú ý kiểm tra cả 04 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết
Trả lời: (Tại Công văn số 2935/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020”, để khắc phục hạn chế của chương trình tiếng Anh (07 năm) ở phổ thông, từ năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện thí điểm, từng bước nhân rộng chương trình tiếng Anh mới (10 năm), bắt đầu từ lớp 3 (ở cấp tiểu học) đến lớp 12 (ở các cấp trung học phổ thông) tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chương trình tiếng Anh mới đã chú trọng hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc,Viết. Việc dạy học tiếng Anh, đặc biệt trong việc kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh phổ thông, đã bám sát các bậc trình độ năng lực của 04 kỹ năng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2014[6].
19. Cử tri tỉnh An Giang, Long An, Đắk Nông và Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu soạn thảo sách giáo khoa sử dụng ổn định từ 10 năm đến 20 năm, nhằm hạn chế tốn kém cho người học và Nhà nước.
Việc thay đổi sách giáo khoa của các bậc học gây lãng phí ngân sách nhà nước và tốn kém cho gia đình học sinh; tuổi thọ của bộ sách giáo khoa sắp tới được sử dụng thống nhất trong bao nhiêu năm. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đánh giá toàn diện về chương trình sách giáo khoa hiện hành một cách chi tiết, cụ thể hơn, xác định rõ những gì phù hợp và chưa phù hợp để xây dựng được lộ trình phù hợp cho công tác đổi mới sách giáo khoa.
Đề nghị nghiên cứu cải cách giáo dục, đặc biệt là sách giáo khoa phải mang tính kế thừa (lớp người trước học để lại lớp người sau học tiếp tục), nếu như việc thay đổi liên tục sẽ gây khó khăn, tốn kém cho phụ huynh và học sinh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2934/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Thực tế, trong thế kỷ XX, ở các nước trong khu vực và trên thế giới, tuổi thọ bình quân của một bộ chương trình, sách giáo khoa thường từ 10 đến 15 năm; bộ Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam triển khai từ năm 2001, dự kiến đến năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện bộ Chương trình, sách giáo khoa mới (theo hình thức cuốn chiếu với lớp 1, lớp 6 và lớp 10). Việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa là một vấn đề tất yếu và rất cần thiết, vừa để khắc phục những vấn đề bất cập, hạn chế của chương trình sách giáo khoa hiện hành; vừa đảm bảo tính cập nhật, đưa tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy trong các nhà trường, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam với khu vực và thế giới, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước đây, cũng như trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Để biên soạn chương trình, sách giáo khoa tốt nhất và có thể sử dụng lâu dài, tránh tình trạng phải bổ sung, chỉnh lí quá nhiều, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết đánh giá nghiêm túc về kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) hiện hành theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10. Về cơ bản, CT, SGK hiện hành đã và đang góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, CT còn một số nội dung còn hàn lâm, chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng, còn trùng lặp ở các môn học. SGK chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêu cầu sư phạm; còn có những tình huống thực tiễn gượng ép; những sự kiện, số liệu, thuật ngữ còn thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học hoặc giữa một số môn học; chưa chú ý thoả đáng đến việc tạo cơ hội phát triển ý tưởng khoa học và học cách học, chưa quan tâm phát huy năng lực tư duy độc lập của học sinh. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức triển khai những nhiệm vụ khoa học, tham khảo kinh nghiệm xây dựng chương trình, sách giáo khoa của những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Hoa kì, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singgapo, Úc, Nhật Bản….; vận dụng một cách sáng tạo, không dập khuôn máy móc, đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam vào việc xây dựng CT giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH10 của Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH10 của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn chương trình và một bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ hội có những sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Tất cả sách giáo khoa phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng bảo đảm tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định sách giáo khoa sẽ được công khai, minh bạch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn, sử dụng bộ sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn địa phương; hướng dẫn thư viện các nhà trường có giải pháp để người học trước để lại SGK cho người học lớp sau sử dụng tiếp tục, giảm bớt khó khăn, tốn kém cho phụ huynh và học sinh.
20. Cử tri tỉnh Long An, Nghệ An và Hưng Yên kiến nghị: tiếp tục phản ánh tình trạng dạy thêm và học thêm ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc tiểu học vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Đề nghị các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra để xử lý.
Trả lời: (Tại Công văn số 2933/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. Các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi; …., trong đó có thể có việc giúp học sinh ôn tập để thi, kiểm tra đầu cấp. Ngoài mục đích nâng cao kiến thức, cũng có những cha mẹ học sinh muốn kết hợp với việc nhờ thầy cô giáo dạy thêm quản lý con cái họ trong lúc họ bận công việc.
Tuy nhiên, cũng có hiện tượng đáng phê phán trong hoạt động dạy thêm là có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội. Một số nơi dạy thêm học thêm phát triển tràn lan còn do công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm sai quy định, cụ thể là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm học thêm.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo quán triệt và hướng dẫn đầy đủ các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về dạy thêm học thêm, đồng thời chủ động kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Trong Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm học thêm.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học chính khóa, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh: Kiểm tra, thi kiến thức cơ bản, giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học; đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng tăng cường giao quyền chủ động trên cơ sở nâng cao tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo.
- Thành lập Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận những phản ánh của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy thêm học thêm, và những biểu hiện tiêu cực khác, kịp thời thông tin, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục xử lý.
Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ từng bước khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố có ý kiến với UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tăng cường quản lý, chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo đúng quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
21. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: hiện nay các nước hội nhập ASEAN đều có chương trình giáo dục về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ của các nước trong khu vực cho học sinh. Đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo nghiên cứu áp dụng bổ sung vào chương trình giáo dục hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 2932/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Hiện nay, trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử cấp THCS và THPT đều có những bài, mục đề cập đến sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì Lịch sử, trong đó có những nội dung về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ so với nhu cầu của đất nước hội nhập trong giai đoạn mới.
Thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo đang chỉ đạo xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó nội dung giáo dục về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ của các nước trong khu vực cho học sinh sẽ được chú trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển của cộng đồng ASEAN.
22. Cử tri tỉnh Vĩnh Long và Bình Thuận kiến nghị: Nhiều cử tri phản ánh tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng khi ra trường không tìm được việc làm. Đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cần có giải pháp quy hoạch, đào tạo công tác tuyển sinh có chất lượng, đảm bảo khi ra trường sinh viên đều tìm được công việc phù hợp, ổn định.
Trả lời: (Tại Công văn số 2953/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo chưa chú trọng tới việc nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực, chỉ đào tạo những gì trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần, trách nhiệm đối với người học, đối với xã hội chưa cao. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành thiếu đồng bộ, thông tin về nguồn nhân lực (phân theo các ngành nghề) và nhu cầu việc làm của các ngành chưa công bố công khai hàng năm. Hệ thống quản lý lao động và việc làm không có thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối cung - cầu, thiếu thừa cục bộ, sinh viên tốt nghiệp khó tìm kiếm việc làm.
Để nhằm khắc phục tình trạng đào tạo không gắn với sử dụng nhân lực, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động để giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm. Kết quả bước đầu, quy mô giáo dục đại học dần đi vào ổn định, chất lượng đại học có chuyển biến tích cực.
Để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tập trung vào một số giải pháp dưới đây:
- Đảm bảo các yếu tố chất lượng đầu vào cho giáo dục đại học; triển khai thực hiện đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ làm giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng; đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp thực tiễn Việt Nam, phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Quản lý chất lượng đào tạo theo hướng quản lý chất lượng tổng thể bao gồm quản lý các điều kiện đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra; thực hiện 3 công khai, công bố chuẩn đầu ra; đánh giá và kiểm định chất lượng; thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học, cao đẳng.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo tăng cường kết nối với doanh nghiệp, cơ quan bằng nhiều hình thức hợp tác khác nhau: các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo để đào tạo bồi dưỡng lao động, tạo nơi thực tập cho sinh viên; đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp
- Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, chú trọng yếu tố vùng miền, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và nông thôn; quy hoạch, xây dựng các khu đại học; chuẩn bị tốt các nguồn lực cho sự phát triển của toàn hệ thống; chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đại học, phát triển một hệ thống các trường đại học chất lượng, có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao.
- Xác định rõ vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý dưới Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học, xây dựng và ban hành các chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học cho từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền và từng địa phương.
- Phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện việc giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động của trường; theo dõi, đánh giá và công bố rộng rãi kết quả đánh giá các sản phẩm sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường để người học, nhà đầu tư, và toàn xã hội biết. Thống nhất chia xẻ thông tin liên quan tới đội ngũ lao động; nhu cầu lao động theo các nhóm ngành nghề để tạo căn cứ cho các ngành hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình chỉ đạo tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học.
23. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhiều ý kiến cử tri cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét tuyển Đại học, Cao đẳng,… như năm học 2014-2015 đang có nhiều bất cập, tốn kém và gây căng thẳng, bức xúc cho các em học sinh và phụ huynh. Cử chi kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề án thi tốt nghiệp THPT năm học 2015-2016 theo hướng: Khi học hết chương trình THPT các em học sinh sẽ được Hội đồng nhà trường và Hội đồng của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét và cấp chứng nhận đã hoàn thành chương trình THPT. Trên cơ sở Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT, các trường Đại học và Cao đẳng, sẽ chủ động thi tuyển đầu vào để sàng lọc trình độ, năng khiếu tương xứng với ngành học mà mình tuyển sinh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2957/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông (THPT) phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Mục đích Kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ thông mà còn có tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Do đó, không thể bỏ kỳ thi kết thúc chương trình THPT vì mục đích này. Tuy nhiên, theo lộ trình thực hiện đổi mới căn bản toàn diện để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội: “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực…”; đồng thời thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lắng nghe, tiếp thu đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học giáo dục để có những cải tiến, điều chỉnh về hình thức thi, kỹ thuật tổ chức thi để đảm bảo kỳ thi đơn giản, gọn nhẹ, an toàn, khách quan và đánh giá đúng chất lượng dạy và học bậc học phổ thông.
Đối với tuyển sinh đại học cao đẳng, tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong Luật giáo dục đại học, theo đó các trường tổ chức tuyển sinh có thể tổ chức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh, năm 2016 các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã lựa chọn đa dạng các phương thức tuyển sinh đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào, tính chất đặc thù ngành nghề đào tạo và phù hợp các yêu cầu riêng của trường. Có trường tổ chức thi tuyển như Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật kết hợp xét tuyển các môn văn hóa bằng kết quả học THPT với thi tuyển các môn năng khiếu, hơn 300 trường ĐH, CĐ có đề án tự chủ tuyển sinh với phương án xét tuyển bằng kết quả học tập, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc các phương thức khác như sử dụng kết quả của kỳ thí đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Như vậy sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia chỉ là một trong phương án xét tuyển và không mâu thuẫn với quyền tự chủ tuyển sinh theo Luật định.
Ngay sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đánh giá kết quả triển khai kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2016 làm cơ sở để đưa ra phương án thi và tuyển sinh cho năm 2017 và các năm tiếp theo.
24. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, lối sống vô cảm nhất là ở thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực trong học đường xảy ra ngày càng nhiều, gây tác động tiêu cực đến tâm lý của phụ huynh và học sinh. Cử tri đề nghị ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và phải được chú trọng từ bậc tiểu học để tạo ra các thế hệ tốt cho tương lai
Trả lời: (Tại Công văn số 2979/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay là những công dân có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tích cực học tập rèn luyện và tu dưỡng bản thân; có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,… Rất nhiều học sinh, sinh viên tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, có ý chí vươn lên để giúp đỡ gia đình thoát nghèo và góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống và ý thức tuân thủ pháp luật, một số ít học sinh, sinh viên sa đà vào tệ nạn xã hội, phạm tội nghiêm trọng, gây lo lắng trong dư luận xã hội. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân về những hạn chế, yếu kém của công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên, cụ thể:
a) Tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên
- Ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống cho học sinh, sinh viên[7].
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11/6/2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2015 - 2020”[8];
- Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA- BGDĐT ngày 28/8/2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục (thay thế thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA).
b) Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, phối hợp ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường[9].
Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020”; Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; Chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...
c) Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các bộ môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên
- Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình giáo dục hiện hành từ cấp học mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2009 – 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông từ năm học 2010 – 2011. Rà soát, tinh giản những nội dung, kiến thức khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh trong Bộ môn giáo dục công dân; lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp với đặc điểm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử…nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; đổi mới cách đánh giá học sinh (Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học); thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ...).
- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể[10]... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.
- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó có chú trọng nội dung môn Đạo đức và Giáo dục công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc giáo dục chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho học sinh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, học sinh cũng được giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
d) Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn
- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chủ động tham mưu với chính quyền và phối hợp với các ban, ngành, các lực lượng xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tình trạng học sinh đánh nhau theo từng năm học và thời điểm cụ thể. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam..., huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, quản lý học sinh, sinh viên.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
e) Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, xác lập hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia đình để thông báo tình hình rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý học sinh; phối hợp với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đặc biệt phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình để tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
25. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: có giải pháp tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề theo nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị vừa tạo điều kiện để hội nhập và cũng tránh lãng phí nguồn nhân lực xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 2951/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị và Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp[11], với trách nhiệm được Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những biện pháp khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể:
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan truyền thông tổ chức các hội thảo về công tác phân luồng nhằm tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh công tác này;
- Chỉ đạo các địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để đẩy mạnh công tác phân luồng bằng những việc làm cụ thể, như: vận động Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,… tuyên truyền để đưa học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN);
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo TCCN đổi mới nội dung đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực; Sắp xếp lại nội dung chương trình, đẩy mạnh đào tạo kỹ năng ngay từ đầu khóa học để hạn chế tình trạng thôi học; thực hiện miễn 100% học phí đối với người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp[12];
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề thí điểm kết hợp dạy văn hóa và dạy nghề, để sau 3-4 năm học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng trung cấp nghề;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở đào tạo TCCN phối hợp với các trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức tuyển học sinh tốt nghiệp THCS để đào tạo TCCN đồng thời dạy văn hóa theo chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông[13]; hướng dẫn các cơ sở có đào tạo TCCN phối hợp với các trường trung học trên địa bàn để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh;
Phân luồng là công việc phức tạp, không thể giải quyết bằng các mệnh lệnh hành chính mà phải có giải pháp hệ thống tạo ra con đường phát triển thuận lợi cho học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện hiệu quả công tác phân luồng, ngoài trách nhiệm chính của ngành giáo dục và đào tạo và ngành lao động, thương binh và xã hội, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, sự thay đổi nhận thức và vào cuộc của học sinh và gia đình. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện một số công việc sau:
- Xây dựng Đề án phân luồng học sinh sau THCS và THPT để trình Chính phủ phê duyệt;
- Tăng cường tuyên truyền; Mở diễn đàn trên Báo Giáo dục và Thời đại về công tác phân luồng học sinh sau THCS để cả xã hội tham gia đóng góp đẩy mạnh công tác này;
- Chỉ đạo các Sở giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tham gia dạy các kỹ năng nghề nghiệp trong các trường phổ thông, giúp học sinh sớm làm quen với môi trường giáo dục nghề nghiệp để tạo ham muốn và lòng tin ban đầu, đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực có sẵn ở các trường chuyên nghiệp;
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Triển khai cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để hoàn thiện cơ chế phân luồng và liên thông trong hệ thống.
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị quốc gia để bàn về các giải pháp đẩy mạnh phân luồng.
- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và việc làm gắn với phân luồng học sinh hoặc lồng ghép công tác phân luồng vào chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề hiện nay. Trước mắt sẽ triển khai đổi mới nội dung, hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các trường trung học. Lựa chọn một số tỉnh có điều kiện phù hợp thí điểm triển khai mô hình giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, hướng tới mục tiêu phân luồng.
26. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu điều chỉnh hoặc bỏ cách đánh giá học sinh bậc tiểu học theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 như hiện nay vì phụ huynh không nắm bắt được học lực của con em mình
Trả lời: (Tại Công văn số 2946/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt là Thông tư 30) là phương pháp đánh giá học sinh kết hợp nhận xét trong quá trình học với kết quả kiểm tra cuối học kỳ và cuối năm học, theo sát được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện. Đây là phương pháp đánh giá tiên tiến, được áp dụng ở tất cả các nước có nền giáo dục phát triển, giúp học sinh tiến bộ dần trong quá trình học, phát huy hết khả năng và đạt được mức độ cao nhất, đồng thời xác định được trình độ của học sinh khi hoàn thành lớp học, cấp học. Do đó giúp học sinh tự tin, tạo hứng thú trong học tập, từng bước vượt qua khó khăn, giảm được sự tự ti, mặc cảm hoặc chủ quan, tự mãn của học sinh, dần nâng cao chất lượng.
Đánh giá theo Thông tư 30 thì giáo viên luôn quan sát, theo dõi học sinh trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong quá trình đó, giáo viên sẽ tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên kịp thời để học sinh hoàn thành từng nội dung học tập và có cách học tốt hơn; giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét, góp ý bạn và học bạn; giúp học sinh điều chỉnh cách học, không gây áp lực cho cha mẹ học sinh và học sinh, nhất là học sinh có khó khăn trong học tập. Cách đánh giá mới coi trọng đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực học sinh: không chỉ đánh giá về kiến thức mà đặc biệt coi trọng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống; đánh giá năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; một số phẩm chất (chăm học, chăm làm); tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỷ luật, đoàn kết; yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước, đồng thời động viên sự cố gắng, tiến bộ hay năng khiếu của từng học sinh; khen thưởng học sinh có thành tích nổi bật (toàn diện hoặc từng mặt) và học sinh có tiến bộ hoặc vượt khó.
Cuối học kỳ I và cuối năm học có tổ chức bài kiểm tra định kì đối với một số môn học. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của học sinh và được chấm điểm. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để xếp loại học sinh hay để so sánh học sinh này với học sinh khác mà chủ yếu để giáo viên, cha mẹ học sinh kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh trong học kì, trong năm học. Nếu kết quả bài kiểm tra định kỳ chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều chỉnh cách dạy, cách hướng dẫn, giúp đỡ học sinh; có thể cho học sinh làm lại bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực học sinh hay hiệu quả của các giải pháp giáo dục đã được áp dụng. Mục đích cuối cùng vẫn là vì sự tiến bộ của học sinh, nhằm giúp học sinh học được và học tốt.
Việc kết hợp nhận xét với cho điểm bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học (có các câu hỏi, bài tập phân chia theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo là phù hợp với quan điểm đánh giá hiện đại), chủ yếu để xác nhận trình độ, kết quả cuối cùng của học sinh và kiểm chứng quá trình đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; là một kênh thông tin tham khảo về kết quả giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo.
Trong quá trình triển khai Thông tư 30, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến góp ý từ phía giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tổ chức triển khai có hiệu quả việc đổi mới đánh giá học sinh trong thời gian tới. Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn chuyên gia ở các trường sư phạm và các chuyên gia khác để thực hiện khảo sát, đánh giá ngoài về Thông tư 30. Trên cơ sở kết quả khảo sát này, Bộ sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý và đại diện giáo viên, phụ huynh học sinh và tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư 30 để có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn công bố rộng rãi với toàn xã hội và tiếp tục triển khai trong năm học 2016-2017.
27. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị xem xét, bổ sung vào chương trình khung dạy tiếng Khmer để áp dụng đối với những vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống
Trả lời: (Tại Công văn số 2982/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Việc dạy học tiếng Khmer đã được thực hiện từ nhiều năm nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở[14] và đang được thực hiện tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống: Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Điều 3, Điều 4, Chương 2 Nghị định này đã nêu rõ điều kiện và quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy trong trường học.
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính cũng đã ban hànhThông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo đó, việc học tiếng Khmer trong trường phổ thông thuộc môn học tự chọn, cơ cấu và thời lượng của được quy định cụ thể trong khung chương trình giáo dục phổ thông và học sinh đăng ký học theo nhu cầu.
28. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị sửa đổi Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn việc khen thưởng và kỉ luật học sinh các trường phổ thông áp dụng chung đối với các bậc học của học sinh cho phù hợp với thực tế (hiện nay không áp dụng hình thức chấm điểm cho học sinh Trường Tiểu học)
Trả lời: (Tại Công văn số 2980/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Thực hiện chương trình công tác năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Thông tư mới để thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ thông.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Sở giáo dục và đào tạo và các nhà trường để hoàn thiện dự thảo Thông tư theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong tháng 9/2016.
29. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Việc thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học là chưa phù hợp thực tiễn, vì giáo viên phải dành nhiều thời gian để ghi nhận xét học sinh thay vì chấm điểm, dẫn đến thời gian tập trung vào chuyên môn giảng dạy cho học sinh rất ít. Đề nghị Bộ nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp
Trả lời: (Tại Công văn số 2945/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Việc đánh giá học sinh tiểu học hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt là Thông tư 30). Tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 30 quy định ”giáo viên nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh”. Như vậy, Thông tư 30 không bắt buộc giáo viên viết lời nhận xét, đánh giá mà có thể thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh. Đánh giá nhận xét cũng là hoạt động chuyên môn, là một khâu của quá trình dạy học nhằm phản hồi, giúp học sinh điều chỉnh cách học có hiệu quả.
Để hướng dẫn cụ thể hơn cho giáo viên, ngày 29/10/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 6169/BGDĐT-GDTH về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30, hướng dẫn cụ thể như sau:
- Giáo viên chủ động vận dụng đánh giá học sinh linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” phù hợp với từng đối tượng học sinh; khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng.
- Giáo viên có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng.
- Các nhà trường thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm nhẹ công việc, thủ tục hành chính, hồ sơ; hỗ trợ để giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh tiến bộ, tự tin, hoàn thành nội dung học tập.
Trong quá trình triển khai Thông tư 30, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến góp ý từ phía giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tổ chức triển khai có hiệu quả việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học trong thời gian tới.
30. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ quy định đối với trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,5 giáo viên/lớp không còn phù hợp với thực tế. Vì hiện nay môn Tin học, Ngoại ngữ đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học. Cử tri đề nghị Nhà nước xem xét, điều chỉnh Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV cho phù hợp
Trả lời: (Tại Công văn số 2940/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Triển khai thực hiện Luật Viên chức số 58/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đang tiến hành xây dựng thông tư liên tịch quy định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập để thay thế Thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 08 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Trong thông tư sẽ quy định cụ thể khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các trường phổ thông (trong đó có trường tiểu học dạy học 1 buổi/ngày và trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày) bảo đảm phù hợp với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo dự thảo, thời lượng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phù hợp với định mức giáo viên hiện hành. Vì vậy, trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo: Đối với môn Tin học, các Sở giáo dục và đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí đủ số lượng giáo viên Tin học cho các trường theo hướng linh hoạt, có thể bố trí dùng chung một giáo viên dạy ở một số trường quy mô nhỏ cùng địa bàn... có kế hoạch, lộ trình để tuyển đủ số giáo viên Tin học thực hiện chương trình, sách giáo hoa mới từ năm học 2018-2019 và các năm tiếp theo; Đối với môn tiếng Anh tiểu học yêu cầu tuyển đủ giáo viên dạy môn tiếng Anh ở tiểu học trong định mức 1,2 giáo viên trong một lớp đối với lớp học 1 buổi trong ngày và 1,5 giáo viên trong một lớp đối với lớp học 2 buổi trong ngày để thực hiện dạy 4 tiết/tuần cho các lớp 3, 4, 5 theo lộ trình từng năm.
31. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri bày tỏ quan điểm đồng tình với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 525/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 03/02/2016 quy định năm 2016 sẽ tổ chức cụm thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy vậy, nhiều ý kiến còn băn khoăn, lo ngại cho rằng các tỉnh vì lợi ích của con em mình sẽ phát sinh những bất cập, thậm chí là tiêu cực trong quá trình tổ chức, từ khâu coi thí đến chấm điểm thi nếu giao Hội đồng thi ở địa phương mà thiếu sự thanh tra, giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng. Nhiều vấn đề như lộ đề, nới lỏng việc coi thi, chấm thi, để thí sinh quay cóp, sử dụng tài liệu, đánh dấu bài thi; giám thị tiếp tay cho thí sinh và nhiều bất cập khác làm cho kết quả thi không phản ánh dúng thực chất dẫn đến chất lượng xét tuyển không đảm bảo thực chất. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp thiết thực đủ mạnh để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng, đạt hiệu quả cao
Trả lời: (Tại Công văn số 2952/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Tổ chức cụm thi tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), gồm:
- Cụm thi cho thí sinh dự thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và xét tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở GDĐT và với trường ĐH, CĐ khác tổ chức (gọi tắt là cụm thi đại học) với các Điểm thi đặt ở trung tâm tỉnh lỵ và vùng phụ cận; toàn quốc có 70 cụm thi đại học.
- Cụm thi cho thí sinh dự thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT do sở GDĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH, CĐ tổ chức (gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp) với các Điểm thi đặt tại trường hoặc liên trường THPT của tỉnh; toàn quốc có 50 cụm thi tốt nghiệp ở 49 tỉnh và Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng.
- Tùy tình hình cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định không tổ chức cụm thi tốt nghiệp mà tổ chức cho các đối tượng thí sinh đều dự thi ở cụm thi ĐH tại địa phương; toàn quốc có 14 tỉnh thực hiện điều này.
Để khắc phục những hạn chế mà cử tri đã nêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường sự phối hợp của các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ban, ngành trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tăng cường phân cấp, gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh tập huấn nghiệp vụ đi liền với nêu cao ý thức trách nhiệm; chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất phục vụ tổ chức thi gắn với tăng cường truyền thông để tạo sự đồng thuận, thống nhất. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là ở các khâu coi thi, chấm thi, xét tuyển; xử lý nghiêm các vi phạm đối với cả cán bộ, giáo viên và thí sinh.
Với các giải pháp đồng bộ nói trên, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các bộ, ban ngành, địa phương, các tổ chức xã hội quyết tâm tổ chức kỳ thi THPTQG và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
32. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Chương trình giáo dục mầm non quy định không được dạy chữ, trong khi chương trình học lớp 1 yêu cầu học sinh phải biết đọc, viết. Vấn đề này đã gây khó khăn cho các em học sinh khi vào lớp 1, học sinh bỡ ngỡ trước chương trình mới, dẫn đến phải vất vả học thêm, gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu lại chương trình học của 2 cấp này để có sự chuyển biến hợp lý giúp các em chủ động đối với chương trình học lớp 1 khi chuyển cấp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2991/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Luật Giáo dục 2005 đã xác định "mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1". Chương trình giáo dục mầm non được ban hành năm 2009, nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với đặc điểm phát triển của lứa tuổi mầm non, đảm bảo tính liên thông giữa Chương trình mẫu giáo 5 tuổi và Chương trình lớp 1. Trong nội dung Chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi đã có lĩnh vực Giáo dục phát triển ngôn ngữ, gồm những nội dung giáo dục cho trẻ “nghe, nói, làm quen với việc đọc, viết” ví dụ: làm quen với cách sử dụng sách, bút; làm quen với chữ viết (nhận dạng và phát âm các chữ cái, tập tô, tập đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái); làm quen với đọc sách (cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện qua các hình vẽ), các nội dung được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi. Như vậy, trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi là đã được chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp 1 Tiểu học.
Chương trình Tiếng Việt lớp 1 không yêu cầu học sinh trước khi vào học lớp 1 phải biết đọc, viết. Học hết chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, học sinh sẽ có được kĩ năng đọc thông, viết thạo. Để trẻ vào lớp 1 không gặp khó khăn và bỡ ngỡ do chuyển từ học mầm non sang học tiểu học, tại các trường tiểu học, học sinh vào lớp 1 thường được tập trung đến trường trước khi khai giảng năm học để làm quen về nền nếp học tập, vệ sinh học đường … Việc này sẽ giúp trẻ chuyển dần từ “hoạt động chơi” ở mầm non sang “hoạt động học” ở lớp 1. Trước khi học đọc và học viết, học sinh lớp 1 sẽ được giáo viên hướng dẫn từ những thao tác đơn giản nhất như: tư thế đọc và tư thế viết đúng (VD: cách ngồi để đọc hoặc viết, khoảng cách giữa mắt và sách, vở, cách cầm bút…), từng bước biết đọc, biết viết, biết tính toán.
Việc một số trẻ đi học trước chương trình lớp 1 ở các thành phố, khu vực trung tâm của các tỉnh là do tâm lý cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái, chạy theo tâm lý đám đông mà không hiểu hết tác hại của việc bắt trẻ học sớm. Một bộ phận giáo viên tiểu học do nhận thức chưa đầy đủ nên vẫn tổ chức dạy trước Chương trình lớp 1. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm của một số Hiệu trưởng nhà trường còn yếu, chưa thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý. Sự phối hợp của chính quyền một số địa phương về công tác này chưa chặt chẽ. Để chấn chỉnh hiện tượng này, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 3/11/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học. Trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản hướng dẫn về việc không cho trẻ học trước, không thi tuyển vào lớp 1.
33. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị không nên xuất bản 02 bộ sách giáo khoa cho học sinh 02 miền Nam - Bắc khác nhau.
Trả lời: (Tại Công văn số 2955/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 88/2014/QH10 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13 và Quyết định 404/QĐ-TTg ngày ngày 27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa mới, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ hội có những sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương.
Theo quy định, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tổ chức, cá nhân biên soạn đều phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định theo đúng quy trình. Hội đồng này sẽ hoạt động theo một quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để ra quyết định phê duyệt cho phép lưu hành những bộ sách đạt tiêu chuẩn. Việc lựa chọn sách nào để sử dụng sẽ được phân cấp đến giáo viên, tổ (nhóm) chuyên môn và các trường phổ thông sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương và từng nhà trường.
Như vậy, sẽ không có việc tổ chức biên soạn, xuất bản 2 bộ sách giáo khoa khác nhau để 1 bộ dùng cho học sinh miền Nam và 1 bộ dùng cho học sinh miền Bắc.
34. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Hiện nay, theo Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 đối với các đối tượng thuộc hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định trên
Trả lời: (Tại Công văn số 2927/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Ngày 02/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ). Theo quy định tại Nghị định này thì đối tượng thuộc hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách này khi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
35. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP về chính sách miễn giảm học phí theo các bậc học cho con em hộ nghèo, hộ có công với cách mạng hiện nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Từ đó dẫn đến việc con em hộ nghèo, gia đình có công cách mạng gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng bỏ học. Đề nghị cần có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng bỏ học kéo dài
Trả lời: (Tại Công văn số 2926/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Ngày 02/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ), trong đó đã quy định các đối tượng miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập như sau:
- Miễn học phí đối với con của người có công với cách mạng được quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 của Văn phòng Quốc hội.
- Đối với bậc học mẫu giáo và phổ thông: miễn học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo và hỗ trợ chi phí học tập với mức 100.000 đồng/tháng/học sinh; giảm 50% học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo.
Ngoài ra, đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: được Nhà nước thực hiện chính sách cho vay để học theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Các chính sách nói trên đã thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với con của hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có công với cách mạng, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng được đến trường thụ hưởng chính sách ưu đãi trong giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách này khi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
36. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Chính phủ xem xét quy định mức học phí của các trường Đại học phải ổn định tối thiểu là 05 năm, tránh trường hợp tăng dần qua mỗi năm học, nhằm giúp sinh viên chủ động tính toán chi phí học tập, nếu tăng như hiện nay thì có sinh viên phải bỏ học giữa chừng do không có khả năng đóng học phí.
Trả lời: (Tại Công văn số 2925/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Việc tăng học phí được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Theo đó, lộ trình tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư trong vòng 05 năm, khoảng 10%/năm (không tăng đột ngột). Vì vậy, người học và gia đình người học hoàn toàn có thể tính toán trước và chủ động được mức chi phí học tập trong vòng 5 năm.
37. Cử tri tỉnh Đồng Nai, Gia Lai kiến nghị: xem xét có chính sách hỗ trợ cho đối tượng là con em người dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí, vì hiện nay đối tượng trên đang gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và không tìm được việc làm sau khi học xong bậc cao đẳng, đại học.
Trả lời: (Tại Công văn số 2924/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Chi ngân sách Nhà nước hàng năm để thực hiện chi trả cho các đối tượng chính sách xã hội thuộc các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng là rất lớn, bên cạnh đó nhà nước phải đảm bảo cân đối ngân sách để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, hiện nay Nhà nước mới chỉ có chính sách miễn, giảm học phí[15]; hỗ trợ chi phí học tập[16] cho đối tượng là con em dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo theo học bậc cao đẳng, đại học và chưa thể đáp ứng đủ kinh phí để chi bù đắp miễn giảm học phí cho toàn bộ con em dân tộc thiểu số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách này khi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
38. Cử tri tỉnh Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp chấn chỉnh tình trạng lạm thu tại các cấp học phổ thông và quản lý chặt chẽ hơn nữa việc dạy thêm, học thêm
Trả lời: (Tại Công văn số 2995/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
1. Thời gian qua, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố đã có nhiều giải pháp chấn chỉnh, nhưng tình trạng lạm thu ở một số cơ sở giáo dục, đặc biệt tại một số cơ sở giáo dục ở các thành phố, thị xã, thị trấn vẫn còn tồn tại, gây bức xúc trong xã hội.
Tình trạng lạm thu vẫn còn tồn tại là do một số nguyên nhân: (1) Các cơ sở giáo dục chưa quán triệt và thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đặc biệt là quy định quản lý, sử dụng kinh phí của Ban theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011[17]; (2) Thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương; (3) Còn bất cập giữa nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đáp ứng hoạt động dạy, học với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.
Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu ở các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp sau:
- Ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học, trong đó đề nghị Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo quán triệt và hướng dẫn đầy đủ các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về các khoản thu, chi trong trường học, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân[18] đồng thời chủ động kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ biến và quán triệt đầy đủ nội dung Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh đến tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Rà soát lại hệ thống văn bản quy định về dạy 2 buổi/ngày; dạy học các môn tự chọn… để có văn bản thống nhất hướng dẫn thu, chi trong các cơ sở giáo dục.
Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai một số giải pháp sau:
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm cơ sở cho việc xác định các khoản thu, chi đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cơ sở giáo dục.
- Thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình phù hợp với cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và điều kiện khả năng chi trả của gia đình người học.
- Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trong đó, nghiên cứu, đề xuất ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác cho giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới cơ chế tài chính đảm bảo đủ chi lương và các chi phí cho các hoạt động giáo dục cho các cơ sở giáo dục.
2. Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. Các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi; …., trong đó có thể có việc giúp học sinh ôn tập để thi, kiểm tra đầu cấp. Ngoài mục đích nâng cao kiến thức, cũng có những cha mẹ học sinh muốn kết hợp với việc nhờ thầy cô giáo dạy thêm quản lý con cái họ trong lúc họ bận công việc.
Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, gây bức xúc đối với xã hội là do có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm; công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.
Để để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm học thêm.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo quán triệt và hướng dẫn đầy đủ các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về dạy thêm học thêm, đồng thời chủ động kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học chính khóa, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh theo hướng: Giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học, qua đó đánh giá đúng chất lượng học tập và năng lực của học sinh; đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng tăng cường giao quyền chủ động trên cơ sở nâng cao tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo.
- Thành lập Tổ tiếp nhận và xử lý thông tin tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận những phản ánh của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm và thu góp trái quy định, kịp thời thông tin, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục xử lý. Cho đến nay, Tổ tiếp nhận đã phát huy được kết quả và nhận được sự ủng hộ cao của phụ huynh học sinh và xã hội.
Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ từng bước khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố có ý kiến với UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tăng cường quản lý, chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo đúng quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
39. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Giáo viên mầm non thực tế ngày làm việc 8 tiếng, về nhà phải làm đồ dùng dạy học, soạn giáo án, làm hồ sơ sổ sách…tốn rất nhiều thời gian, nhưng lương giáo viên mầm non thấp. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách ưu đãi đối với giáo viên mầm non để họ an tâm công tác, gắn bó với nghề.
Trả lời: (Tại Công văn số 2930/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Ngày 25 tháng 10 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào đã ban hành Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT qui định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư qui định: Đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 06 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng qui định để qui đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần; đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ /ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng qui định để qui đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần.
Giáo viên mầm non làm việc vượt quá giờ quy định nêu trên thì được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
40. Cử tri tỉnh An Giang, Long An, Điện Biên, Ninh Bình kiến nghị:
1. Cử tri kiến nghị việc các giáo viên giỏi không được hưởng phụ cấp khi được điều động sang làm công tác quản lý là không phù hợp, gây thiệt thòi cho họ, đồng thời không thu hút được giáo viên giỏi sang làm công tác quản lý.
2. Đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ quản lý ngành giáo dục tương tự như giáo viên đứng lớp.
3. Theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, những nhà giáo đang hưởng phụ cấp thâm niên, khi được điều động, bổ nhiệm làm công tác quản lý giáo dục sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên đối với thời gian trực tiếp giảng dạy trước đây. Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2011/NĐ-CP nhằm thu hút, động viên những nhà giáo có trình độ, năng lực tham gia công tác quản lý giáo dục.
4. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng giáo viên đã có thời gian giảng dạy tại các trường được điều động về làm công tác quản lý nhà nước tại các phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo được hưởng chế độ thâm niên nghề trong thời gian làm công tác giảng dạy.
Trả lời: (Tại Công văn số 2944/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Tại Tờ trình Chính phủ số 266/TTr- BGDĐT ngày 24/4/2014 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng các nhà giáo đang công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp (ít nhất ở giai đoạn làm giáo viên). Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách Nhà nước hiện nay không cho phép nên Chính phủ chưa thực hiện được.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu kiến nghị của cử tri và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề xuất với Chính phủ thực hiện chính sách trên trong thời gian tới.
41. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Việc thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập rất khó khăn trong bố trí giáo viên/lớp; bố trí kiêm nhiệm đối với vị trí kế toán và cán bộ y tế. Đề nghị các Bộ ngành chức năng nghiên cứu điều chỉnh một số nội dung theo Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
Trả lời: (Tại Công văn số 2981/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Ngày 16/3/2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thay thế Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được xây dựng phù hợp với Chương trình Giáo dục mầm non, các quy định tại Điều lệ trường mầm non để đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ và các quy định của pháp luật.
Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ sẽ tiếp thu và nghiên cứu những ý kiến góp ý của các địa phương để có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp trong thời gian tới.
42. Cử tri tỉnh Đồng Tháp, Hà Nam và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị có chính sách quan tâm hơn nữa tới chế độ lương của giáo viên ở các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non.
Đề nghị quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non, có chế độ khuyến khích, đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Trả lời (Công văn số 2956/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Hiện nay, giáo viên ở các cấp học (kể cả giáo viên mầm non) trong biên chế được hưởng lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các chế độ khác như viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy định tại Thông tư số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.
Ngoài các chính sách trên, giáo viên mầm non đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/06/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5954/VPCP-KGVX ngày 22/7/2013 thông bảo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: yêu cầu các Bộ, ngành không ban hành bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành nghề (trừ các phụ cấp đã quy định tại các luật chuyên ngành). Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, nghiên cứu chính sách đối với nhà giáo nói chung (trong đó có giáo viên mầm non) để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2016.
43. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non và bổ sung các chính sách cho các giai đoạn tiếp theo; Giao bổ sung biên chế giáo viên theo thực tế phát triển cấp học và thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non vào biên chế nhà nước trong chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025.
Trả lời: (Tại Công văn số 2990/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
1. Về tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển giáo dục mầm non
Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011của Thủ tướng Chính phủ đến 2015 là hết hiệu lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết những tác động của chính sách đến sự phát triển của giáo dục mầm non. Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011của Thủ tướng Chính phủ mang lại hiệu quả cao đã làm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ bán trú tăng, chất lượng bữa ăn cho trẻ được bảo đảm, làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi từng năm; đời sống, chế độ cho đội ngũ giáo viên mầm non được cải thiện. Do những tác động tích cực trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài thời gian thực hiện chính sách được quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg.
Ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 2417/TTg-KGVX đồng ý kéo dài việc thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non quy định tại Quyết định 239/QĐ-TTg và Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có văn bản ban hành chính sách mới, thay thế.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, dự thảo Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016 -2025, trong đó có đưa nội dung về hỗ trợ cho trẻ em, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Các văn bản này dự kiến sẽ ban hành vào Quý IV năm 2016.
2. Về việc giao biên chế và thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non
Việc giao biên chế theo thực tế phát triển cấp học mầm non được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và các quy định của pháp luật có liên quan. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng Đề án xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ thì địa phương thực hiện tuyển dụng theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức sau khi được phê duyệt.
44. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Kiến nghị quan tâm xây dựng đề án đội ngũ giáo viên để thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Trả lời: (Tại Công văn số 2929/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành để triển khai thực hiện Đề án này ngay từ năm 2016.
Mục tiêu của đề án được xác định là: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong Đề án cũng đã xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp để đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là: Hoàn thiện hệ thống văn bản, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, công tác truyền thông về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông; Nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, các khóa bồi dưỡng về các vấn đề: nâng cao năng lực đào tạo, giáo viên và cán bộ quản lý của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới công tác đào tạo giáo viên phổ thông, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên các trường sư phạm để đề xuất các giải pháp và sáng kiến nâng cao năng lực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
45. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Việc phân luồng học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học chưa nhiều nên công tác hướng nghiệp hạn chế, từ đó đào tạo nghề hạn chế, đề nghị làm tốt công tác phân luồng học sinh. Sinh viên đại học ra trường không có việc làm, không có tiền trả ngân hàng, việc đào tạo sinh viên ở nước ngoài nhưng sinh viên không về nước phục vụ gây chảy máu chất xám nhiều. Đề nghị bộ ngành cần có chính sách sử dụng sinh viên và thu hút nhân tài
Trả lời: (Tại Công văn số 2992/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
1. Vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông
Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) là nhiệm vụ chiến lược được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu. Hiện tại, hệ trung cấp chuyên nghiệp mỗi năm chỉ tuyển được từ 25 đến 28 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS vào học theo chương trình 3 năm.
Việc thực hiện phân luồng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân:
- Tâm lý xã hội chạy theo bằng cấp, thể hiện trong cả tuyển dụng (rất nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển lao động đều phải tốt nghiệp trung học phổ thông) và đề bạt người lao động.
- Chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông làm chưa tốt do thiếu tài chính và đội ngũ giáo viên được đào tạo về hướng nghiệp. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để thực hiện việc này.
- Cơ hội việc làm cho những học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề hay TCCN còn khá hạn chế.
- Sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề. Trang thiết bị các trường đào tạo nghề thiếu đồng bộ. Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề thiếu kinh nghiệm thực tế.
Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số công việc sau:
- Chỉ đạo các địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để đẩy mạnh công tác phân luồng bằng những việc làm cụ thể, như: vận động Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,… tuyên truyền để đưa học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết riêng về phổ cập trung học, là điều kiện quan trọng để triển khai phân luồng;
- Chỉ đạo các địa phương triển khai Công nghệ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, thiết kế các khóa đào tạo kỹ năng cho học sinh bỏ học, học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không theo học các chương trình trung cấp nghề hay TCCN;
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan truyền thông tổ chức các hội thảo về công tác phân luồng nhằm tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh công tác này;
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề thí điểm kết hợp dạy văn hóa và dạy nghề, để sau 3-4 năm học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng trung cấp nghề;
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo TCCN đổi mới nội dung đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực; Sắp xếp lại nội dung chương trình, đẩy mạnh đào tạo kỹ năng ngay từ đầu khóa học để hạn chế tình trạng thôi học.
Phân luồng là công việc phức tạp, không thể giải quyết bằng các mệnh lệnh hành chính mà phải có giải pháp hệ thống tạo ra con đường phát triển thuận lợi cho học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện hiệu quả công tác phân luồng, ngoài trách nhiệm chính của ngành giáo dục và đào tạo và ngành lao động, thương binh và xã hội, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, sự thay đổi nhận thức và vào cuộc của học sinh và gia đình.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện một số công việc sau:
- Tăng cường tuyên truyền; Mở diễn đàn trên Báo Giáo dục và Thời đại về công tác phân luồng học sinh sau THCS để cả xã hội tham gia đóng góp đẩy mạnh công tác này;
- Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tham gia dạy các kỹ năng nghề nghiệp trong các trường phổ thông, giúp học sinh sớm làm quen với môi trường giáo dục nghề nghiệp để tạo ham muốn và lòng tin ban đầu, đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực có sẵn ở các trường chuyên nghiệp;
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Triển khai cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để hoàn thiện cơ chế phân luồng và liên thông trong hệ thống.
- Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị quốc gia để bàn về các giải pháp đẩy mạnh phân luồng.
- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và việc làm gắn với phân luồng học sinh hoặc lồng ghép công tác phân luồng vào chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề hiện nay.
Trước mắt sẽ triển khai đổi mới nội dung, hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các trường trung học. Lựa chọn một số tỉnh có điều kiện phù hợp thí điểm triển khai mô hình giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, hướng tới mục tiêu phân luồng.
2. Vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở đào tạo căn cứ nhu cầu xã hội, xây dựng và phát triển các ngành nghề mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Một số đề án phát triển nguồn nhân lực đối với số ngành nghề đặc thù cùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin”, “Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia”, các cơ sở đào tạo đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo và đăng ký mở các ngành mới ngoài Danh mục giáo dục và Đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thí điểm như: Giới và phát triển, Quan hệ lao động, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Khoa học vật liệu và công nghệ Nano, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng…Ngoài các ngành đào tạo đặc thù triển khai theo các đề án của Chính phủ, một số cơ sở cùng nghiên cứu xây dựng các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2015/TT-BGD ĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 trong đó đã bổ sung quy định xã định chỉ tiêu theo khối ngành và đưa thêm tiêu chí trần quy mô cho 3 nhóm trường bên cạnh 2 tiêu chí cũ là đội ngũ giảng viên cơ hữu và diện tích sử dụng. Thông tư này cũng cho phép các cơ sở đào tạo điều chỉnh chỉ tiêu trong quá trình tổ chức đào tạo sát với nhu cầu thực tế và khả năng đào tạo của cơ sở đào tạo. Giảm thiểu việc đào tạo thừa một số ngành đang có sức hút trong xã hội.
Đối với một số ngành đào tạo sinh viên ra trường không tìm đươc việc làm theo đánh giá của một số đơn vị sử dụng lao động và đã có nhiều cơ sở đang đào tạo, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra cảnh báo hạn chế mở như: ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, kế toán ở các thành phố lớn, tạm dừng tuyển sinh đào tạo theo hình thức từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên; tạm dừng mở các ngành y đa khoa, dược đối với các trường đào tạo đa ngành.
Hiên tại ở mỗi địa phương, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực mà xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài khác nhau. Những chính sách đó chưa đủ hấp dẫn với những người tốt nghiệp loại giỏi xuất sắc và có trình độ cao đặc biệt là đỗi với những người tốt nghiệp ở nướ ngoài về. Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu xây dựng chính sách sử dụng sinh viên và thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và của xã hội.
46. Cử tri tỉnh Bến Tre, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Đắk Nông, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Đắk Nông, Nghệ An, Thái Bình và thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri tiếp tục bày tỏ sự bức xúc, lo lắng trước tình trạng sinh viên học xong đại học tốt nghiệp ra trường không có việc làm, việc này kéo dài nhiều năm nay mà Nhà nước chưa có giải pháp để khắc phục, lãng phí tiền của của người dân, làm cho đời sống người dân khó khăn lại càng khó khăn hơn khi phải vay mượn tiền lo cho con đi học. Cử tri kiến nghị Nhà nước quan tâm, nỗ lực hơn nữa tìm giải pháp trong việc đào tạo để học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp giảm bớt gánh nặng cho xã hội, tăng cường kiểm tra giám sát đối với giáo dục Đại học. Đồng thời chú trọng nhu cầu thị trường lao động về lao động lành nghề để hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 2954/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo chưa chú trọng tới việc nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực, chỉ đào tạo những gì trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần, trách nhiệm đối với người học, đối với xã hội chưa cao. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành thiếu đồng bộ. Thông tin về nguồn nhân lực (phân theo các ngành nghề); nhu cầu việc làm của các ngành chưa công bố công khai hàng năm. Hệ thống quản lý lao động và việc làm không có thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu thừa cục bộ, sinh viên tốt nghiệp khó tìm kiếm việc làm.
Để nhằm khắc phục tình trạng đào tạo không gắn với sử dụng nhân lực, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động để giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm. Kết quả bước đầu, quy mô giáo dục đại học dần đi vào ổn định, chất lượng đại học có chuyển biến tích cực.
Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tập trung vào một số giải pháp trong việc đào tạo để học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp, cụ thể :
- Đảm bảo các yếu tố chất lượng đầu vào cho giáo dục đại học (GDĐH); đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp thực tiễn Việt Nam, phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Quản lý chất lượng đào tạo theo hướng quản lý chất lượng tổng thể bao gồm quản lý các điều kiện đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra; thực hiện 3 công khai, công bố chuẩn đầu ra; đánh giá và kiểm định chất lượng; thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Đổi mới quản lý GDĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học, cao đẳng.
- Định kỳ kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và các chất lượng của các chương trình đào tạo trong giáo dục đại học;
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo tăng cường kết nối với doanh nghiệp, cơ quan bằng nhiều hình thức hợp tác khác nhau: các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo để đào tạo bồi dưỡng lao động, tạo nơi thực tập cho sinh viên; đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp
- Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, chú trọng yếu tố vùng miền, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và nông thôn; quy hoạch, xây dựng các khu đại học; chuẩn bị tốt các nguồn lực cho sự phát triển của toàn hệ thống; chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đại học, phát triển một hệ thống các trường đại học chất lượng, có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao.
- Phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện việc giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động của trường; theo dõi, đánh giá và công bố rộng rãi kết quả đánh giá các sản phẩm sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường để người học, nhà đầu tư, và toàn xã hội biết. Thống nhất chia xẻ thông tin liên quan tới đội ngũ lao động; nhu cầu lao động theo các nhóm ngành nghề để tạo căn cứ cho các ngành hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình chỉ đạo tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm: rà soát các tiêu chí đảm bảo chất lượng, điều kiện mở trường, liên kết đào tạo… Phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện việc giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động hệ thống GDĐH; kiên quyết xử lý vi phạm, buộc dừng tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo nếu không đảm bảo chât lượng và công bố rộng rãi kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm để người học, cơ quan quản lý và toàn xã hội biết.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án ‘‘Quỹ khởi nghiệp giành cho sinh viên’’ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt. Khi Đề án được phê duyệt và đi vào hoạt động, sẽ hỗ trợ khởi nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực và nhu cầu.
47. Cử tri tỉnh An Giang, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị nên xem xét, rà soát lại để giảm chỉ tiêu các ngành hiện đang dôi dư, có thể tạm ngưng đào tạo ngành đó, nhằm tạo ra sự cân bằng giữa khâu đào tạo và khâu giải quyết việc làm.
Trả lời: (Tại Công văn số 2976/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Trong các năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hoặc làm việc không đúng ngành nghề đào tạo.
Từ năm 2012, Bộ đã cảnh báo việc xác định chỉ tiêu đào tạo, tạm dừng mở mới đối với một số ngành sinh viên đào tạo ra khó kiếm được việc làm, như: Sư phạm,Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh… , nhất là ở khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; yêu cầu các cơ sở đào tạo tạm dừng mở mới các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên và giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường đào tạo sư phạm nhằm giảm số sinh viên ra trường dôi dư không có việc làm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 trong đó đã bổ sung quy định xã định chỉ tiêu theo khối ngành và đưa thêm tiêu chí trần quy mô cho 3 nhóm trường bên cạnh 2 tiêu chí cũ là đội ngũ giảng viên cơ hữu và diện tích sử dụng. Thông tư này cũng cho phép các cơ sở đào tạo điều chỉnh chỉ tiêu trong quá trình tổ chức đào tạo sát với nhu cầu thực tế và khả năng đào tạo của cơ sở đào tạo. Giảm thiểu việc đào tạo thừa một số ngành đang có sức hút trong xã hội.
48. Cử tri tỉnh Đắk Nông, Long An kiến nghị: Cử tri có ý kiến nên xem xét lại việc các trường đại học dân lập tuyển sinh tràn lan dẫn đến đào tạo con em ra trường không có chất lượng. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2988/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Trong những năm qua, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều thực hiện nghiêm túc quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy vậy, vẫn còn có một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập không thực hiện đúng các quy định về tuyển sinh và đào tạo như: tuyển sinh vượt chỉ tiêu, sai đối tượng; tuyển sinh và thực hiện đào tạo liên thông, liên kết sai quy định. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiên quyết xử lý đối với các cơ sở vi phạm: Một số trường đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, bị xử lý dừng tuyển sinh và đào tạo, giảm trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm học sau.
Để tạo tránh việc tuyển sinh tràn lan không chỉ đối với các trường ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp sau :
- Giao quyền cho các cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện để xã hội, người học cùng giám sát.
- Củng cố đội ngũ giảng viên, cán bộ quản trong các cơ sở đào tạo: tiếp tục triển khai đào tạo ở trong nước và ngoài nước theo các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tiếp tục định kỳ rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng các ngành, và xử lí nghiêm minh đối với các sai phạm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo: phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức nhiều nhóm kiểm tra theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau để kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh và xử lí nghiêm minh.
- Phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai thực hiện việc giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động của trường; theo dõi, đánh giá và công bố công khai, rộng rãi kết quả đánh giá các sản phẩm sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo để người học, nhà đầu tư, và toàn xã hội biết.
49. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị cần có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục phong hàm giáo sư, phó giáo sư, tránh tình trạng như trường Đại học Tôn Đức Thắng tự phong hàm cho cán bộ giảng viên của trường mà không theo quy định của nhà nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 2960/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Hiện nay, việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư , Phó giáo sư đang thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 và Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước và các cơ quan liên quan soạn thảo văn bản thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 22/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và các văn bản khác liên quan, trong đó có chú trọng tăng tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong nội dung văn bản mới.
50. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo không đúng chuyên ngành, liên kết đào tạo kém chất lượng.
Trả lời: (Tại Công văn số 3030/BGDĐT-VP ngày 21 tháng 6 năm 2016)
Hàng năm, theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra rà soát việc các cơ sở liên kết đào tạo trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh, xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành hành về liên kết đào tạo ở các trình độ.
Đối với các cơ sở giáo dục có dấu hiệu vi phạm như: thực hiện liên kết đào tạo khi các điều kiện liên kết đào tạo không đảm bảo theo quy định; không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước cho phép thực hiện liên kết đào tạo; đặt lớp không đúng địa điểm theo quy định; tuyển sinh không đúng đối tượng thì cơ sở giáo dục chủ trì liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, ngoài ra có thể bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo và Thủ trưởng cơ sở giáo dục chủ trì liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành. Theo đó, các tập thể, cá nhân khi xác nhận các điều kiện của cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo không đúng với quy định thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật; các cá nhân tham mưu tổ chức thực hiện hoạt động liên kết đào tạo trái quy định sẽ bị xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành và không được tham gia các hoạt động liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo từ 1 đến 3 năm, đây là hành lang pháp lý nhằm quản lý triệt để việc liên kết đào tạo của các cơ sở, đưa việc liên kết đào tạo đảm bảo đúng quy định, chất lượng và đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương...
Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến kiến nghị của các cử tri, các phương tiện thông tin, các địa phương đã góp ý và thông tin tới các đơn vị chức năng của Bộ về việc các cơ sở giáo dục liên kết không đảm bảo chất lượng đào tạo trên địa bàn để Bộ và các bộ, ngành liên quan phối hợp giám sát, xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật góp phần tổ chức đào tào tạo nhân lực cho các địa phương đảm bảo chất lượng.
51. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Sớm xem xét, bổ sung thêm đối tượng: “Nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại cơ sở giáo dục bán công” được hưởng chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 20/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 2959/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ[19] (Quyết định 52), Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam, Hội Cựu Giáo chức Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được một số kiến nghị của các nhà giáo khi đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập được chuyển sang dạy tại cơ sở giáo dục bán công (do yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc do cơ sở giáo dục công lập chuyển thành cơ sở giáo dục bán công) và nghỉ hưu tại trường bán công đề nghị được hưởng trợ cấp như đối với nhà giáo nghỉ hưu tại các cơ sở giáo dục công lập.
Thực hiện công văn số 1099/VPCP-KGVX ngày 19/02/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định 52; đồng thời làm rõ thêm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn về đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 52; thống nhất với các Bộ: Tư pháp, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính về phạm vi, đối tượng và nguồn kinh phí tăng thêm nếu ban hành chính sách, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
52. Cử tri tỉnh Bắc Kạn, Quảng Trị, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu việc cơ cấu lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước theo hướng ưu tiên mở rộng những trường đại học có uy tín, chất lượng đào tạo tốt; giảm bớt những trường đại học mở ra với mục đích kinh doanh; gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực của xã hội, tránh tình trạng nhiều con em được đào tạo xong không có việc làm.
Trả lời: (Tại Công văn số 2985/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các Bộ, ngành liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020. Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, chú trọng yếu tố vùng miền, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và nông thôn; quy hoạch, xây dựng các khu đại học; chuẩn bị tốt các nguồn lực cho sự phát triển của toàn hệ thống; chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đại học, phát triển một hệ thống các trường đại học chất lượng, có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao. Bộ đã chủ trương hạn chế việc thành lập mới các trường đại học, cao đẳng nhất là ở các Thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. đầu tư để tiếp tục phát triển hoặc giải thể, sáp nhập cơ sở hoạt động không có hiệu quả, khó tuyển sinh... Tập trung xây dựng một số cơ sở đào tạo mạnh (đại diện tiêu biểu cho các khối trường sư phạm sư phạm, kỹ thuật, kinh tế, nông lâm…) và một số ngành mũi nhọn hướng tới chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu xã hội, trong điều kiên mở của thị trường lao động để người học ra trường đễ kiếm việc làm, tránh lãng phí nhân lực.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn tập cơ sở giáo dục đại học (GD ĐH) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo để sinh viên sau khi tốt nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động:
- Tập trung đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; tăng cường triển khai đào tạo theo chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao để từng bước hội nhập quốc tế; tổ chức thực hiện kết nối với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động. Quản lí, giám sát chặt chẽ khâu kiểm tra, đánh giá công nhận kết quả học tập.
- Hướng dẫn cơ sở GD ĐH đổi mới chương trình đào tạo định hướng phân tầng các cơ sở GD ĐH; xây dựng tiêu chí, tài liệu hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo theo các hướng nghiên cứu, ứng dụng thực hành; chuẩn giảng viên cho các loại chương trình và tổ chức quản lý đào tạo, chương trình bồi dưỡng giảng viên, xây dựng và tạo cơ chế kiểm soát chuẩn đầu ra theo năng lực và vị trí việc làm.
- Chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở đào tạo tăng cường kết nối với doanh nghiệp, cơ quan bằng nhiều hình thức hợp tác khác nhau: các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo để đào tạo bồi dưỡng lao động, tạo nơi thực tập cho sinh viên; đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
53. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Một số cử tri phản ánh chính sách cử tuyển về giáo dục đối với học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, số lượng học sinh được thụ hưởng chính sách này chưa cao, hiệu quả từ việc thực hiện chủ trương về cử tuyển đi đào tạo tại các trường đại học chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Đề nghị các ngành chức năng có chính sách đặc thù, cơ chế phù hợp để giải quyết vấn đề việc làm cho học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp, nhất là số con em được cử tuyển đi học các trường Đại học.
Trả lời: (Tại Công văn số 2978/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Mục tiêu đào tạo theo chế độ cử tuyển là phục vụ nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp của địa phương.
Để nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ cử tuyển, đồng thời quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của địa phương từ khâu cử tuyển, tham gia quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo cũng như xét tuyển vào vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ[20]. Theo đó, đối tượng cử tuyển bên cạnh đối tượng là người dân tộc, các địa phương có thể cử học sinh cử tuyển là người dân tộc Kinh (không quá 15%), phải bảo đảm điều kiện: học tập 3 năm trung học phổ thông có bằng khá trở lên, sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Các địa phương chịu trách nhiệm từ khâu cử tuyển, tham gia quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo cũng như xét tuyển vào vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, Bộ cũng giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo tiếp nhận sinh viên học theo chế độ cử tuyển và tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ cử tuyển.
54. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay trên cả nước có trên 130.000 Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ. Tuy nhiên trong số này có bao nhiêu người tham gia giảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Cử tri cho rằng xã hội chuẩn bằng cấp nên có xu hướng chạy bằng cấp. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các cơ sở đào tạo để tránh đào tạo tràn lan như hiện này.
Trả lời: (Tại Công văn số 2983/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng[21], nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trên nhiều nội dung như: tiếp tục hoàn thiện và tạo ra một sự thay đổi về chất đối với quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; tổng kiểm tra, đình chỉ những cơ sở đào tạo đã được cấp phép đào tạo tiến sĩ, kể cả thạc sĩ mà không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học, Ngay từ năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng, tập trung vào điều kiện đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo tiến sĩ; Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh, thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ với các chuyên ngành của các cơ sở đào tạo do không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên[22]. Cũng từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, quy định việc thẩm định hồ sơ, luận án để đảm bảo và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở.
Gần đây nhất, thực hiện Nghị quyết phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng 4/2016 (Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016) về việc chấn chỉnh công tác đào tạo tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở rà soát các điều điện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ tại cơ sở về số lượng và chất lượng giảng viên; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện và học liệu; danh mục các hướng dẫn nghiên cứu, đề tài nghiên cứu; quy mô đào tạo, đồng thời nhấn mạnh, các cơ sở tự dừng tuyển sinh từ tháng 6-2016 đối với các ngành không còn đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định hiện hành[23].
Bộ Giáo dục và Đào tạo còn yêu cầu các cơ sở thực hiện rà soát, hoàn thiện văn bản quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về tuyển sinh, tổ chức và quản lí đào tạo trình độ tiến sĩ; tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo; công khai danh mục đề tài luận án tiến sĩ đang nghiên cứu, công khai toàn văn luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành; phát triển chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo; nâng cao yêu cầu đối với luận án tiến sĩ và tiêu chuẩn người hướng dẫn, tiêu chuẩn thành viên hội đồng đánh giá luận án; đảm bảo và từng bước nâng cao chuẩn đầu ra so với tiêu chuẩn tối thiệu theo quy định tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; có lộ trình tiếp cận với các chuẩn quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ.
Hiện tại, bên cạnh việc tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo, quy định chặt chẽ hơn về đội ngũ giảng viên, quy trình kiểm tra - xác nhận các điều kiện bảo đảm chất lượng thực tế ở cơ sở đào tạo giúp nâng cao năng lực giám sát một số vấn đề trong công tác đào tạo tiến sĩ vốn đang khiến dư luận băn khoăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước.
55. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cần rà soát các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục để sớm ban hành Nghị định mới thống nhất điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo ở Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ với Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Trả lời: (Tại Công văn số 2943/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/4/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết 05 thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định 115).
Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 115 cho phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn quản lý giáo dục và đào tạo ở địa phương.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 115, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015[24] cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
56. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ảnh, thời gian qua việc quy định trình độ giáo dục phổ thông và tên gọi cơ sở giáo dục phổ thông tương ứng với cấp, bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông… đã làm cho người dân rất khó tiếp cận, dễ nhầm lẫn. Cử tri đề nghị thống nhất quy định trình độ giáo dục phổ thông và tên gọi cơ sở giáo dục phổ thông tương ứng với cấp, bậc gồm: Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 để dễ hiểu và gần gũi hơn
Trả lời: (Tại Công văn số 2923/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Tên gọi các cấp học của giáo dục phổ thông hiện nay (gồm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã được quy định trong Luật giáo dục năm 2005. Cụ thể: điểm b khoản 2 Điều 4 Luật giáo dục năm 2005 quy định: “Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”. Trên thực tế, tên gọi các cấp học của giáo dục phổ thông như trên đã được sử dụng ổn định trong nhiều năm nay.
Tại thời điểm xây dựng Luật giáo dục năm 2005, Ban soạn thảo Luật đã tham khảo hệ thống giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, các nước cũng sử dụng tên gọi các cấp học giáo dục phổ thông tương tự như Việt Nam hiện nay. Do vậy, để hội nhập quốc tế, Luật giáo dục 2005 quyết định tên gọi các cấp học của giáo dục phổ thông gồm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là phù hợp trong việc sử dụng văn bằng đối với người học.
57. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 để các địa phương triển khai thực hiện
Trả lời: (Tại Công văn số 2922/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Ngày 30/3/2016, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/5/2016.
58. Cử tri tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên kiến nghị:
Cử tri phản ánh, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, như vậy đến ngày 31/12/2015 đã kết thúc giai đoạn này. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ ngành chức năng tiếp tục có chính sách hỗ trợ tương tự cho cả giai đoạn 2016-2020 để giảm bớt khó khăn cho nhân dân vùng cao.
Ban hành chính sách hỗ trợ đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi đang học tại các Trường Mầm non ở các xã biên giới, miền núi, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đề nghị tiếp tục xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi, vì Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phổ thông cấp giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 đã hết hiệu lực.
Trả lời: (Tại Công văn số /BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011của Thủ tướng Chính phủ đến 2015 là hết hiệu lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết những tác động của chính sách đến sự phát triển của giáo dục mầm non. Quyết định số số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại hiệu quả cao đã làm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ bán trú tăng, chất lượng bữa ăn cho trẻ được bảo đảm, làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi từng năm; đời sống, chế độ cho đội ngũ giáo viên mầm non được cải thiện. Do những tác động tích cực trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài thời gian thực hiện chính sách được quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg.
Ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 2417/TTg-KGVX đồng ý kéo dài việc thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non quy định tại Quyết định 239/QĐ-TTg và Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có văn bản ban hành chính sách mới, thay thế.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, dự thảo Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016 -2025, trong đó có đưa nội dung về hỗ trợ cho trẻ em, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
59. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Việt Nam đã tham gia cộng đồng kinh tế Asean và sắp tới là TPP cùng việc thực hiện các ký kết thương mại song phương, đa phương với các nước trên thế giới. Do đó nhu cầu về nhân lực có trình độ cao đáp ứng được các tiêu chuẩn về lao động trong khu vực cũng như các nước trên thế giới là hết sức cần thiết. Cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập trung cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục trong nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; mở các lớp chuyên đề đào tạo các ngành nghề phù hợp vơi nhu cầu lao động trong nước và trên thế giới trong thời gian tới để tạo ra nguồn nhân lực đủ trình độ đưa đất nước phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 2984/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Chuẩn bị cho quá trình hội nhập, tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới cơ bản và toàn diện đối với giáo dục đại học Việt Nam (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học việt nam giai đoạn 2006 – 2020 và gần đây là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2014 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế).
Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các chương trình hành động cụ thể, chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Chỉ đạo các trường triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến. Hiện nay, trên cả nước có 37 chương trình tiên tiến giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh thực hiện tại 23 trường đại học trên toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các trường triển khai chương trình đào tạo chất lượng cao. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng đề án thành lập một số trường đại học xuất sắc với sự hỗ trợ của các nước có nền giáo dục đại học phát triển (Đức, Pháp, Nhật, Anh...).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, đẩy mạnh phát triển chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Trong thời gian qua, thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết đào tạo với nhu cầu sử dụng, các trường đã tích cực đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu đào tạo, hỗ trợ thực hành, thực tập và tăng cường tài trợ từ phía doanh nghiệp.
Để hội nhập ASEAN và quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường triển khai kiểm định quốc tế. Hiện nay có 44 chương trình đã được kiểm định theo chuẩn của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á (AUN); 16 chương trình đánh giá theo chuẩn của Uỷ ban Bằng Kỹ sư Pháp (CTI); 02 chương trình đánh giá theo chuẩn của Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ - tổ chức uy tín hàng đầu nước Mỹ (ABET).
Một số cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng đã tham gia xếp hạng trường và có sự thay đổi thứ hạng ngày càng tích cực hơn. Theo bảng xếp hạng của các trường đại học thế giới năm 2014 ( QS 2014), trong danh sách xếp hạng châu Á: Đại học Quốc gia Hà Nội đạt hạng 161/170, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đạt hạng 191/200, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đạt hạng 251/300. Bên cạnh đó, có 2 trường đại học đã đạt 3 sao của QS Stars (Trường Đại học FPT và Trường Đại học Tôn Đức Thắng).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị chức năng xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai những giải pháp tổng thể để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
60. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri cho rằng nguyên nhân của nhận thức thức lệch lạc, xuống cấp về đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có phần xuất phát từ chất lượng chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Thời gian qua có rất nhiều trường đào tạo sư phạm (đào tạo dư thừa quá nhiều), trong khi điều kiện, cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu đọi ngũ cán bộ khoa học thực chất để giảng dạy, chưa chú trọng đào tạo chất lượng toàn diện nên dẫn đến số lượng giáo viên ra trường chưa đáp ứng về chuyên môn, kỹ năng sống, phẩm chất đạo đức người thầy. Với tầm quan trọng của người thầy là trực tiếp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của đất nước, cử tri đè nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát sắp xếp lại các trường sư phạm trên cả nước, chỉ cho phép một số trường sự phạm trọng điểm như trường SP TP HCM, Hà Nội, Huế, có đầy đủ điều kiện đào tạo giáo viên các bậc học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện
Trả lời: (Tại Công văn số 2977/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 6 năm 2016)
Tính đến tháng 9/2015, cả nước có 117 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 01 trường Đại học giáo dục, 04 trường/học viện quản lí giáo dục, 33 trường cao đẳng sư phạm, 18 khoa/ngành sư phạm trong các trường cao đẳng đa ngành; có 45 khoa/ngành đào tạo sư phạm thuộc thuộc 45 trường đại học đa ngành.
Trước thực trạng chuẩn đầu vào sư phạm không cao, nhiều sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm, chất lượng đào tạo sư phạm là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm, trong 5 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động có những biện pháp để hạn chế tăng quy mô đào tạo sư phạm như sau: cảnh báo về trình trạng thừa giáo viên và đề nghị hạn chế tuyển sinh vào sư phạm; yêu cầu các cơ sở đào tạo phải xác định chỉ tiêu tuyển mới sư phạm hệ chính quy trong tổng chỉ tiêu tuyển mới và phải được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản, đồng thời yêu cầu các trường sư phạm hạn chế đào tạo mới, tập trung ưu tiên cho việc đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Từ năm học 2012 - 2013, Bộ đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm chỉ tiêu khoảng 10%/năm và tính đến năm học 2016 -2017, chỉ tiêu tuyển sư phạm giảm khoảng 30% so với năm học 2012 - 2013.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có chủ trương quy hoạch tổng thể lại hệ thống kèm theo các tiêu chuẩn trường sư phạm hiện đại, năng động, tự chủ; sử dụng các tiêu chuẩn này để kiểm định phân tầng xếp hạng các trường sư phạm và lấy kết quả này để sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm một cách khoa học, công bằng, khách quan. Hệ thống các trường sư phạm sẽ được hỗ trợ hình thành các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực của ngành sư phạm. Tuy nhiên, việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm sẽ được đặt trong tổng thể rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030 từ đó mới có giải pháp đồng bộ sắp xếp các cơ sở đào tạo đào tạo sư phạm thuộc diện dôi ra như việc sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác, thành lập trường cộng đồng để đào tạo đa ngành, chuyển đổi thành phân hiệu...
Bên cạnh chủ trương quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm, trước mắt, để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm trọng điểm, hàng đầu trong hệ thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng “Chương trình phát triển các trường sư phạm” để tăng cường chất lượng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, thông qua phát triển nghề nghiêp theo nhu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Dự án sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến đào tạo sư phạm gồm: i) Hỗ trợ nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các trường sư phạm nòng cốt trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; ii) Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, hoạch định chính sách của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; iii) Hỗ trợ các trường sư phạm trong hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
61. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Trong xây dựng nông thôn mới, đề nghị xem xét lại tiêu chí số 5 (trường học) đối với cơ sở vật chất chỉ nên áp dụng cho các điểm chính, còn các điểm lẻ do địa bàn rộng, điểm trường phân tán nhỏ, lẻ nên rất khó đạt chỉ tiêu 70% theo quy định. Đối với đất đai các xã đảo áp dụng giống như đất nông thôn quy định là 10m2/học sinh là chưa phù hợp, vì diện tích đất hẹp đề nghị có cơ chế đặc thù để áp dụng cho phù hợp với diện tích đất trên các xã đảo.
Trả lời: (Tại Công văn số 2928/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, về tiêu chí số 5: Tỷ lệ trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 70% - Là tỷ lệ thấp nhất của 7 vùng trong cả nước. Về cơ chế hỗ trợ, ở vùng kinh tế khó khăn được ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cao hơn các vùng khác: các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị định số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho việc xây dựng trường học các cấp, các xã còn lại, do Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
Về đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia của các trường: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với trường mầm non, trường tiểu học các tiêu chuẩn đánh giá đã được chia thành các mức độ khác nhau để các trường ở các vùng miền tổ chức thực hiện cho phù hợp. Đây là những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất để phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường.
Điều kiện về cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia là rất cần thiết để ngành giáo dục tiếp tục triển khai nâng cao chất lượng dạy và học của các trường mầm non, phổ thông theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, ưu tiên đầu tư các nguồn vốn, nguồn lực để xây dựng trường học, tạo điều kiện tốt cho các cháu trường mầm non và học sinh trường phổ thông các cấp ở địa phương có trường lớp khang trang, đạt chuẩn quốc gia, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
62. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 20 để địa phương xóa các phòng học tạm, phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, đảm bảo đến năm 2020 có 100% phòng học kiên cố, cao tầng.
Trả lời: (Tại Công văn số 2921/BGDĐT-VP ngày 17 tháng 6 năm 2016)
Ngày 11/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1625/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020, với mục tiêu cụ thể là:
1. Giai đoạn 2014 - 2015: Đầu tư xây dựng danh mục phòng học mầm non thuộc các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; đã được phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được thực hiện.
2. Lộ trình đến năm 2020
- Tổ chức rà soát nhu cầu đầu tư xây dựng trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên và đầu tư xây dựng khi có điều kiện theo danh mục thứ tự ưu tiên sau đây: Phòng học và nhà công vụ cho giáo viên còn lại của Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ; phòng học xây dựng mới đối với trường tiểu học để bảo đảm đủ 1 lớp/phòng; phòng học xây dựng mới thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm của các trường mầm non, phổ thông; xây dựng mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập: phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng làm việc hiệu bộ, phòng học đa năng, thư viện, phòng y tế.
Do điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn, theo Nghị quyết số 916/NQ-UBTVQH13 ngày 05/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015, trước mắt tập trung đầu tư xây dựng phòng học của trường mầm non thuộc các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Tỉnh Hải Dương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, không có các huyện nghèo được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP nên giai đoạn 2014 - 2015 của Đề án chưa được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động đầu tư xây dựng hoàn thành danh mục còn lại trong Quyết định 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[1] Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
[2] Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
[3] Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tháng 9), Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình (tháng 10), Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo (tháng 11), học sinh tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (tháng 5),...
[4] Theo đó, tỉ lệ bác sỹ/vạn dân vào năm 2015 là 8,0 và đến năm 2020 là 9,0 (năm 2010 là 7,0); số dược sỹ/vạn dân vào năm 2015 là 2,0 và đến năm 2020 là 2,2 (năm 2010 là 1,78).
[5] Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng
[6] Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT “Quy định Tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp”; Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phối hợp nhà trường – gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, HSSV; Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN về tăng cường công tác giáo dục toàn diện HSSV và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012; Thông tư số 39/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về việc đánh giá công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định số 3704/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 10/9/2013 về Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2020; Chương trình số 355/CTr-BGD ĐT-TWĐTN về phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017.
[8] Đề án sẽ thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục thanh, thiếu nhi trong các cơ sở giáo dục, tổ chức Đoàn, Đội, Hội; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
[9] Kế hoạch số 143/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của ngành giáo dục; Kế hoạch số 355/KH-BGDĐT về việc thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2011; Công văn số 6142/BGDĐT-PC, Công văn số 6143/BGDĐT-PC về việc triển khai Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Kế hoạch số 131/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 của ngành giáo dục; Kế hoạch số 5068/KH-BTP-BGDĐT ngày 6/7/2012 về khảo sát, đánh giá tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học; Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29/3/2013 của Ban Điều hành Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường về triển khai Đề án giai đoạn 2013 – 2016; Quyết định số 1142/QĐ-BGDĐT ngày 29/3/2013 ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 của ngành giáo dục...
[10] Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tháng 9), Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình (tháng 10), Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo (tháng 11), học sinh tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (tháng 5),...
[11] Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị
[12] Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
[13] Công văn số 3119/BGDĐT-GDCN ngày 17/6/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[14] Thông tư số 24/2014/TT-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.
[15] Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
[16] Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.
[17] Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học
[18] Theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009.
[19] Quyết định quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
[20] Nghị định quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[21] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Nghị quyết số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
[22] Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu. Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo do không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.
[23] Công văn số 2299/BGDĐT-GDĐH ngày 22/5/2016
[24]Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.