15. Bộ Tài chính

18/10/2016 15:24

BỘ TÀI CHÍNH

 

1. Cử tri các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng về tình hình nợ công của nước ta hiện nay. Cử tri đề nghị Chính phủ cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các trường hợp sử dụng nợ công lãng phí, không hiệu quả, xác định trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm và thông tin cho cử tri được biết; chú trọng tập trung thực hiện việc thu chi ngân sách nhà nước cho phù hợp, tăng cường giám sát việc đầu tư các dự án để tránh đầu tư lãng phí gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm.

Trả lời: Tại công văn số 7643/BTC-NSNN ngày 07/6/2016

1. Đến cuối năm 2015, nợ công của nước ta vào khoảng 62,2%GDP (tăng 12,2% so với thời điểm cuối năm 2011), gần sát giới hạn Quốc hội cho phép là 65%GDP. Nguyên nhân nợ công tăng nhanh chủ yếu do: (i) tăng trưởng kinh tế chậm lại, bình quân đạt 5,91% (giai đoạn 2006-2010 tăng 6,32%); đồng thời, để duy trì đà tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu đãi (miễn, giảm, gia hạn) thuế và thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, do đó đã ảnh hưởng đến tăng trưởng thu NSNN. Trong khi đó, nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn, cải cách tiền lương,... rất cao, tạo áp lực lớn đến cân đối NSNN; theo đó, bội chi NSNN một số năm phải chấp nhận duy trì ở mức cao; (ii) việc giải ngân vốn vay ODA cao hơn kế hoạch và tăng mức huy động vốn trái phiếu Chính phủ (gấp 3 lần giai đoạn 2006-2010), tuy có tác động tích cực là bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhưng cũng làm tăng nợ công; (iii) quy mô GDP thực tế một số năm gần đây giảm so với kế hoạch đầu năm, khiến mức dư nợ tuyệt đối không tăng, nhưng tỷ lệ so GDP tăng;...

Để kiểm soát các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép, Chính phủ đã và đang thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân tích, dự báo và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước để theo sát tình hình thực tế; điều hành NSNN chặt chẽ, triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN cho chi đầu tư phát triển; từng bước cơ cấu lại các khoản vay, nợ công.

Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm giai đoạn 2016-2020 để trình Quốc hội quyết định, trong đó xác định mục tiêu giảm dần bội chi NSNN, đảm bảo tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 4%GDP; dư nợ công đến năm 2020 không quá 65%GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP – trong ngưỡng an toàn cho phép. Để đạt được các mục tiêu này, giải pháp đặt ra là:

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, điều hành chính sách tài khóa đồng bộ, thống nhất, ổn định, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, thương mại,... nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế đạt và vượt mục tiêu Quốc hội cho cả giai đoạn.

- Về điều hành thu, chi NSNN: Điều chỉnh chính sách thu theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với cam kết quốc tế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Cơ cấu lại chi NSNN, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, bố trí chi trả nợ đảm bảo trả đủ nợ lãi đến hạn và huy động đủ trả nợ gốc theo quy định của Luật NSNN năm 2015, chi thường xuyên triệt để tiết kiệm, từng bước tinh giản biên chế kết hợp đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công.

- Về quản lý nợ công: Cơ cấu lại các khoản nợ công và danh mục nợ công, ưu tiên lựa chọn các khoản vay có thời gian vay, lãi suất vay, điều kiện vay hợp lý. Tăng cường các khoản vay trung và dài hạn. Quản lý chặt chẽ các khoản vay, bảo lãnh của Chính phủ và vay về cho vay lại ngay từ khâu xây dựng báo cáo khả thi, điều kiện cấp bảo lãnh, khả năng hoàn trả vốn của từng dự án, xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn để tạo niềm tin, củng cố tính bền vững nợ công.

2. Về tăng cường giám sát việc đầu tư các dự án để tránh đầu tư lãng phí gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và công tác công khai, minh bạch nợ công:

Thực hiện Luật đầu tư công, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 về hướng dẫn trình tự lập, thẩm định quyết định chủ trương chương trình, dự án đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về lập kế hoạch đầu tư công hàng năm và 5 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; theo đó, các dự án đầu tư được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đến quá trình triển khai thực hiện nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, trong đó quy định rõ các chủ thể thực hiện giám sát đầu tư, trách nhiệm giám sát của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án đầu tư công.

Về công khai, minh bạch nợ công, thực hiện Luật quản lý nợ công, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công, theo đó định kỳ thực hiện công khai thông tin về nợ qua việc xuất bản các bản tin nợ công và đăng tải trên trang điện tử của Bộ Tài chính cùng với các thông tin về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý nợ công nói chung và tránh việc chậm trễ trong việc công khai thông tin về nợ công nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/02/2015, chỉ đạo các cơ quan có liên quan tăng cường hoàn thiện cơ chế phối hợp, trao đổi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo kịp thời công tác công khai, minh bạch. Việc công khai thông tin về nợ công theo quy định hiện hành đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đảm bảo các cam kết của Việt Nam về cung cấp và phổ biến số liệu chung với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong thời gian tới để các thông tin công khai về nợ công dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu hơn với người dân và cộng đồng, qua đó có thể góp ý được nhiều hơn, xác đáng hơn với các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn công khai về thông tin nợ công để đảm bảo các thông tin này khi đến với người dân, doanh nghiệp,... đơn giản trong ngôn ngữ thể hiện, đa dạng về hình thức truyền tải, dễ hiểu, dễ góp ý, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật quản lý nợ công và Luật ngân sách nhà nước.

2. Cử tri các tỉnh Bắc Kạn, Hà Nam, Lạng Sơn, Trà Vinh, Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị xem xét ưu tiên cấp kinh phí cho các địa phương đã thực hiện việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhưng không thuộc danh sách đã báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 vì đa số đối tượng người có công đã già yếu, không đủ sức khỏe, trong số đó có nhiều gia đình đã vay tiền để xây nhà.

Trả lời: Tại công văn số 8373/BTC-NSNN ngày 20/9/2016

Căn cứ Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; trong đó, năm 2013 thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đối với các địa phương đã báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012, trong năm 2014 các địa phương tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng mới rà soát, báo cáo năm 2013.

Số hộ người có công với cách mạng của 53 địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 (trong đó có tỉnh Bắc Kạn) và 10 địa phương mới rà soát và đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Xây dựng thẩm định là 80.000 hộ với kinh phí NSTW hỗ trợ NSĐP là 2.516,7 tỷ đồng (trong đó tỉnh Bắc Kạn có 286 hộ, mức hỗ trợ từ NSTW là 9,72 tỷ đồng). Đến nay, ngân sách trung ương đã hỗ trợ đủ cho 63 địa phương là 2.516,7 tỷ đồng, trong đó mức hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn là 9,72 tỷ đồng, đảm bảo đủ nguồn vốn NSTW hỗ trợ NSĐP thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo số liệu địa phương đã báo cáo và được các cơ quan của Quốc hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp.

Ngoài 80.000 hộ đã bố trí đủ kinh phí, đến nay đã có 62/63 địa phương phê duyệt và phê duyệt bổ sung Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở với số hộ là 254.738 hộ, bằng 3,18 lần so với số liệu báo cáo ban đầu. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có các văn bản số 1346/VPCP-KTN ngày 03/3/2014 và số 8614/VPCP-KTN ngày 30/10/2014 chỉ đạo: hoàn thành dứt điểm việc hỗ trợ về nhà ở cho số hộ người có công với cách mạng theo số liệu địa phương đã báo cáo và được các cơ quan của Quốc hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp. Đối với số đối tượng người có công phát sinh tăng so với số đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Xây dựng thẩm định, đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh rà soát chặt chẽ, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm tra bảo đảm việc hỗ trợ đúng đối tượng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 1346/VPCP-KTN ngày 03/3/2014 của Văn phòng Chính phủ. Việc hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho số đối tượng này sẽ xử lý dần theo khả năng ngân sách, phù hợp với quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

3. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Theo quy định tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 thì định mức phân bổ chi cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh đối với từng vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu là thấp, không đủ trang trải các khoản phí cần thiết. Trên thực tế hàng năm, địa phương phải bù thêm khoản kinh phí rất lớn để đảm bảo các khoản chi cần thiết cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đề nghị nghiên cứu phân bổ mức chi cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong giai đoạn 2016-2020 đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu cho phù hợp để công tác quốc phòng, an ninh được thuận lợi và đảm bảo hơn.

Trả lời: Tại công văn số 7786/BTC-NSNN ngày 09/9/2016

Năm 2011 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, dự toán chi ngân sách tỉnh Bình Phước được tính toán theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011(định mức phân bổ này được xây dựng trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước và đã xin ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành); theo đó, định mức phân bổ chi quốc phòng- an ninh được căn cứ các tiêu chí, định mức dân số và ưu tiên vùng miền núi, vùng cao, hải đảo như: định mức chi quốc phòng, an ninh vùng núi cao- hải đảo đã được ưu tiên ở mức cao nhất (gấp 1,5 lần vùng đồng bằng). Đồng thời, đối với những địa phương có đặc thù về địa lý như có biên giới đất liền, huyện, xã đảo, các tỉnh tiếp giáp với 2 tỉnh nước bạn trở lên được phân bổ thêm kinh phí đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Trường hợp có phát sinh các nhiệm vụ đặc biệt về quốc phòng, thực hiện cơ chế bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ như: kinh phí diễn tập phòng thủ khu vực, huy động nhân lực tàu thuyền theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Định mức phân bổ nêu trên để xác định chi cân đối ngân sách địa phương năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức chi cho từng lĩnh vực, trong đó có chi quốc phòng, an ninh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ngoài ra, trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 và được kéo dài đến năm 2016, hàng năm Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền thực hiện bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện một số nhiệm vụ chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Hỗ trợ mua trang phục theo Pháp lệnh công an xã, hỗ trợ mua trang phục dân quân tự vệ; hỗ trợ từ nguồn cải cách tiền lương để thực hiện một số chế độ phụ cấp, trợ cấp công an xã và dân quân tự vệ...

Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị của cử tri, trong quá trình xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, áp dụng cho giai đoạn ổn định ngân sách 2017-2020, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền xem xét có những điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhằm đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách và các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

4. Cử tri tỉnh Trà Vinh, TP Hà Nội kiến nghị:Cử tri cho rằng, số liệu nợ công của nước ta được các cơ quan chức năng công bố chưa thống nhất. Đề nghị công khai chính xác số liệu nợ công hàng năm để người dân giám sát.

Trả lời: Tại công văn số 6742/BTC-QLN ngày 19/5/2016

Việc công khai thông tin về nợ công hiện nay thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH và Nghị định số 79/2010/Đ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó, thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. Việc cung cấp thông tin về nợ công thông qua hình thức phát hành Bản tin về nợ công thực hiện định kỳ 6 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên trang điện tử của Bộ Tài chính. 

Thực hiện quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức việc thu thập thông tin, báo cáo và công khai cung cấp thông tin về nợ công thông qua việc xuất bản Bản tin nợ công số 01, 02 và 03, đồng thời đăng tải Bản tin nợ công trên trang điện tử của Bộ Tài chính. Hiện tại bản tin nợ công số 04 đang được biên tập và dự kiến xuất bản trong tháng 5/2015.

Bên cạnh việc xuất bản Bản tin nợ công định kỳ, các thông tin về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương tại thị trường trong nước đều được công bố công khai trên trang web của Bộ Tài chính, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về chi tiết khối lượng, lãi suất và kỳ hạn phát hành, đồng thời trái phiếu phát hành được đăng ký, lưu ký và giao dịch tập trung trên thị trường trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Ngoài ra, để phục vụ công tác giám sát của Quốc hội và điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có các báo cáo chuyên đề về tình hình nợ công. Từ đầu kỳ họp Quốc hội khóa XIII cho đến nay, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ có các báo cáo Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công (văn bản số 305/BC-CP ngày 30/10/2012; số 177/BC-CP ngày 26/5/2014; số 369/BC-CP ngày 08/10/2014 và số 221/BC-CP ngày 18/5/2015). Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính thực hiện báo cáo về kế hoạch vay trả nợ Chính phủ, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công hoặc theo yêu cầu đột xuất của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

Việc công khai thông tin về nợ công theo quy định hiện hành đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam về cung cấp và phổ biến số liệu chung với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như IMF,WB và ASEAN. Tuy nhiên, do phạm vi nợ công rộng, quản lý nợ công phân tán, việc cung cấp số liệu về vay, trả nợ của một số Bộ ngành, địa phương, chủ dự án và đơn vị sử dụng vốn còn chậm dẫn tới việc công khai thông tin nợ công chưa kịp thời. Để khắc phục tình trạng trên, tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp, trao đổi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo kịp thời công khai thông tin về nợ công.

5. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị sửa đổi khoản 5 Mục I Thông tư số 24/2008/TT-BTC theo hướng được sử dụng vốn ngân sách thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 các khu, điểm du lịch, để địa phương chủ động trong công tác quy hoạch.

Trả lời: Tại công văn số 8136/BTC-HCSN ngày 15/6/2016

Căn cứ quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (khoản 25 Điều 3; điểm c khoản 1 Điều 24, khoản 2, khoản 3 Điều 25, khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 28), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (khoản 1 Điều 4), Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch (khoản 1 và khoản 5 Phần I) thì: đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù (tỷ lệ 1/2.000) và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh, do ngân sách nhà nước cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập và tổ chức thực hiện; đối với quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh, không thuộc đối tượng sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

6. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm bổ sung 1.154,715 tỷ đồng vốn trong giai đoạn 2016-2020 để tỉnh Lào Cai hoàn trả dứt điểm số nợ vốn ứng trước ngân sách trung ương. Có như vậy, tỉnh Lào Cai mới có thể vay ứng trước thực hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Trong đó, ưu tiên hoàn trả vốn ứng trước ngân sách trung ương cho các công trình kè sông, suối biên giới bảo đảm an ninh quốc phòng là 411,632 tỷ đồng (09 dự án kè).

Trả lời: Tại công văn số 7951/BTC-ĐT ngày 13/6/2016

1. Về số liệu tổng hợp vốn ứng trước ngân sách nhà nước: Qua theo dõi của Bộ Tài chính, số vốn ứng trước ngân sách trung ương đến nay chưa thu hồi của 10 dự án kè sông, suối biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 421.632 triệu đồng; trong đó, tỉnh Lào Cai thống kê thiếu 01 dự án Kè sông Hồng khu vực Cánh Chín, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai với số vốn ứng trước ngân sách trung ương đến nay chưa thu hồi là 10.000 triệu đồng.

2. Tại Nghị Quyết số 62/NQ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2015 và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; quy định đối với số vốn ứng trước chưa thu hồi: các Bộ, ngành trung ương và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước không lớn, yêu cầu phải tự bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản ứng trước; đối với một số Bộ, ngành trung ương và một số địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và số ứng trước lớn yêu cầu các Bộ, ngành trung ương và địa phương bố trí vốn để thanh toán khoảng 50% số vốn ứng trước.

3. Theo văn bản số 916/BKHĐT-TH ngày 05/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo số kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, dự kiến tỉnh Lào Cai được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu 4.990.833 triệu đồng. Trên cơ sở số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương tại văn bản nêu trên, ngày 24/02/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có văn bản số 47/BC-UBND dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020; trong đó, tỉnh Lào Cai mới dự kiến bố trí 228.814 triệu đồng để thu hồi các khoản ứng trước từ ngân sách trung ương (không bao gồm các dự án kè sông, suối biên giới). Như vậy, số vốn tỉnh Lào Cai dự kiến bố trí để thu hồi các khoản ứng trước nêu trên chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng số vốn ứng trước ngân sách trung ương đến nay chưa thu hồi là chưa đảm bảo mức thu hồi theo quy định tại Nghị Quyết số 62/NQ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, đề nghị cử tri có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tiếp tục rà soát, tổng hợp toàn bộ các dự án ứng trước ngân sách trung ương đến nay chưa thu hồi (bao gồm các dự án kè sông, suối biên giới) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo đúng quy định tại Nghị Quyết số 62/NQ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Quốc hội, Chính phủ thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thu hồi số vốn ứng trước ngân sách trung ương theo đúng quy định.

7. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét tiếp tục bố trí kinh phí để chi trả dứt điểm hỗ trợ gạo cho các hộ dân tham gia dự án đầu tư hỗ trợ người dân miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy theo Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008.

Trả lời: Tại công văn số 7281/BTC-NSNN ngày 30/5/2016

Ngày 14/4/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy; theo đó: “Nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp gạo (kể cả chi phí vận chuyển gạo từ nơi mua đến nơi cấp phát) được bố trí trong kinh phí Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm. Sau khi Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, từ năm 2010 trở đi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục bố trí nguồn vốn và điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia để đạt được mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng”.

Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020; theo đó, vốn thực hiện nhiệm vụ này gồm vốn ngân sách nhà nước (chiếm 29%) và vốn ngoài ngân sách (chiếm 71%). Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương, Bộ Tài chính chủ trì bố trí nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Thực hiện Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; từ năm 2013 đến 2015, ngân sách trung ương đã bố trí vốn sự nghiệp cho tỉnh Lạng Sơn 6.900 triệu đồng (năm 2013 là 2.300 triệu đồng, năm 2014 là 2.300 triệu đồng, năm 2015 là 2.300 triệu đồng). Từ năm 2016 trở đi, kinh phí thực hiện nhiệm vụ này được bố trí trong nguồn vốn thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020. Vì vậy, đề nghị tỉnh Lạng Sơn chủ động sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện; trường hợp có khó khăn, đề nghị Tỉnh làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

8. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Về thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020, đề nghị Chính phủ tăng cường bố trí nguồn vốn để hỗ trợ các huyện miền núi có nhiều điểm phải bố trí lại dân cư vùng để nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 7279/BTC-NSNN ngày 30/5/2016

Ngày 21/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1776/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020; theo đó, hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương, Bộ Tài chính chủ trì bố trí nguồn vốn sự nghiệp và tổng hợp nguồn vốn đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ cho các địa phương để thực hiện Chương trình trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Thực hiện Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; từ năm 2013 đến 2015, ngân sách trung ương đã bố trí cho tỉnh Nghệ An 40.366 triệu đồng (vốn đầu tư 31.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 9.000 triệu đồng).

Ngày 14/9/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; theo đó, nhiệm vụ của Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được bố trí trong chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư với nguyên tắc phân bổ vốn cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2016, ngân sách trung ương đã bố trí vốn đầu tư cho tỉnh Nghệ An 155.000 triệu đồng (đợt 1 là 149.000 triệu đồng, đợt 2 là 6.000 triệu đồng) để thực hiện chương trình mục tiêu này. Đối với kinh phí sự nghiệp, đến nay tất cả các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trừ chương trình mục tiêu Biển đông – Hải đảo). Trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cụ thể từng chương trình mục tiêu đã thực hiện năm 2015 và tiếp tục thực hiện năm 2016, Bộ Tài chính có Công văn số 4414/BTC-NSNN ngày 01/4/2016 gửi các Bộ là cơ quan chủ chương trình mục tiêu đề nghị rà soát phạm vi, nội dung, xây dựng phương án phân bổ các chương trình mục tiêu được giao, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cấp trước dự toán kinh phí sự nghiệp năm 2016. Ngày 23/5/2016, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 6971/BTC-NSNN trình Thủ tướng Chính phủ thông báo bổ sung dự toán kinh phí sự nghiệp (lần 1) thực hiện các chương trình mục tiêu năm 2016. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Tài chính sẽ giao bổ sung kinh phí (lần 1) cho các địa phương để thực hiện (trong đó có kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu này của tỉnh Nghệ An).

Vì vậy, đề nghị Tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương bố trí, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện, chú trọng bố trí nguồn vốn để hỗ trợ các huyện miền núi có nhiều điểm phải bố trí lại dân cư để nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

9. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đối với chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135, hiện nay ngân sách mới bố trí 1,0 tỷ đồng trên 1 xã/1 năm, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ kinh phí theo định mức đã quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn bình quân 1,5 tỷ đồng/1 xã.

Trả lời: Tại công văn số 7279/BTC-NSNN ngày 30/5/2016

Ngày 04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; theo đó, định mức vốn đầu tư từ ngân sách trung ương năm 2014 và 2015 bố trí bằng 1,5 lần so với định mức bố trí vốn năm 2013, cụ thể: Vốn đầu tư hạ tầng 1.500 triệu đồng/xã, 300 triệu đồng/thôn; kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất 450 triệu đồng/xã, 75 triệu đồng/thôn và kinh phí duy tu bảo dưỡng bố trí 6,3% vốn đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, do khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2014, 2015 còn khó khăn, ngân sách trung ương chỉ có thể cân đối và hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình 135 với định mức bằng năm 2013. Đối với tỉnh Nghệ An, năm 2014 và năm 2015, ngân sách trung ương đã hỗ trợ Tỉnh kinh phí thực hiện Chương trình 135 là 388.318 triệu đồng (vốn đầu tư là 287.600 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 100.718 triệu đồng).

Đối với năm 2016: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 13/11/2015 của Văn phòng Chính phủ về phương án phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016: “Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Việc phân bổ vốn kế hoạch năm 2016 đối với các huyện, xã, thôn thực hiện như giai đoạn 2011 – 2015”; Bộ Tài chính đã tổng hợp phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 135 theo đề nghị của Uỷ ban Dân tộc tại Văn bản số 32/TTr-UBDT ngày 13/11/2015 và tạm phân bổ cho các địa phương 90% kinh phí trong phương án phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2016 và đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán cho các địa phương, trong đó tỉnh Nghệ An được bố trí 174.743 triệu đồng. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ Tài chính sẽ phân bổ tiếp phần kinh phí còn lại cho Tỉnh. Vì vậy, đề nghị địa phương chủ động sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương và nguồn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình 135.

10. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị:Giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các địa phương nhất là trong một số lĩnh vực thiết yếu như giao thông, thủy lợi, y tế là rất lớn. Theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020 vốn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, chỉ tăng bình quân khảng 10%/năm, sẽ khó khăn cho các địa phương trong việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Đề nghị xem xét, có chủ trương phát hành thêm trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 6844/BTC-NSNN ngày 20/5/2016

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, trái phiếu Chính phủ phát hành cho đầu tư phát triển được tính trong tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương giai đoạn 2017 – 2020. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương và mức phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 – 2020. Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương và mức phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.

11. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Theo Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn”, định mức đầu tư, hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình năm 2014, 2015 tăng 1,5 lần so với định mức hỗ trợ năm 2013. Tuy nhiên, năm 2014, 2015 định mức hỗ trợ vốn của Trung ương để thực hiện Chương trình 135 vẫn bằng định mức hỗ trợ năm 2013 (1 tỷ đông/xã). Vì vậy, đề nghị bổ sung số vốn thực hiện Chương trình còn thiếu theo định mức (1,5 tỷ đồng/xã) để các địa phương hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trả lời: Tại công văn số 7280/BTC-NSNN ngày 30/5/2016

Ngày 04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; theo đó, định mức vốn đầu tư từ ngân sách trung ương năm 2014 và 2015 bố trí bằng 1,5 lần so với định mức bố trí vốn năm 2013, cụ thể: Vốn đầu tư hạ tầng 1.500 triệu đồng/xã, 300 triệu đồng/thôn; kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất 450 triệu đồng/xã, 75 triệu đồng/thôn và kinh phí duy tu bảo dưỡng bố trí 6,3% vốn đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, do khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2014, 2015 còn khó khăn, ngân sách trung ương chỉ có thể cân đối và hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình 135 với định mức bằng năm 2013. Đối với tỉnh Thanh Hóa, năm 2014 và năm 2015, ngân sách trung ương đã hỗ trợ Tỉnh kinh phí thực hiện Chương trình 135 là 407.400 triệu đồng (vốn đầu tư là 301.600 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 105.800 triệu đồng).

Đối với năm 2016: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 13/11/2015 của Văn phòng Chính phủ về phương án phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016: “Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Việc phân bổ vốn kế hoạch năm 2016 đối với các huyện, xã, thôn thực hiện như giai đoạn 2011 – 2015”; Bộ Tài chính đã tổng hợp phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 135 theo đề nghị của Uỷ ban Dân tộc tại Văn bản số 32/TTr-UBDT ngày 13/11/2015 và tạm phân bổ cho các địa phương 90% kinh phí trong phương án phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2016 và đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán cho các địa phương, trong đó tỉnh Thanh Hóa được bố trí 183.330 triệu đồng. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ Tài chính sẽ phân bổ tiếp phần kinh phí còn lại cho Tỉnh. Vì vậy, đề nghị địa phương chủ động sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương và nguồn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình 135.

12. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri cho rằng, thời gian qua giá xăng dầu tuy có giảm nhưng mức giảm chưa tương xứng với mức giảm giá dầu thô. Đề nghị tăng cường công tác điều hành giá xăng dầu theo hướng bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhân dân, người tiêu dùng.

Trả lời: Tại công văn số 7836/BTC-QLG ngày 09/6/2016

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, từ 1/11/2014, Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì điều hành giá bán xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, với vai trò phối hợp với Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Hiện nay, giá xăng dầu đang được điều hành theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu với nguyên tắc cơ bản là: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Theo đó, Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát và điều tiết giá xăng dầu thông qua quy định công thức tính giá cơ sở. Khi xét thấy giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng dầu có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoặc/và các công cụ tài chính được sử dụng linh hoạt để góp phần giữ ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Mặt khác, việc điều hành giá xăng dầu trong nước được căn cứ trên biến động của giá xăng dầu thành phẩm thế giới, chứ không phải giá dầu thô.

Trong thời gian vừa qua, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện việc giám sát và điều tiết giá xăng dầu trong nước tuân thủ theo đúng quy định và mục tiêu nêu trên. Về cơ bản, qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu thành phẩm thế giới và trong nước có thể thấy, giá xăng dầu trong nước đã được điều hành phù hợp với xu hướng tăng, giảm của giá xăng dầu thành phẩm thế giới.

13. Cử tri các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Bình Dương, Bình Định kiến nghị: Cử tri đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm, khắc phục tình trạng các phương tiện vận tải hàng hóa, xe khách, taxi tăng giá cước vận tải hoặc giảm không tương xứng khi giá xăng dầu giảm gây bức xúc cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8052/BTC- QLG ngày14/6/2016

1.Thị trường vận tải ô tô hiện có rất nhiều hãng vận tải đang cạnh tranh quyết liệt. Theo quy định tại Luật Giá và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì Nhà nước thực hiện quản lý giá cước vận tải ô tô theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các doanh nghiệp vận tải được tự quy định giá cước vận tải và thực hiện niêm yết giá, kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh (Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Tài chính hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện). Nhà nước không áp đặt và duyệt giá cước vận tải mà chỉ theo dõi, giám sát thông qua văn bản kê khai giá của doanh nghiệp và chỉ thực hiện thanh, kiểm tra khi cần thiết.

Qua tổng hợp ý kiến của các địa phương cho thấy, nhờ áp dụng biện pháp niêm yết và kê khai giá cước vận tải nên mặt bằng giá của thị trường vận chuyển hành khách bằng ôtô được thiết lập ổn định, giá cước được điều chỉnh cơ bản phù hợp với diễn biến giảm của giá nhiên liệu; và trong nhiều thời điểm, khi giá nhiên liệu tăng doanh nghiệp vận tải cũng không thể điều chỉnh tăng giá cước do tình hình cạnh tranh trên thị trường rất mạnh, từ đó đã góp phần bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, bên cạnh những đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm túc pháp luật về kê khai, niêm yết giá vẫn còn có những đơn vị kinh doanh vận tải chưa chủ động, chậm kê khai giảm giá trước diễn biến giảm của giá nhiên liệu. Điều này đã phần nào gây tâm lý không tốt trong dư luận xã hội. Vì vậy, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhắc nhở hoặc thành lập các đoàn kiểm tra để yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát, kê khai giảm giá phù hợp với diễn biến giảm của giá nhiên liệu. Do đó, trong năm 2014, 2015, hầu hết các đơn vị vận tải trên cả nước đã kê khai giảm giá cước, nhiều đơn vị kê khai giảm giá 2 đến 3 đợt/năm; số lượng các đơn vị vận tải kê khai giảm giá tại các địa phương và tỷ lệ giảm giá mỗi loại hình xe, mỗi tuyến vận tải là khác nhau nhưng tổng hợp lại thì phần lớn các đơn vị vận tải đã kê khai giảm tỷ lệ phổ biến từ 3-5% trên mỗi lần kê khai giảm; chỉ số giá nhóm giao thông năm 2014 so với năm 2013 là 101,61%, năm 2015 so với năm 2014 là 88,08%.

2.Để tiếp tục quản lý giá cước vận tải ô tô hiệu quả hơn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hiện nay, các Bộ, ngành đang hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan cho phù hợp với thực tế phát sinh; trong đó, Bộ Tài chính đang tiếp tục trình Chính phủ xem xét bổ sung chế tài trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Đồng thời, Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Theo đó, để tăng tính hiệu quả, kịp thời trong công tác quản lý giá sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành; dự thảo đã hoàn thiện theo hướng tăng tính tự chủ và nâng cao vai trò của các Bộ và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực hoàn thiện quy định pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước thì cần có sự phối hợp tích cực từ phía các đơn vị kinh doanh vận tải, sự tuyên truyền tích cực của các Hiệp hội để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giá của các đơn vị kinh doanh vận tải ô tô; tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý đồng bộ của cơ quan quản lý, đặc biệt là vai trò của cơ quan quản lý chuyên ngành và sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của các địa phương.

14. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay có rất nhiều Quốc gia trên thế giới sử dụng xăng sinh học E5 có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, hiện nay người dân Việt Nam rất ít sử dụng do chưa hiểu biết lợi ích của loại xăng này, mặt khác giá thành không chênh lệch nhiều so với loại xăng thường. Cử tri đề nghị phải cân đối giảm giá thành đối với loại xăng này, đồng thời phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

Trả lời: Tại công văn số 7837/BTC-QLG ngày 09/6/2016

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị chủ trì điều hành giá xăng dầu hiện nay là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, với vai trò phối hợp với Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Giá xăng dầu được điều hành theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu; Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 03/9/2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Triển khai xăng sinh học theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống; và ngày 31/8/2015 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng, phối trộn, phân phối xăng sinh học thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg  ngày 22/11/ 2012 Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Thông báo số 19/TB-VPCP ngày 26/01/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về cơ chế giá đối với xăng E5 và Thông báo số 19/TB-VPCP ngày 19/01/2016 Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về sơ kết 01 năm thực hiện Lộ trình sản xuất, kinh doanh xăng E5 và cơ chế giá. Bộ Tài chính xin báo cáo như sau:

Để tạo chênh lệch giá xăng E5 thấp hơn so với giá bán xăng khoáng RON 92 nhằm khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng sử dụng xăng E5; Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương áp dụng biện pháp cụ thể như:

- Về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 thấp hơn 300 đồng/lít so với trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng RON 92. Mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 hiện nay tạm thời là 0 đồng/lít, xăng khoáng nói chung là 300 đồng/lít.

Ngoài ra, từ ngày 01/01/2016, theo Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7% (xăng khoáng vẫn giữ mức 10%).

Thuế Bảo vệ môi trường: đối với xăng E5 là 2.850 đồng/lít (xăng RON92 là 3.000 đồng/lít theo Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Sau khi sử dụng các công cụ tài chính hiện có để tạo cơ chế khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học; hiện nay, các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối đang thực hiện bán xăng E5 thấp hơn so với giá bán xăng khoáng RON 92 khoảng hơn 500 đồng/lít (tùy từng thời điểm), góp phần khuyến khích sử dụng xăng E5 theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ (giá bán chứ không phải giá thành).

Về công tác thông tin tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng xăng E5: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ chủ quản được giao thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống và các Bộ ngành có liên quan, chính quyền địa phương để nhận được sự ủng hộ tuyên truyền mạnh mẽ hơn của cơ quan truyền thông, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhằm khuyến khích người dân sử dụng xăng E5 nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

15. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị miễn thuế giái trị gia tăng sử dụng điện cho các hộ nông thôn.

Trả lời: Tại công văn số 7027/BTC-CST ngày 24/5/2016

Luật thuế GTGT quy định 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (theo thông lệ quốc tế)/ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác. Thuế GTGT thu theo hàng hóa, dịch vụ không phân biệt đối tượng, mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Luật thuế GTGT không có quy định về việc miễn, giảm thuế GTGT. Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành thì mặt hàng điện thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10%. Theo đó, tổ chức, cá nhân khi sử dụng điện thực hiện mức thuế GTGT theo mức thuế suất quy định.

16. Cử tri Tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị có giải pháp cụ thể nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trong sinh hoạt như điện, nước, xăng dầu, thực phẩm, giá cước vận tải,... nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt, nhất là đối với người lao động nghèo có thu nhập thấp.

Trả lời: Tại công văn số 8058/BTC-QLG ngày 14/6/2016

1. Cơ chế quản lý giá hiện hành của Nhà nước: Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường (trong đó có các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, gas, xăng dầu, cước vận tải...) đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ....; đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; áp dụng các biện pháp đăng ký giá khi bình ổn giá; kê khai giá khi doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá (trong đó có mặt hàng sữa, cước vận tải...); quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu thông qua chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm...). Đối với các hàng hóa và dịch vụ thuộc diện Nhà nước đang quản lý hoặc kiểm soát như xăng dầu, điện, nước sạch..., giá cả cũng được quản lý và điều hành theo nguyên tắc giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định tại Luật Giá.

2. Công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá 5 tháng đầu năm 2016    

Để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát nói chung, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt công tác quản lý, bình ổn giá cả. Trong đó đáng chú ý là việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường giá cả trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Bính thân năm 2016.

Bên cạnh đó, Chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được tăng cường triển khai tại các địa phương, qua đó bảo đảm nguồn hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp cao điểm, góp phần bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn và trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của các Sở Tài chính, hầu hết các địa phương đã triển khai chương trình bình ổn thị trường[1], theo hướng ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn với lãi suất 0% hoặc đẩy mạnh xã hội hóa chương trình theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia dự trữ hàng bình ổn giá không cần hỗ trợ vốn vay từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh công tác chuẩn bị nguồn hàng, các địa phương còn tiếp tục chú trọng đến công tác đưa hàng về nông thôn, các khu công nghiệp, các xã huyện, vùng sâu, vùng xa, vùng huyện đảo để phục vụ nhân dân đón tết.

Công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết tiếp tục được tăng cường thực hiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về quản lý giá, thuế, phí.

Đối với một số mặt hàng quan trọng thiết yếu, chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động giá cả trên thị trường thế giới như mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá cả trên thị trường thế giới để điều hành giá xăng dầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, bình ổn thị trường; hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với giá cước vận tải, trước diễn biến tiếp tục giảm của giá xăng dầu trong những tháng đầu năm 2016. Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã có công văn chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý giá, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát, tính toán, kê khai lại cước vận tải phù hợp với diễn biến giảm của giá nhiên liệu. Các địa phương đã tích cực, chủ động, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện theo chỉ đạo của liên Bộ. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định và taxi đã kê khai giảm cước phù hợp với diễn biến giảm của giá xăng dầu[2].

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nghiêm túc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương nên giá cả thị trường 5 tháng đầu năm cơ bản bình ổn; không xẩy ra thiếu hàng, sốt giá. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm tháng đầu năm 2016 tăng 1,59% so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016 tăng 0,54% so với tháng 4/2016; tăng 2,28% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,88% so với tháng 12 năm trước.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; phối hợp chặt chẽ với các bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý giá hàng hóa, dịch vụ; tổng hợp tình hình và dự kiến điều hành giá các mặt hàng thiết yếu của các Bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý giá trên địa bàn địa phương trên cơ sở tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đồng thời, tổ chức theo dõi sát diễn biến thị trường-giá cả, kịp thời có biện pháp phù hợp can thiệp thị trường để bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

17. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Hiện giá xăng dầu giảm mạnh song giá các loại hàng thiết yếu liên quan đến xăng dầu chưa thấy giảm theo tỉ lệ cơ cấu giá, hoặc có giảm thì chỉ rất ít. Đề nghị cần sớm có biện pháp để người dân được hưởng lợi từ việc giảm giá xăng dầu.

Trả lời: Tại công văn số 8057/BTC-QLG ngày 14/6/2016

1. Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường (trong đó có các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, gas, xăng dầu, vật tư nông nghiệp...) đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ... Ngay cả xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, giá cả cũng được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nguyên tắc này đã được khẳng định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và hiện nay là Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định tại Luật Giá.

2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 13/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; thời gian qua, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới có sự biến động phức tạp, khó lường, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều hành giá xăng dầu một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường, đồng thời sử dụng các công cụ tài chính như tăng mức sử dụng Quỹ BOG, giảm thuế nhập khẩu nhằm hạn chế mức tăng giá khi cần thiết để bình ổn mặt bằng giá chung; khi thị trường có xu hướng giảm, Liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối rà soát để giảm giá bán trong nước cho phù hợp; đồng thời xem xét khôi phục thuế nhập khẩu và điều chỉnh tăng mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tạo nguồn lực để bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao trở lại.

Trong năm 2015 và các tháng đầu năm 2016, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu các doanh nghiệp rà soát giảm giá xăng dầu phù hợp diễn biến giá xăng dầu thế giới và với quy định hiện hành. Đồng thời, có nhiều văn bản[3] chỉ đạo về công tác quản lý, bình ổn giá tại các địa phương, trong đó có giá cước vận tải. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp về giá cước vận tải ngày 22/02/2016 cho thấy: tính đến hết ngày 19/02/2016 đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi đã giảm giá cước, tỷ lệ giảm giá từ 1%-33,3%.

Với diễn biến giảm của giá xăng dầu và qua đó tác động khiến giá cước vận tải giảm, giá các hàng hóa dịch vụ khác trên thị trường cơ bản ổn định đã tác động tích cực, góp phần bình ổn mặt bằng giá chung. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 12/2015 tăng 0,6 % so với tháng 12/2014; bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016 tăng 0,54% so với tháng 4/2016; tăng 2,28% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,88% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân năm tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,59%. Trong đó chỉ số giá nhóm Giao thông giảm ở 3 tháng đầu năm[4] (tăng ở tháng 4 và tháng 5/2016) đã góp phần kiềm chế mức tăng CPI bình quân Quý I/2016.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; phối hợp chặt chẽ với các bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý giá hàng hóa, dịch vụ; tổng hợp tình hình và dự kiến điều hành giá các mặt hàng thiết yếu của các Bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý giá trên địa bàn địa phương trên cơ sở tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đồng thời, tổ chức theo dõi sát diễn biến thị trường-giá cả, kịp thời có biện pháp phù hợp can thiệp thị trường để bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

18. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Kiến nghị có chính sách ưu đãi miễn thuế sử dụng đất đối với các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất ra sản phẩm khác, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 8133/BTC-CST ngày 15/6/2016

Tại Điều 2, khoản 3 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010 quy định:

Điều 2. Đối tượng chịu thuế

1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh”.

“Điều 6. Giá tính thuế

3. Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”

“Điều 7. Thuế suất

4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.”

“Điều 9. Miễn thuế

1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.”.

Điều 10. Giảm thuế

Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:

1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh..

Căn cứ quy định nêu trên, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Giá của 1m2 đất chịu thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định (là mức giá thấp hơn giá đất thực tế trên thị trường và được ổn định trong thời gian 05 năm). Thuế suất đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 0,03%, đây là mức thuế suất thấp nhất trong biểu thuế suất quy định tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12.

Theo pháp luật về đầu tư hiện hành không quy định dự án sử dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm khác thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Như vậy, nếu các doanh nghiệp thực hiện dự án sử dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm khác tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

19. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng thời gian vừa qua, mặc dù Bộ Tài chính, các địa phương đã nỗ lực tiến hành thanh tra, kiểm tra, song tình hình nợ đọng thuế vẫn có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá vẫn diễn ra, chưa được ngăn chặn triệt để. Cử tri đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế như: Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và công tác hiện đại hoá ngành thuế, hải quan; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường đấu tranh, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là dịp trước Tết Nguyên đán.

Trả lời: Tại công văn số 8214/BTC-TCT ngày 16/6/2016

Trong những năm vừa qua, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính luôn đặt ưu tiên hàng đầu đối với công tác cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hải quan. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận thì một số thực trạng về tình hình nợ đọng thuế và gian lận thương mại, chuyển giá vẫn tồn tại. Do vậy, để vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đảm bảo hơn nữa hiệu quả quản lý thuế, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp triển khai trong nội bộ ngành thuế, ngành hải quan và các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành địa phương để tăng cường quản lý thuế. Bộ Tài chính báo cáo một số nội dung cụ thể theo kiến nghị như sau:

1. Triển khai các giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế

Trong thời gian qua, để thu hồi nợ đọng thuế Bộ Tài chính đã quan tâm chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý nợ nhằm giảm thiểu nợ mới phát sinh, xử lý nợ chây ỳ, áp dụng kiên quyết các biện pháp cưỡng chế nợ theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ đọng thuế và đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm: năm 2012 thu được 22.751 tỷ đồng, tăng 13,6%; năm 2013 thu được 27.136 tỷ đồng, tăng 19,3%; năm 2014 thu được 31.920 tỷ đồng, tăng 17,6%; năm 2015 thu được 39.102 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu so với tổng thu ngân sách đã giảm xuống, đến thời điểm 31/12/2015 đã ở mức dưới mức 5% (năm 2012: 6,9%; năm 2013: 7,6%; năm 2014: 8,2%; năm 2015: 4,8%).

Tuy nhiên, số tiền nợ thuế vẫn còn cao, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh của DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rơi vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến chưa nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào NSNN, khi cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế thì DN không có khả năng nộp thuế, tài khoản không có số dư, tài sản đã thế chấp ngân hàng; Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người nộp thuế chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế, chây ì không nộp thuế đúng hạn, nợ thuế kéo dài, khoản tiền phạt chậm nộp tăng lên.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, chỉ đạo Cơ quan thuế thực hiện các biện pháp kiên quyết trong công tác thu nợ thuế góp phần giảm số tiền thuế nợ, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Cơ quan thuế tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, giải quyết được các khoản nợ xấu, phối hợp với cơ quan thuế để kịp thời xử lý nợ chậm nộp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, xử lý đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp... để hỗ trợ các doanh nghiệp đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đó giảm dần số tiền nợ đọng thuế.

Thứ hai, Tổ chức thực hiện rà soát, phân loại nợ để phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân của từng trường hợp nợ thuế để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả như: động viên thuyết phục doanh nghiệp có kế hoạch phân chia nguồn tiền để đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, vừa có tiền nộp nợ thuế.

Thứ ba, Theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế, ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đến từng người nộp thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế; giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, từng cán bộ quản lý để đôn đốc thu theo từng tháng, từng quý và từng nhóm nợ thuế, đồng thời, gắn kết quả thu nợ vào trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế và làm căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng.

Thứ tư, Đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với những trường hợp chây ỳ không nộp tiền thuế đúng hạn, theo quy định của Luật Quản lý thuế. Định kỳ hàng tháng các Cục Thuế rà soát, lập danh sách và công khai thông tin các DN nợ thuế trên địa bàn quản lý.

Thứ năm, Tăng cường thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách như: phong tỏa tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng,.., thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.

Thứ sáu, Cơ quan thuế các cấp sắp xếp, bố trí cán bộ nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý nợ thuế; Tổ chức tại Tổng cục Thuế một bộ phận chuyên trách để kiểm tra giám sát việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn cả nước.

Thứ bảy, Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, điện tử hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ từ khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ đầy đủ, chính xác, kịp thời và xử lý phù hợp theo tính chất của từng khoản nợ, đảm bảo tăng cường hiệu lực hiệu quả việc quản lý nợ và thực hiện cưỡng chế nợ.

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014, ngày 12/03/2015 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đang triển khai đề án Cải cách thể chế thuế giai đoạn 2011-2020. Trong giai đoạn 2016-2020 toàn ngành thuế kiên quyết đẩy mạnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, nội dung cải cách, cụ thể:

- Luôn chủ động rà soát, đánh giá để tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội các giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Thực thi nghiêm túc, chính xác kịp thời và công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí dành cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi, tránh gây khó khăn, phiền hà và tạo niềm tin, sự phấn khởi, sức lan tỏa sâu rộng, góp phần giúp doanh nghiệp sớm hồi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản, đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

- Ngày 06/04/2016 Quốc Hội đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Theo đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo hướng tạo điều kiện thuân lợi cho người nộp thuế như bổ sung đối tượng không chịu thuế GTGT; bổ sung thêm quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư; bổ sung thêm quy định về trường hợp hoàn thuế GTGT đối với trường hợp trong kì doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;giảm tỷ lệ tính lãi phạt chậm nộp xuống 0,03% ngày… Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 106/2016/QH13 nêu trên.

Việc xây dựng, ban hành Nghị định này nhằm mục tiêu sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ hiện hành về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều luật theo thẩm quyền của Quốc hội giao cho Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc đơn giản, minh bạch và phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chấp hành đúng nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời sẽ sửa đổi, bổ sung các nội dung bất cập so với thực tế theo đúng thẩm quyền của Chính phủ, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho ngành thuế trong việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp; đồng thời là phương tiện ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế.

Thanh tra, kiểm tra thuế được tiến hành theo nguyên tắc rủi ro, phân tích và lựa chọn các DN có rủi ro cao về thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra. Theo đó, ngay từ cuối năm 2015 Bộ Tài chính đã định hướng trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra năm 2016 tập trung các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực: Dầu khí; Xăng dầu; Điện lực; Viễn thông và kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông; Công ty kinh doanh bất động sản lớn; Chuyển nhượng vốn, thương hiệu; Chuyển nhượng dự án;…

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm; triển khai kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, thu hồi kịp thời các khoản thu được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra. Theo đó, 4 tháng đầu năm, toàn ngành thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra được 14.028 doanh nghiệp, đạt 15,6% kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra. Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 3.346,18  tỷ đồng, bằng 139,4% so với cùng kỳ.

Trong đó, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 48 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, giảm lỗ 1.108,68 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt 1.688,45 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 0,14 tỷ đồng.

Đối với công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá: Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế chính sách nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá,  từng bước nghiên cứu, triển khai các giải pháp tăng cường chống chuyển giá, cụ thể: thu thập, nghiên cứu các hình thức chuyển giá; đề xuất giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; Nghiên cứu để ban hành quy trình thanh tra chống chuyển giá, chuẩn hoá các bước công việc, nâng cao hiệu quả công tác  thanh tra chống chuyển giá; tham gia các lớp hội thảo, đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyển giá tại các nước tiên tiến...

- Nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra thuế. Tiếp tục tăng cường lực lượng cho công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của công chức thanh tra, kiểm tra thuế.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế đối với doanh nghiệp rủi ro  cao về thuế nhằm chống các hành vi vi phạm, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN.

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và công tác hiện đại hoá ngành thuế, hải quan

Trong thời gian vừa qua, công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan đã được Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt.Với nỗ lực của toàn ngành tài chính, các giải pháp cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, hải quan đã đạt được rất nhiều kết quả tốt, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận.

Mặc dù vậy, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá trong toàn ngành đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực thuế và hải quan. Cụ thể:

- Đối với lĩnh vực thuế: Theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ hướng đến năm 2020 thì phấn đấu thời gian nộp thuế đạt trung bình của nhóm nước ASEAN-3 là 155 giờ/năm (trong đó thuế là 110 giờ/năm, và BHXH là 45 giờ/năm).

Do đó, bên cạnh những nỗ lực cải cách đã được ghi nhận trong thời gian vừa qua, trong thời gian tới việc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính thuế nói riêng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh triển khai những giải pháp cải cách hành chính vào trong thực tế để kết quả đạt được sẽ thực sự được ghi nhận làm giảm số giờ tuân thủ nghĩa vụ thuế trong báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới ở những năm tiếp theo.

+ Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy định/quy trình về hoàn thuế, thanh tra/kiểm tra, giải quyết khiếu nại về thuế để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, tối giản thủ tục hành chính cho người nộp thuế; nghiên cứu và ban hành quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật.

+ Công khai TTHC trên mạng inernet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Đồng thời, thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết TTHC để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ánh về chính sách, TTHC và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC.

+ Triển khai dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử tối thiểu đạt 95% cho từng nhóm đối tượng như: doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

+ Về tổ chức bộ máy: bên cạnh việc đổi mới, cải thiện trình độ, nhận thức của cán bộ thuế thì sẽ đẩy mạnh duy trì trật tự kỷ cương và nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ phục vụ người dân, phục vụ DN để tiến tới nâng cao mức độ hài lòng của NNT đối với sự phục vụ của cơ quan thuế, công chức thuế. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức để triển khai giám sát việc thực hiện các giải pháp cải cách hành chính tại các địa phương.

+ Phối hợp với các Bộ, ngành để ký kết và triển khai các quy trình liên thông và trao đổi thông tin tự động. Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của cơ quan.

       - Đối với lĩnh vực Hải quan: tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa hải quan nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế, trong đó sẽ chú trọng áp dụng các kỹ thuật hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hải quan với sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị hiện đại như máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống định vị GPS...nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại.

5. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường đấu tranh, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Bên cạnh những giải pháp đơn giản hoá, cải cách thủ tục hành chính thì đồng thời vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý thuế. Do vậy, thời gian qua Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan triển khai hoàn thiện chính sách pháp luật, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tích cực triển khai các giải pháp chống thất thu, hạn chế tình trạng nợ thuế. Cụ thể:

- Ban hành, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế như: Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại, về trị giá; hoàn thiện danh mục hàng hoá, biểu thuế... phục vụ công tác quản lý, tránh thất thu thuế;

- Tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và thu nộp thuế: Tăng cường ứng dụng công nghệ  thông tin, cải cách thủ tục hành chính về thủ tục hải quan và kê khai, nộp thuế. Đến nay gần 100% tờ khai Hải quan đã được thực hiện thông quan điện tử; 90,1% tổng số thu ngân sách của hải quan đã được thực hiện thanh toán điện tử (E-payment) qua 28 ngân hàng phối hợp thu; qua đó, thời gian tính từ khi nộp thuế XNK đến khi thông quan hàng hóa chỉ tính bằng giây.

- Quản lý tình hình thu nộp NSNN: Theo dõi sâu sát hàng tuần, hàng tháng tình hình thu của từng địa phương, phân tích các yếu tố tác động đến số thu để chỉ đạo điều hành kịp thời, đúng đắn đối với công tác thu của từng đơn vị...; Xử lý kịp thời các vướng mắc về chế độ chính sách thuế có ảnh hưởng tới quản lý thu;

- Tích cực thực hiện các giải pháp chống thất thu: Tăng cường kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan; Giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho từng đơn vị nhằm bám sát công tác thu hồi nợ thuế; Rà soát, phân loại nợ thuế để có giải pháp xử lý phù hợp đối với từng khoản nợ; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong thu hồi và cưỡng chế nợ; thành lập các đoàn kiểm tra tình hình quản lý nợ ở các địa phương có số nợ thuế tăng, không đạt kết quả thu hồi nợ thuế theo kế hoạch.

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn của các lô hàng đã thông quan, giải phóng hàng của ngành hải quan là 4.312 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,65%  (4.312/261.854) so với số thực thu của Hải quan, giảm 635 tỷ đồng so với 31/12/2014 (4.947 tỷ).

- Đã xây dựng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH nhằm đổi mới phương thức quản lý và chính sách thuế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Cụ thể: (i) Chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế; (ii) Chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc; (iii) Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu và một số loại hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không mang mục đích thương mại…; (iv) Doanh nghiệp ưu tiên được nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa chậm nhất vào ngày 10 của tháng kế tiếp…

20. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Luật sửa đổi, bổ sung các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Sau khi áp dụng, Luật thuế bổ sung sửa đổi đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp phân bón khi mặt hàng Urê không được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, ngành trồng trọt cũng không được hưởng lợi. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất phân bón trong nước đề nghị sửa đổi Luật thuế GTGT, đưa sản phẩm phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%.

Trả lời: Tại công văn số 7026/BTC-CST ngày 24/5/2016

Trước 01/01/2015, theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT thì phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Từ ngày 1/1/2015, theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó, giá bán phân bón là giá không có thuế GTGT; doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào (kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định) dùng cho sản xuất phân bón.

Khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực, có một số ý kiến đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% hoặc áp dụng thuế suất 5% như trước đây.

Bộ Tài chính đã cùng Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương và phần lớn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công ty cổ phần DAP – VINACHEM, công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao… thảo luận về chính sách phân bón không chịu thuế GTGT. Mặc dù có một số doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị khó khăn nhưng qua rà soát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực tế, sau khi tham khảo ý kiến các bộ, ngành, tổ chức liên quan, Bộ Tài chính thấy rằng chính sách phân bón không chịu thuế GTGT phù hợp với thực tế, thông lệ quốc tế, đã góp phần giảm giá mua cho người nông dân. Cụ thể:

Để khuyến khích và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, từ 1/1/2015, theo quy định của Luật số 71/2014/QH13, phân bón không chịu thuế ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Tại khâu bán buôn và bán lẻ, trước ngày 01/01/2015 thuế GTGT phải nộp mỗi khâu là 1% trên giá bán (bao gồm cả thuế GTGT) theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, tổng cộng cả 02 khâu bán buôn và bán lẻ là khoảng 2% trên giá bán của thương nhân. Từ ngày 01/01/2015, do không chịu thuế nên giá bán của thương nhân không có thuế GTGT, người nông dân được giảm giá thanh toán bằng đúng mức 2% trên giá bán của thương nhân. Trong khi đó, giá bán của doanh nghiệp sản xuất phân bón sau ngày 01/01/2015 so với giá đã có thuế GTGT trước ngày 01/01/2015 tăng do thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ở khâu sản xuất chỉ ở mức 0,71% (theo số liệu thống kê của cơ quan thuế tính cho cả giai đoạn từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2014), thấp hơn nhiều so với mức người nông dân được giảm 2% ở khâu bán buôn, bán lẻ. Vì vậy dù cộng hết thuế GTGT đầu vào vào giá bán của doanh nghiệp sản xuất phân bón và doanh nghiệp vẫn giữ mức lợi nhuận tuyệt đối như trước ngày 01/01/2015 thì người nông dân vẫn được lợi nhiều.

Thực tế giá phân bón từ ngày 01/01/2015 ổn định và giảm. So với Quý I năm 2014 thì giá phân bón Quý I năm 2015 giảm khoảng 500 đồng/kg. Xét cả năm 2015, giá phân bón giảm 200 – 500 đồng/kg so với năm 2014. 

Qua tham khảo quy định của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 12 quốc gia đưa mặt hàng phân bón vào diện không chịu thuế GTGT, có 10 quốc gia có mức thuế suất 0%, mức thuế suất dưới 10% có 50 quốc gia, và từ 10% trở lên có 19 quốc gia. Mức thuế suất trung bình là 13%, thuế suất cao nhất đối với mặt hàng này là 27%.

Ngày 5/4/2016, tại công văn số 2286/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến như sau: “Chính sách thuế GTGT đối với phân bón thực hiện theo quy định hiện hành, quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội”.

Tại kỳ họp thứ 10, 11, Quốc hội đã thảo luận về chính sách phân bón không chịu thuế GTGT. Ngày 6/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, theo đó đã quyết định giữ chính sách này.

Do vậy đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang giải thích cho cử tri được biết và thực hiện theo quy định hiện hành.

21. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng giá thu tiền thuế chuyển mục đích sử dụng đất tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất là quá cao; việc áp dụng hạn điền 300 m2 đất ở đối với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số là không hợp lý; chưa có chính sách đặc thù khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp chia đất để tách hộ cho các người con là đồng bào dân tộc thiểu số, nên đời sống đã khó khăn lại gặp nhiều khó khăn hơn. Đề nghị trung ương quan tâm ban hành chính sách phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.

Trả lời: Tại công văn số 8094/BTC-QLCS ngày 14/6/2016

Theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.

Pháp luật về thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 (Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ) đã có quy định về ưu đãi tiền sử dụng đất (mức thu, ưu đãi giá, miễn, giảm, ghi nợ) khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với đối tượng hộ gia đình, cá nhân; cụ thể:

- Về mức thu:

+ Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì nộp 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì nộp chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì: (i) Không phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê chuyển mục đích sang đất ở; (ii) Nộp chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 được chuyển mục đích sang đất ở; (iii) Nộp chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất; (iv) Nộp 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm.

- Về giá đất: Tổ chức kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất sát giá đất thị trường nhưng hộ gia đình, cá nhân chỉ phải nộp theo giá đất trên Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở.

- Về miễn, giảm tiền sử dụng đất và ghi nợ tiền sử dụng đất: Nghị định số 45/2014/NĐ-CP còn quy định hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được: (i) Miễn, giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở đối với một số đối tượng gồm: hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng...; (ii) Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định; (iii) Khi có khó khăn về tài chính được ghi nợ số tiền sử dụng đất; được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm theo số tiền đã ghi nợ. Trường hợp thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.

- Về xác định hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..., Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở.

Như vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất để xác định mức thu là phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đã có chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp chia đất để tách hộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số; việc xác định hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân không quy định cứng nhắc mà do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định căn cứ vào thực tế của địa phương.

22. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri kiến nghị nghiên cứu xem xét điều chỉnh giảm thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhằm giảm bớt khó khăn cho một bộ phận lớn người dân ở thành thị cũng như nông thôn có được đất ở và nhà ở.

Trả lời: Tại công văn số 8098/BTC-QLCS ngày 14/6/2016

Theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.

Pháp luật về thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 (Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ) đã có quy định về ưu đãi tiền sử dụng đất (mức thu, ưu đãi giá, miễn, giảm, ghi nợ) khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhất là đối với đối tượng hộ gia đình, cá nhân; cụ thể:

- Về mức thu: Hộ gia đình, cá nhân chỉ phải: (i) Nộp 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở; (ii) Nộp chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

- Về giá đất: Tổ chức kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất sát giá đất thị trường nhưng hộ gia đình, cá nhân chỉ phải nộp theo giá đất trên Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở.

- Về miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất: Nghị định số 45/2014/NĐ-CP còn quy định hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được: (i) Miễn, giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất đối với một số đối tượng gồm: hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, ....; (ii) Khi có khó khăn về tài chính được ghi nợ số tiền sử dụng đất; được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm theo số tiền đã ghi nợ. Trường hợp thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.

Như vậy, pháp luật về thu tiền sử dụng đất hiện hành đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở nhằm giảm bớt khó khăn giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở và nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

23. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:Cử tri đề nghị xem xét miễn, giảm các loại thuế thuộc các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 7615/BTC-CST ngày 06/6/2016

Trước bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế thế giới và những hạn chế nội tại, giai đoạn 2011-2014 Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định đời sống của người dân, trong đó có chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh tham gia bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể như: Miễn, giảm mức thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ, hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân; miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1. Từ ngày 01/7/2013, Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN đã sửa đổi nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên mức 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và cho mỗi người phụ thuộc lên mức 3,6 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 01/01/2014, Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; bổ sung quy định áp dụng thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2013; giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Từ ngày 01/01/2015, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung 05 Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế tài nguyên và quản lý thuế, qua đó: giảm tối đa mức động viên từ khu vực sản xuất nông nghiệp; mở rộng diện ưu đãi và tăng mức ưu đãi thuế đối với nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; chính sách thuế áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh thay đổi theo hướng nộp thuế khoán đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số chính sách thuế liên quan đến người lao động như: không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp, nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngày 06/4/2016 vừa qua, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa 13 đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, trong đó bổ sung nhiều quy định như: doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

Với các điều chỉnh nêu trên, khi áp dụng trong thực tiễn sẽ đóng góp vào giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp đã được ban hành trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính tiếp tục lắng nghe và giải đáp những vướng mắc, tiếp thu các ý kiến, đề xuất chính đáng, hữu ích của doanh nghiệp, cá nhân phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách.

24. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Việc kê khai và nộp thuế qua mạng Internet chưa được triển khai đồng bộ và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nên gặp nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và các cơ quan Thuế. Đề nghị Bộ/ngành cần nhanh chóng có những điều chỉnh để tháo gỡ những vướng mắc.

Trả lời: Tại công văn số 8003/BTC- TCT ngày 13/6/2016

Hiện nay, hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã được triển khai trên phạm vi cả nước và cơ bản đảm bảo hạ tầng cung cấp dịch vụ cho NNT thực hiện khai và nộp thuế điện tử trên cả nước, cụ thể:

  • Hệ thống khai thuế qua mạng (KTQM) của ngành Thuế được triển khai từ năm 2009 theo mô hình tập trung tại Tổng cục Thuế. Người nộp thuế (NNT) tại các Chi cục Thuế và Cục Thuế đã triển khai KTQM có thể vào cổng khai thuế qua mạng của cơ quan Thuế để thực hiện khai và ký điện tử lên các tờ khai gửi cho cơ quan Thuế theo yêu cầu. Hiện tại, hệ thống KTQM đã hỗ trợ NNT khai hầu hết các tờ khai phát sinh, tờ khai bổ sung, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính, báo cáo hóa đơn... Kết quả tính đến tháng 04/2016, Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố; với trên 529 nghìn doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử và số lượng doanh nghiệp đang thực hiện khai thuế qua mạng 529 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 99,56 % trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước; Tổng số hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đến nay đạt trên 31 triệu hồ sơ.
  • Năm 2014, ngành Thuế tiếp tục xây dựng hệ thống nộp thuế điện tử (NTĐT) được triển khai theo mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế. NNT sử dụng cổng cung cấp dịch vụ của cơ quan Thuế, lập giấy nộp tiền, sau đó ký xác nhận thông tin số tiền cần nộp trên giấy nộp tiền gửi Ngân hàng đã đăng ký để chuyển tiền từ tài khoản của NNT theo hình thức nộp điện tử. Tính đến 04/2016, hệ thống NTĐT đã được triển khai cho 63/63 tỉnh, thành phố, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan Thuế trên 506 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 95,38 % so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đầu năm 2016 đến nay, tổng số giao dịch nộp tiền vào NSNN đạt trên 986 nghìn lượt giao dịch và tổng số tiền đã nộp NSNN đạt trên 149 nghìn tỷ đồng.
  • Trong thời gian qua, hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã đáp ứng được yêu cầu của NNT nhất là trong thời gian cao điểm (tháng, quý, năm), trường hợp xảy ra sự cố đã kịp thời thông báo và hỗ trợ NNT, đồng thời gia hạn thêm thời gian khai và nộp thuế. Hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã mang lại nhiều lợi ích cho cả Người nộp thuế, cơ quan Thuế, Ngân hàng,... như giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực thực hiện, góp phần cải thiện môi trường cạnh tranh trong nước và giảm thời gian khai và nộp thuế qua mạng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới. Trường hợp xảy ra sự cố đã có thông báo kịp thời và hỗ trợ mở rộng thời gian tiếp nhận hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho NNT.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về hạ tầng đường truyền dẫn đến việc NNT không thực hiện khai và nộp thuế điện tử được hoặc xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Một số vấn đề vướng mắc mà NNT có thể gặp phải như sau:

  • NNT không thực hiện khai và nộp thuế điện tử được hoặc xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hạ tầng của doanh nghiệp (máy tính và đường truyền) chưa đáp ứng được hoặc lỗi do đường truyền của nhà cung cấp dịch vụ mạng, mặc dù theo Công văn số 2323/BTTTT-THH ngày 15/08/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về các địa bàn có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng về truyền thông để thực hiện giao dịch thông qua phương tiện điện tử với cơ quan quản lý thuế đã xác nhận 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đủ cơ sở hạ tầng về truyền thông để thực hiện giao dịch thông qua phương tiện điện tử với cơ quan Thuế.
  • Trong quá trình thực hiện khai và nộp thuế điện tử, có phát sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cụ thể:
  • Khi doanh nghiệp khai thuế điện tử: Xảy ra lỗi trong quá trình NNT ký điện tử do việc thay đổi công nghệ hỗ trợ ký điện tử trên trình duyệt web hiện nay. Tổng cục Thuế đang thực hiện khắc phục lỗi trong thời gian sớm nhất.
  • Khi doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử: Xảy ra trường hợp sai thông tin do quá trình luân chuyển thông tin giữa cơ quan Thuế, Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước. Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước để giảm thiểu trường hợp sai sót này.
  • Một số cơ quan, đơn vị có liên quan không chấp nhận chứng từ điện tử dẫn đến doanh nghiệp đã nộp điện tử rồi vẫn phải đến Ngân hàng in phục hồi từ chứng từ điện tử ra giấy, hoặc qua cơ quan Thuế để xác nhận số tiền đã nộp, gây khó khăn cho Doanh nghiệp (đặc biệt đối với các khoản thu liên quan đến lệ phí trước bạ ô tô xe máy và các khoản thu liên quan đến đất). Tổng cục Thuế đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành triển khai việc kết nối hạ tầng và trao đổi thông tin về hồ sơ thuế điện tử để hạn chế việc yêu cầu NNT in phục hồi các chứng từ điện tử. (Ví dụ: trao đổi thông tin với Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công an ...).

25. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Hiện nay chính sách thuế đối với các doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập, không công bằng. Các doanh nghiệp trong nước luôn bị thua thiệt khi phải nộp thuế nhập khẩu các linh kiện, nguyên vật liệu sản xuất, còn các doanh nghiệp FDI thì lại được ưu tiên miễn thuế. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp trong nước mua các máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định thì đều phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Dù sau đó vẫn được khấu trừ nhưng lại mất quá nhiều thời gian, chưa kể doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đóng tiền thuế này. Do đó, kiến nghị ngành thuế cần điều chỉnh các chính sách thuế phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trả lời: Tại công văn số 6764/BTC-CST ngày 19/5/2016

Một trong các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO mà các thành viên tham gia Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) phải tuân thủ là nguyên tắc không phân biệt đối xử (đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia). Trong đó, “đối xử quốc gia quy định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước”.

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện nguyên tắc này thông qua việc sửa đổi hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn vừa qua. Theo đó, chính sách thuế được áp dụng bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, ý kiến về “chính sách thuế đối với các doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập, không công bằng, các doanh nghiệp trong nước luôn bị thua thiệt khi phải nộp thuế nhập khẩu các linh kiện, nguyên vật liệu sản xuất, còn các doanh nghiệp FDI thì lại ưu tiên miễn thuế” là chưa hợp lý. Cụ thể:

- Về thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT là thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông đến tiêu dùng không phân biệt đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Luật thuế GTGT không có quy định về việc miễn, giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ và đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, các mặt hàng máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định trong nước áp dụng mức thuế suất theo quy định của Luật thuế GTGT, không có sự phân biệt người mua (nhập khẩu) là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp trong nước. 

- Về thuế nhập khẩu: Từ ngày 01/7/2006, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 đã thay thế Luật Đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo đó, áp dụng ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư, không phân biệt nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Để phù hợp với Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã quy định cụ thể chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án khuyến khích đầu tư. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Hàng hóa khi nhập khẩu đều phải kê khai, tính thuế nhập khẩu theo các mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt không phân là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Ưu đãi về thuế nhập khẩu được thực hiện theo lĩnh vực ưu đãi đầu và địa bàn ưu đãi đầu tư, trong đó: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:

“a) Thiết bị, máy móc; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được”.

26. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị cần có chính sách hợp lý cho ngành cơ khí phát triển, cần xem cơ khí là ngành đặc thù và có chính sách riêng để phát triên, các chính sách định ra cần có cơ sở khoa học, tính hợp lý và phải có bộ máy thi hành hiệu quả, cụ thể: Về chính sách thuế: cần quy định “thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ sản phẩm hoàn chỉnh đến các bộ phận cấu thành nên nó”. Xem xét miễn giảm thuế VAT cho máy móc khuôn mẫu chế tạo trong nước vì các doanh nghiệp mua cũng sẽ được khấu trừ thuế nên thực tế nhà nước cũng không có khoản thu này nhưng khi miễn giảm thì các doanh nghiệp sẽ giảm áp lực tài chính nên sẽ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm chế tạo trong nước. Qua đó, tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về chính sách, không nên phân biệt doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì được miễn giảm, còn doanh nghiệp trong nước thì thuế suất cao hơn.

Trả lời: Tại công văn số 6764/BTC-CST ngày 19/5/2016

Về chính sách thuế đối với ngành cơ khí: chính sách thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị, máy móc cơ khí được quy định cụ thể như sau:

a) Về chính sách thuế nhập khẩu:

- Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư: “Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ” thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

- Theo khoản 3, Điều 15 Luật Đầu tư quy định: “3. Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.”

Theo đó dự án sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của TTCP được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định theo quy định tại khoản 6, 8 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b) Về mức thuế suất tại Biểu thuế nhập khẩu: 

- Đối với  vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm: Kể từ ngày 11/02/2011, các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% hoặc bằng mức thấp nhất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định (Nội dung này được quy định tại Thông tư số 214/2010/TT-BTC ngày 28/12/2010 và tiếp tục được tổng hợp hướng dẫn tại các Thông tư ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng năm : Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 để áp dụng từ 1/1/2012, Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 để áp dụng từ 1/1/2013, Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 để áp dụng từ 1/1/2014, Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 để áp dụng từ 1/1/2016).

- Đối với máy móc gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được:

Theo quy định của Thông tư số 139/2014/TT-BTC ngày 23/9/2014 Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 84.58 và 84.59 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 7/11/2014, trường hợp các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc nhóm 84.54 đến nhóm 84.63 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thuộc loại trong nước chưa sản xuất được có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi lớn hơn 0% thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Danh mục mặt hàng trong nước đã sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương (Nội dung này tiếp tục được tổng hợp hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi).

Ngoài ra, ngày 06/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 trong đó có quy định nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất, cụ thể như sau:

(i) Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

(ii) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

(iii) Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

(iv) Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

(v) Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.

Theo đó, Bộ Tài chính đang rà soát lại mức thuế nhập khẩu hiện hành để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định Biểu thuế nhập khẩu khẩu ưu đãi cho phù hợp với nguyên tắc ban hành Biểu thuế quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, trong đó các mặt hàng sẽ được điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu theo nguyên tắc quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.

c) Về đề nghị miễn giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho máy móc khuôn mẫu chế tạo trong nước, theo quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng thì không có quy định về việc miễn, giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ và đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, các mặt hàng linh kiện, nguyên vật liệu; máy móc, khuôn mẫu chế tạo trong nước áp dụng mức thuế suất theo quy định của Luật thuế GTGT, không có sự phân biệt người mua (nhập khẩu) là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, đề nghị miễn giảm thuế GTGT đối với máy móc khuôn mẫu chế tạo trong nước là chưa hợp lý. Ngoài ra, nếu thực hiện miễn giảm thuế GTGT đối với máy móc, khuôn mẫu chế tạo trong nước sẽ vi phạm cam kết WTO (phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu).

27. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, số thuế sử dụng đất nông nghiệp thu tại Lào Cai từ năm 2010 đến nay đều rất nhỏ so với tổng thu ngân sách của tỉnh (351 triệu/05 năm). Vì vậy, để khuyến khích hơn nữa tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, cử tri đề nghị Chính phủ bổ sung quy định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân nông dân trực tiếp được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp;

- Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp;

- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã;

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng;

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Riêng trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp 100% số thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 7491/BTC-CST ngày 02/6/2016

Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp đang được thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020. Theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 thì hầu hết các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn hoặc giảm 50% số thuế phải nộp.

Để khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao; đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính đã tham mưu, báo cáo Chính phủ có Tờ trình số 38/TTr-CP ngày 19/02/2016 trình Quốc hội về việc bổ sung nội dung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (Theo công văn số 3310/UBTCNS13 ngày 09/3/2016 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung nội dung này vào chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII mà đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp thứ nhất hoặc thứ hai của Quốc hội khóa XIV để xem xét, thông qua).

Tại Tờ trình số 38/TTr-CP, Chính phủ đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 31/12/2020 đối với một số đối tượng đang phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

(i) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp, mà không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;

(ii) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì vẫn tiếp tục thu 100% số thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12.

Riêng đối với đất được Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng:

Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất.

Theo Luật Đất đai năm 2013 đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 (đang thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp) thì phải chuyển sang thuê đất, khi đó sẽ không thuộc đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Vì vậy, không cần thiết phải quy định bổ sung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất nông nghiệp do đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng.

28. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:Cử tri phản ánh, vừa qua Bộ Tài chính có đề xuất Chính phủ về chủ trương xóa nợ thuế, tiền phạt chậm nộp thuế với số tiền khoảng 10.000 tỷ đồng cho một số đơn vị doanh nghiệp, trong đó, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Cử tri cho rằng, chủ trương này dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ thuế, gây thất thu ngân sách và tạo tiền lệ xấu. Đề nghị Bộ Tài chính cần xem xét thận trọng, đánh giá toàn diện về chủ trương này.

Trả lời: Tại công văn số 7179/BTC-CST ngày 26/5/2016

Nội dung này cũng là kiến nghị của cử tri Tp. Đà Nẵng gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII Bộ Tài chính đã có công văn số 136/BTC-CST ngày 5/01/2016 trả lời. Nay, Bộ Tài chính xin trả lời như sau:

Ngày 16/11/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 16881/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội về xóa nợ tiền thuế như sau:

Nhiều ý kiến đồng tình với việc xóa nợ thuế đối với DNNN nhằm thúc đẩy cổ phần hóa nhưng đề nghị đưa nội dung này cùng với xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt chậm nộp thuế do nguyên nhân khách quan (mà Bộ Tài chính đã báo cáo tại công văn số 14541/BTC-CST ngày 16/10/2015)... Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu việc xóa nợ thuế theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế để bảo đảm bình đẳng.

Về nội dung này, Bộ Tài chính xin trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp thu, xây dựng Nghị quyết riêng về xóa nợ tiền thuế trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 3 năm 2016.”

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ với nội dung đề nghị tiếp thu nêu trên (công văn số 9610/VPCP-PL ngày 18/11/2016 của Văn phòng Chính phủ), sau khi rà soát, tổng hợp, đánh giá và phân loại theo từng nguyên nhân về nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (các Báo cáo thẩm tra số 3034/BC-UBTCNS13 ngày 15/10/2015, số 3048/BC-UBTCNS13 ngày 19/10/ 2015), tại công văn số 2427/BTC-CST ngày 23/02/2016 Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết xử lý nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phù hợp với nguyên nhân khách quan phát sinh: xóa nợ tiền chậm nộp (trước ngày 01/7/2013 là tiền phạt chậm nộp) của những khoản nợ tiền thuế phát sinh từ ngày 31/12/2013 trở về trước của người nộp thuế gặp khó khăn khách quan nhằm góp phần hỗ trợ những người nộp thuế tiếp tục có cơ hội kinh doanh; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp không thể thu được do doanh nghiệp thực tế đã giải thể, phá sản, hộ cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh. Cụ thể, nguyên tắc xử lý nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

1. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm nguyên tắc không phân biệt đối xử phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia;

2. Xóa nợ tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế; người nộp thuế vẫn phải nộp đủ tiền thuế;

3. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu được do tổ chức kinh doanh thực tế đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh thực tế đã chết, mất tích.

Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt nội dung xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trình bày ở trên và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình và báo cáo Quốc hội dự án Nghị quyết về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào kỳ họp sau của Quốc hội khóa XIV.  

Ngày 8/3/2016 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1448/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trình Chính phủ theo quy định và theo trình tự, thủ tục rút gọn để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội Khóa XIV xem xét, quyết định”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết. Như vậy, kiến nghị của cử tri đã được Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý.

29. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ Tài chính cần có các giải pháp mạnh và hữu hiệu trong việc thực hiện truy thu nợ thuế đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước; đồng thời có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng chuyển giá, báo lỗ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng thất thu ngân sách quốc gia, đảm bảo các quy định, chế định tài chính được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trả lời: Tại công văn số 7307/BTC- TCT ngày 30/5/2016

1. Trong thời gian qua, để thu hồi nợ đọng thuế Bộ Tài chính đã quan tâm chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý nợ nhằm giảm thiểu nợ mới phát sinh, xử lý nợ chây ỳ, áp dụng kiên quyết các biện pháp cưỡng chế nợ theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ đọng thuế, kể cả các khoản nợ thuế từ khối doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm: năm 2012 thu được 22.751 tỷ đồng, tăng 13,6%; năm 2013 thu được 27.136 tỷ đồng, tăng 19,3%; năm 2014 thu được 31.920 tỷ đồng, tăng 17,6%; năm 2015 thu được 39.102 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu so với tổng thu ngân sách đã giảm xuống, đến thời điểm 31/12/2015 đã ở mức dưới mức 5% (năm 2012: 6,9%; năm 2013: 7,6%; năm 2014: 8,2%; năm 2015: 4,8%).

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, chỉ đạo Cơ quan thuế thực hiện các biện pháp kiên quyết trong công tác thu nợ thuế góp phần giảm số tiền thuế nợ, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Cơ quan thuế tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, giải quyết được các khoản nợ xấu, phối hợp với cơ quan thuế để kịp thời xử lý nợ chậm nộp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, xử lý đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp....để hỗ trợ các doanh nghiệp đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đó giảm dần số tiền nợ đọng thuế.

Thứ hai, Tổ chức thực hiện rà soát, phân loại nợ để phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân của từng trường hợp nợ thuế để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả như: động viên thuyết phục doanh nghiệp có kế hoạch phân chia nguồn tiền để đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, vừa có tiền nộp nợ thuế.

Thứ ba, Theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế, ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đến từng người nộp thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế; giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, từng cán bộ quản lý để đôn đốc thu theo từng tháng, từng quý và từng nhóm nợ thuế, đồng thời, gắn kết quả thu nợ vào trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế và làm căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng.

Thứ tư, Đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với những trường hợp chây ỳ không nộp tiền thuế đúng hạn, theo quy định của Luật Quản lý thuế. Định kỳ hàng tháng các Cục Thuế rà soát, lập danh sách và công khai thông tin các DN nợ thuế trên địa bàn quản lý.

Thứ năm, Tăng cường thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách như: phong tỏa tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng,.., thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.

Thứ sáu, Cơ quan thuế các cấp sắp xếp, bố trí cán bộ nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý nợ thuế; Tổ chức tại Tổng cục Thuế một bộ phận chuyên trách để kiểm tra giám sát việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn cả nước.

Thứ bảy, Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, điện tử hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ từ khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ đầy đủ, chính xác, kịp thời và xử lý phù hợp theo tính chất của từng khoản nợ, đảm bảo tăng cường hiệu lực hiệu quả việc quản lý nợ và thực hiện cưỡng chế nợ.

2. Nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng chuyển giá, báo lỗ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài, Bộ Tài chính đã thực hiện các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau đây: (i)Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; (ii) Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý giá chuyển nhượng; (iii) Củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế trong đó có quản lý giá chuyển nhượng; (iv)Tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá thông qua việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng, đặc biệt tập trung vào công tác thanh tra giá chuyển nhượng; (v) Xây dựng và đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá; (vi) Xây dựng Chương trình truyền thông về công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Cụ thể là:

2.1. Về thể chế: Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết; Thông tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn việc áp dụng thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng chuyển giá, tránh thuế TNDN nhưng đồng thời vẫn tạo sự chủ động cho doanh nghiệp FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

2.2. Về tổ chức: Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thành lập 4 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc 04 Cục Thuế tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương là các địa phương có số lượng lớn các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên phát sinh các giao dịch liên kết và 01 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Thanh tra Tổng cục Thuế.

2.3. Về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu: Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đã từng bước xây dựng được cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác thanh tra giá chuyển nhượng đối với các ngành nghề có rủi ro cao về thuế TNDN như sản xuất sợi, dệt vải; may mặc; giày, dép; đồ uống...;

2.4. Về triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng: Công tác thanh tra giá chuyển nhượng cũng đã đạt kết quả nhất định, một số doanh nghiệp sau thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh giảm lỗ và truy thu thuế TNDN tương đối lớn. Kết quả trong năm 2015, cơ quan Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 420 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết truy thu, truy hoàn và phạt 4.895,16 tỷ đồng; giảm lỗ 3.104,11 tỷ đồng; giảm khấu trừ 206,81 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 801,7 tỷ đồng. Thanh tra, kiểm tra xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết với kết quả truy thu trong thanh tra, kiểm tra đã tạo ra hiệu ứng mạnh, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ giảm đi rõ rệt.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế ngăn ngừa việc lợi dụng tình trạng chuyển giá để trốn thuế, cụ thể là:

Thứ nhất, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016.

Thứ hai, đào tạo kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá về kỹ năng quản lý giá chuyển nhượng, kỹ thuật thanh tra giá chuyển nhượng, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, trau dồi kỹ năng tin học, ngoại ngữ.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề có rủi ro cao về giá chuyển nhượng làm cơ sở chung cho việc phân tích rủi ro phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá, trước mắt tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên; các doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm chưa được thanh tra kiểm tra, đang được hưởng ưu đãi về thuế.., các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế.

Thứ năm, tăng cường trao đổi thông tin với Cơ quan thuế và các tổ chức nước ngoài phục vụ cho phân tích rủi ro và thanh tra giá chuyển nhượng; đàm phán với cơ quan thuế nước ngoài có liên quan trong quá trình APA.

Thứ sáu, tăng cường công tác phối hợp với các ngành để xác định giá trị máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu tại khâu nhập khẩu, ngăn chặn các doanh nghiệp khai báo cao giá nhập khẩu với mục đích tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận gây thất thu NSNN.

30. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị:Cử tri đề nghị nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, để hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở trong các nông, lâm trường từ trước ngày 15/10/1993, khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức do UBND cấp tỉnh quy định.

Trả lời: Tại công văn số 8096/BTC-QLCS ngày 14/6/2016

Theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Quyết định số 11/2015/QĐ-TTg ngày 03/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền, sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15/10/1993 khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) thì: (i) Không phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất; (ii) Nộp 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thì được miễn toàn bộ mức thu này; trường hợp hộ gia đình, cá nhân ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì được giảm 50% đối với mức thu này.

Như vậy, tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Quyết định số 11/2015/QĐ-TTg ngày 03/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể về việc thu tiền sử dụng đất, chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền (trong đó có đất của hộ gia đình, cá nhân do nông, lâm trường giao), sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15/10/1993 nên việc sửa đổi Nghị định số 45/2014/NĐ-CP như đề xuất là không cần thiết.

31. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri cho rằng: hiện nay, tiền sử dụng đất vẫn là một “gánh nặng” là một “ẩn số, không minh bạch” đối với doanh nghiệp, tạo ra cơ chế “xin-cho”, và cuối cùng chi phí tiền sử dụng đất cũng sẽ được tính vào giá bán mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc “thuế sử dụng đất ở” với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% đến 15% bảng giá đất. Như vậy vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế “xin-cho”. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 8095/BTC-QLCS ngày 14/6/2016

- Tại khoản 20 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”. Đồng thời tại Điều 54, Điều 55, Điều 56 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc định giá đất của Nhà nước để thực hiện thu nghĩa vụ tài chính trong đó có tiền sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có sự chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp; khoản 3, khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc xác định tiền sử dụng đất trên cơ sở giá đất cụ thể mà việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

- Tại Điều 109 Luật Đất đai năm 2013 quy định khi chuyển mục đích sử dụng đất người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất. 

- Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, tiền sử dụng đất là một khoản thu khác của ngân sách nhà nước (không phải là khoản thuế). 

Về mặt khoa học cũng như quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước từ trước đến nay thì việc thu nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất là việc Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm do chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất có giá trị thấp sang loại đất có giá trị cao hơn vào NSNN; còn nhà đầu tư khi được giao đất thực hiện đầu tư hạ tầng và kinh doanh trên giá trị mà nhà đầu tư đã đầu tư cũng như phần tăng lên của giá trị bất động sản do tính chất đặc thù của bất động sản (tính khan hiếm, không thể tăng thêm được) nên không thể thu trên cơ sở ấn định tỷ lệ (%) trên giá trị quyền sử dụng đất (giá đất nhân với diện tích đất) như đề xuất nêu trên vì không đúng bản chất của giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Ngoài ra, hiện nay pháp luật đã có quy định về thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (bao gồm cả đất ở) với mức thuế suất từ 0,03% đến 0,15%. Việc thu “thuế sử dụng đất ở” khi Nhà nước giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất như kiến nghị sẽ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất của thuế và vai trò của Nhà nước trong điều tiết giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do đầu tư của người sử dụng đất.

32. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Công ty TNHH một thành viên Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR) phản ảnh hiện nay giá bán hàng của BSR (các sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất) là giá bán bao gồm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, mức thuế suất thuế nhập khẩu đang được áp dụng cho BSR để tính giá bán và tính thu điều tiết quy định tại mục 2, Điều 3 Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 25/11/2009 như hướng dẫn tại công văn số 2811/BTC-CST ngày 03/3/2015 thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp theo “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành” hiện đang cao hơn nhiều so với mức thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Việt Nam và Hàn Quốc. Vì vậy, sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất ra hiện nay đang có giá bán cao hơn nhiều so với giá hàng nhập khẩu, điều đó làm cho BSR đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, do không cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trong nước, ưu tiên dùng hàng Việt Nam, cử tri đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất (xăng, dầu DO, Jet A-1) để đảm bảo sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ các nước có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, tạo điều kiện giúp BSR sản xuất, kinh doanh ổn định trong quá trình hội nhập kinh tế.

Trả lời: Tại công văn số 6765/BTC-CST ngày 19/5/2016

Kiến nghị của Công ty Bình Sơn đang được Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết và Bộ Tài chính đã có công văn xin ý kiến các Bộ ngành và UBND tỉnh Quảng Ngãi về dự thảo Quyết định của TTCP sửa đổi, bổ sung Quyết định số 952/QĐ-TTg về cơ chế tài chính cho Công ty BSR theo hướng chỉ thu điều tiết đối với mặt hàng xăng với mức thu là 10% và Công ty Bình Sơn được tự quy định giá bán sản phẩm. Theo đó, khi phương án sửa đổi cơ chế này được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thì Công ty Bình Sơn được tự quyết định giá bán sản phẩm để cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.

33. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Việc quy định áp dụng thời điểm thay đổi giá bán sau năm ngày kể từ ngày kê khai theo Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 Điều 16 Thông tư số 56/2014/TT-BTC gây thất thoát vốn cho nhà nước, thiệt hại cho doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính sửa đổi những bất cập trên cho phù hợp, tránh thất thoát vốn của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 7194/BTC-QLG ngày 27/5/2016

1. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá thực hiện kê khai giá bằng việc gửi thông báo mức giá kê khai đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo kê khai giá trước khi định giá, điều chỉnh giá ít nhất 05 ngày.Nội dung trên được hướng dẫn thi hành tại Điều 16 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.

Mục đích của việc kê khai giá là giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá nắm bắt được thường xuyên thông tin giá cả của những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân để có thể tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp điều hành và bình ổn giá đúng đắn, phù hợp.

Vì vậy, việc quy định một khoảng thời hạn kể từ khi tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá thì mới được điều chỉnh giá theo mức giá đã kê khai là cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước về giá, nhằm giúp cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá có thời gian rà soát nội dung Văn bản, từ đó tăng trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá, bảo đảm việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá; ngăn ngừa tình trạng tăng hoặc giảm giá bất hợp lý, không phù hợp với các thay đổi của yếu tố hình thành giá để thu lợi bất chính, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

2. Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ năm 2016, Bộ Tài chính hiện đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.

Qua đánh giá tổng kết 02 năm thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP cho thấy đa số các Bộ, ngành và địa phương đều nhất trí về sự cần thiết của việc quy định thời hạn kê khai giá; tuy nhiên, cũng đề nghị cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể, đối với một số mặt hàng có tính chất đặc thù, biến động giá thường xuyên theo ngày phụ thuộc nhiều vào diễn biến tình hình dịch bệnh, mùa vụ,…(mặt hàng nông sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin, đường, muối,…), cần mở rộng sự linh hoạt hơn đối với thời hạn kê khai giá khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai giá liên tục theo các biến động của thị trường và yếu tố hình thành giá. Ngoài ra, việc quản lý giá cước vận tải hành khách trong thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp vận tải vẫn chậm thực hiện giảm giá cước vận tải khi các yếu tố đầu vào giảm hoặc có giảm nhưng mức giảm còn thấp, chưa phù hợp với mức giảm của yếu tố đầu vào, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Trên cơ sở các khó khăn, vướng mắc về nội dung thời hạn kê khai giá trên, dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi về thời hạn gửi văn bản kê khai giá theo hướng như sau: “1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá thực hiện kê khai giá bằng việc gửi văn bản kê khai giá trước khi định giá, điều chỉnh giá ít nhất 05 ngày làm việc. Đối với hàng hóa, dịch vụ mà giá cả thường xuyên biến động theo thị trường hoặc giá cả được xác định theo điều kiện kinh doanh đặc thù thì thời gian gửi văn bản kê khai giá trước khi định giá, điều chỉnh giá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp kê khai giảm giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giảm giá ngay, đồng thời gửi thông báo mức kê khai giảm giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Sau khi Nghị định được ban hành, Bộ Tài chính sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết về thời hạn kê khai giá theo hướng linh hoạt hơn đối với các hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc thù.

34. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị xem xét bổ sung đối tượng là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã được hưởng chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí như đối với Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện quy định tại Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28/5/2014.

Trả lời: Tại công văn số 7015/BTC-HCSN ngày 24/5/2016

1. Bộ Tài chính có công văn số 2855/BTC-HCSN ngày 03/3/2016 gửi Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị Hội nghị kiểm điểm Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó Bộ Tài chính đã có ý kiến cụ thể như sau:

Đề án tổng thể cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công sẽ rà soát chế độ sinh hoạt phí của các đối tượng hưởng lương và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; theo đó bao gồm Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg. Vì vậy, để giải quyết tổng thể về chế độ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc các cấp, đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đề xuất cụ thể và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp trong Đề án tổng thể cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình xây dựng, tổng hợp Đề án.

2. Tại Thông báo số 64/TB-VPCP ngày 06/4/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trong đó đã giao:

“Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu đề xuất về việc hỗ trợ sinh hoạt phí cho các cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong quá trình tổng hợp Đề án tổng thể cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Như vậy, nội dung kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn nêu trên do Bộ Nội vụ chủ trì; đề nghị Ban Dân nguyện có ý kiến trao đổi với Bộ Nội vụ để trả lời kiến nghị của cử tri theo quy định.

35. Cử tri các tỉnh Bình Dương, Long An kiến nghị: Hiện nay, số lượng xe công của cả nước tương đối lớn, việc quản lý và sử dụng xe công có nơi chưa thật sự hiệu quả dẫn đến tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Cử tri đề nghị cần tăng cường công tác quản lý, xe công để tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 6745/BTC-QLCS ngày 19/5/2016

1. Tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó đã quy định:

- Thống nhất định mức xe ô tô phục vụ công tác chung là từ 1 đến 2 xe/đơn vị cho tất cả các cơ quan, đơn vị có đủ tiêu chuẩn được trang bị xe (bao gồm cả các đơn vị đã trang bị xe nhiều hơn theo quy định trước đây).

- Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý đảm bảo theo đúng định mức quy định.

Với quy định này đảm bảo số lượng xe ô tô công hiện có tại các Bộ, ngành, địa phương sẽ giảm; đồng thời, số xe ô tô dôi dư sau khi sắp xếp được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa được trang bị xe theo quy định; nên việc mua sắm trong thời gian tới sẽ phát sinh không nhiều, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp báo cáo kết quả rà soát, sắp xếp lại xe ô tô của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Ngoài ra, tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg quy định chặt chẽ hơn trong việc trang bị, quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng; theo đó: việc trang bị xe ô tô chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành tiêu chuẩn, định mức (số lượng, chủng loại xe) cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, quy định mức giá mua xe ô tô chuyên dùng trong 02 trường hợp cụ thể:

(i) Đối với xe ô tô chuyên dùng có gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc xe ô tô có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ hoặc xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên để phục vụ nhiệm vụ đặc thù, giá mua xe do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quyết định (đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án thuộc địa phương quản lý);

(ii) Đối với xe ô tô chuyên dùng không thuộc trường hợp quy định tại điểm (i) thì giá mua xe thực hiện như đối với xe ô tô phục vụ công tác chung.

Bên cạnh đó, tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg và Thông tư số 159/2015/TT-BTC cũng đã quy định các hình thức quản lý xe (như: giao cho một đơn vị làm đầu mối thực hiện quản lý xe (quản lý tập trung); giao cho cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng xe thực hiện quản lý; giao cho doanh nghiệp công ích hoặc đơn vị sự nghiệp quản lý. Ngoài việc mua mới xe ô tô, tại Quyết định cũng quy định cụ thể cơ chế thuê xe dịch vụ hoặc khoán xe; theo đó, cơ quan, đơn vị linh hoạt, chủ động trong quản lý, sử dụng xe đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đồng thời, Bộ Tài chính đang xây dựng Luật quản lý, sử dụng tài sản công (thay thế Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 3/6/2008) sẽ nghiên cứu để có chính sách tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý xe công, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách.

36. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm nuôi tôm nói riêng.

Trả lời: Tại công văn số 7098/BTC-QLBH ngày 25/5/2016

1. Ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại 20 tỉnh, thành phố (trong đó có thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm, cá).

a) Kết quả triển khai

Sau 3 năm triển khai, việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã đạt được một số kết quả: Số lượng hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm: 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp; Tổng giá trị được bảo hiểm: 7.747,8 tỷ đồng; Tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp: 394 tỷ đồng; Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm: 712,9 tỷ đồng.

Trong đó, riêng đối với bảo hiểm tôm, cá: Có 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm; Giá trị được bảo hiểm là 2.883,7 tỷ đồng; Doanh thu phí bảo hiểm là 218,1 tỷ đồng; Số tiền bồi thường bảo hiểm là 675,9 tỷ đồng.

b) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai

- Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm phức tạp, lần đầu làm thí điểm; địa bàn triển khai rộng, trải dài trên 20 tỉnh, thành phố. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm nông nghiệp, tuy nhiên, so với yêu cầu triển khai vẫn còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý rủi ro.

- Rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong bảo hiểm nông nghiệp diễn ra bất thường, một số nơi xảy ra tổn thất lớn, trên diện rộng (đặc biệt tổn thất đối với tôm, cá) do đó phạm vi, mức độ thiệt hại về mặt tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm lớn.

- Nhiều hộ dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia mang tính chất thăm dò hoặc lựa chọn các đối tượng được bảo hiểm có rủi ro cao để tham gia, gây khó khăn cho công tác thí điểm với nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

- Riêng đối với bảo hiểm tôm, cá, trong quá trình triển khai, các hộ nuôi trồng cũng chưa có ý thức thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời, do đặc thù của việc nuôi trồng nên doanh nghiệp bảo hiểm, Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp địa phương cũng không kiểm soát được rủi ro nên tổn thất đối với bảo hiểm tôm, cá lớn (theo báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 218,2 tỷ đồng, trong khi tổng số tiền đã bồi thường là 675,9 tỷ đồng). Mặt khác, các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài cũng không muốn nhận tái bảo hiểm tôm cá, vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái bảo hiểm. Trường hợp, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm tôm, cá mà không thu xếp được tái bảo hiểm ra nước ngoài, với tổn thất như thời gian vừa qua, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 05/TB-VPCP ngày 07/01/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với một số địa phương để thảo luận, làm rõ những điều kiện, yêu cầu cần thiết, để có thể tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực thủy sản.

37. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Theo quy định thì mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng và người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm; người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm.

Cử tri đề nghị xem xét không hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và tiền hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn như hiện nay. Mà thay vào đó để nguồn kinh phí từ các chế độ này cho xã thực hiện các dự án hỗ trợ cho hộ nghèo nuôi trồng, sản xuất phát triển kinh tế nâng cao đời sống sẽ hiệu quả hơn và cũng sẽ hạn chế được tư tưởng chủ quan, ỷ lại trông chờ vào nhà nước của hộ nghèo như hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 8124/BTC-NSNN ngày 15/9/2016

Thực hiện Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, từ ngày 01/6/2014: (i) các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mưc giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành; (ii) hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Ngày 30/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg quy định cụ thể tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Ngày 07/8/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, theo đó đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm; đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm.

Như vậy, việc ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với hình thức hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là để thực hiện mục tiêu trợ giúp trực tiếp cho các đối tượng này có cơ hội được sử dụng điện, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất chất lượng nông sản, qua đó cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao nhận thức văn hóa, góp phần vào việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Việc thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là chủ trương chung của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hộ này có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Về vấn đề cung ứng điện, định hướng của Chính phủ là từng bước điều chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp đủ chi phí, thúc đẩy tiêu dùng tiết kiệm. Trong quá trình điều chỉnh giá điện, Nhà nước xem xét hỗ trợ cho một số đối tượng theo chủ trương chung như nêu trên.

Đồng thời, Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cân nghèo, giải quyết việc làm,...  

Vì vậy, đề nghị tỉnh Bến Tre, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre có tuyên truyền, giải thích rõ về chủ trương này của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong thời gian tới, căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương đánh giá hiệu quả tác động của Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

38. Cử tri các tỉnh Gia Lai, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và xem xét trách nhiệm cụ thể, xử lý nghiêm người đứng đầu đối với các đơn vị để xảy ra sai phạm, làm ăn kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 7701/BTC-TCDN ngày 07/6/2016

1. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Trong đó, cổ phần hóa được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Trong giai đoạn 2011 – 2015, các cơ chế chính sách về tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện. Trên cơ sở các đề án đã được phê duyệt, các tập đoàn, tổng công ty đã tiến hành rà soát, phân loại, xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và xây dựng kế hoạch cổ phần hóa; một số tập đoàn và tổng công ty đã xây dựng, ban hành mới hoặc hoàn thiện hệ thống quy chế quản trị nội bộ, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành nhằm tinh giảm biên chế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp theo Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt được kết quả cụ thể: Số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt kế hoạch đề ra. Trong giai đoạn này đã sắp xếp được 558 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 478 doanh nghiệp (đạt 93% kế hoạch) và sắp xếp theo các hình thức khác 80 doanh nghiệp (giao 1 doanh nghiệp, bán 10 doanh nghiệp; sáp nhập 33 doanh nghiệp, hợp nhất 14 doanh nghiệp; giải thể 9 doanh nghiệp, phá sản 6 doanh nghiệp; chuyển thành đơn vị sự nghiệp 1 đơn vị; chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 6 doanh nghiệp).

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu, tiến độ cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra vì một số nguyên nhân sau:

- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán làm cho nhu cầu sụt giảm, do đó kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hóa không đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công thấp, nhiều doanh nghiệp sau bán cổ phần lần đầu vẫn còn số lượng vốn nhà nước lớn.

- Một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội; còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa.

- Đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ, cụ thể:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Xây dựng trình Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định của thay thế Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước) theo hướng thu hẹp lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn, giảm tỷ lệ nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa.

+ Hướng dẫn các hình thức sắp xếp khác phù hợp với hệ thống Luật mới ban hành như cơ chế bán toàn bộ doanh nghiệp, bán một phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DNNN; bổ sung quy định trình tự, thủ tục phá sản các doanh nghiệp lâm nghiệp, nông nghiệp theo nội dung Nghị quyết của Quốc hội để đẩy nhanh việc xử lý các doanh nghiệp khó khăn, tình hình tài chính xấu, không đủ điều kiện chuyển đổi, sắp xếp và giải thể.

- Giao Bộ Tài chính rà soát ban hành Nghị định thay thế các Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định 189/2013/NĐ-CP và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP cho phù hợp với đối tượng cổ phần hóa và yêu cầu giai đoạn mới như: Xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, công nợ, lao động của các doanh nghiệp cổ phần hóa; bổ sung áp dụng phương thức xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với nguyên tắc thị trường gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, mở rộng phương thức cổ phần hóa; chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa; quản lý nguồn thu từ quá trình cổ phần hóa, thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp, lựa chọn tổ chức tư vấn khi xác định giá trị doanh nghiệp và lập phương án cổ phần hóa...

- Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định về xử lý tài chính, lao động, đất đai, tài sản khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

- Trên cơ sở các tiêu chí phân loại mới ban hành, các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DNNN, các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016 – 2020 để triển khai.

- Các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quán triệt, thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng Đề án đã được phê duyệt. Xử lý nghiêm đối với Lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện đúng hoặc thực hiện không có hiệu quả tái cơ cấu và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát DNNN, đẩy nhanh việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của DNNN. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả tổ chức tái cơ cấu DNNN.

2. Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đối với các đơn vị để xảy ra sai phạm, làm ăn kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước, cụ thể:

- Theo Khoản 3 Điều 26 Luật số 69/2014/QH13 quy định đối với quản lý nợ phải thu:

“3. Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp”.

- Theo Khoản 6 Điều 45 Luật số 69/2014/QH13 quy định quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

“6. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp”.

- Theo Khoản 5, 6 Điều 48 quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước:

“5. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước.”

- Theo Khoản 4, 5 Điều 49 quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp:

“4. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh nghiệp”.

Căn cứ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp do Quốc hội ban hành, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc giám sát đầu tư vốn nhà nước và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị để xảy ra tình trạng sai phạm, làm ăn kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước, cụ thể:

Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trong đó Điều 47 quy định cụ thể việc xử lý vi phạm và hình thức ký luật đối với người quản lý doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Riêng đối với việc xử lý người đứng đầu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật cũng được quy định cụ thể tại Chương II, việc khen thuởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp quy định cụ thể tại Chương VIII, theo đó:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Bộ quản lý ngành và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ đối với: (1) Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn; (2) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

- Bộ quản lý ngành quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên tập đoàn, tổng công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuộc Bộ quản lý ngành đối với: thành viên Hội đồng thành viên tập đoàn; Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên tổng công ty hoặc công ty.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên tổng công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên tổng công ty hoặc công ty.

- Hội đồng thành viên tập đoàn, tổng công ty quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với:

+ Tổng giám đốc trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên và sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc.

-Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty; Giám đốc công ty quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh quản lý theo phân cấp thẩm quyền.

- Bộ Nội vụ thẩm định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh theo quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ nêu trên.

Như vậy, chính sách pháp luật hiện nay phân công rõ ràng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, xử lý người đứng đầu và quy định đầy đủ hình thức xử lý, kỷ luật đối với người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm, gây thất thoát lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

39. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri Hà Nội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu đẩy nhanh việc thực hiện khoán xe công để giảm chi phí, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 6787/BTC-QLCS ngày 19/5/2016

- Tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính; trong đó, quy định khoán xe công tiếp tục thực hiện theo cơ chế tự nguyện như Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007, Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ trước đây.

Để tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc khoán xe công tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg và Thông tư số 159/2015/TT-BTC đã quy định rõ hơn cách xác định mức khoán kinh phí trong trường hợp các chức danh có đủ tiêu chuẩn được sử dụng xe tự nguyện đăng ký nhận khoán kinh phí sử dụng xe công; theo đó, mức khoán kinh phí được xác định theo từng tháng, trên cơ sở: (i) Khoảng cách thực tế từ nhà ở đến nơi làm việc hoặc khoảng cách thực tế đi công tác; (ii) Đơn giá bình quân của phương tiện vận tải công cộng (đơn giá của các hãng xe taxi phổ biến trên thị trường); (iii) Số ngày làm việc theo quy định; Số lượt đưa đón (02 lượt/01ngày). Căn cứ quy định này, các Bộ ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe công hoặc thuê dịch vụ góp phần giảm việc mua sắm xe công.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2016 của Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công bắt buộc đối với một số địa bàn, đối tượng có đủ điều kiện nhận khoán tại dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

40. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn và bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/2/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.

Trả lời: Tại công văn số 7035/BTC-HCSN ngày 24/5/2016

Ngày 18/2/2014 liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương; trong đó quy định:

(1) Về nguồn kinh phí khuyến công (Điều 3)

Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động khuyến công quốc gia do Bộ Công Thương quản lý, tổ chức thực hiện.

Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động khuyến công địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện.

(2) Về nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công (Điều 4)

Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện đối với những hoạt động, sản phẩm sản xuất có ý nghĩa toàn quốc hoặc khu vực, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, ngành và lãnh thổ.

Kinh phí khuyến công địa phương bảo đảm chi cho những hoạt động khuyến công do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý và tổ chức thực hiện đối với hoạt động, sản phẩm sản xuất có ý nghĩa trong tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

(3) Về nội dung và mức chi hoạt động khuyến công quốc gia (điểm r khoản 2 Điều 6) trong đó chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước tại các cụm công nghiệp; mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/cụm công nghiệp;

Đối với mức chi hoạt động khuyến công địa phương (khoản 3 Điều 6): Căn cứ quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công và mức hỗ trợ hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công địa phương cho phù hợp.

Theo đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh căn cứ quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công, Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/2/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xây dựng quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến công địa phương cho phù hợp; chủ động bố trí kinh phí khuyến công hàng năm trong đó có kinh phí hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Trường hợp địa phương có nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đề xuất nhiệm vụ dự án gửi Bộ Công Thương để được xem xét hỗ trợ theo quy định hiện hành.

41. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu xem xét có giải pháp phù hợp theo hướng hỗ trợ tiền quy đổi từ gạo để địa phương chủ động thực hiện trong chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì việc hỗ trợ gạo có nhiều bất cập, không hiệu quả (gạo được hỗ trợ theo đợt mấy tháng 1 lần dẫn đến tình trạng gạo để lâu bị mốc, hỏng, giảm chất lượng…).

Trả lời: Tại công văn số 7176/BTC-TCDT ngày 26/5/2016

1. Đánh giá về thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh

Trong thời gian bắt đầu thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg (từ năm học 2013-2014) đến nay, qua công tác kiểm tra trực tiếp, theo dõi và tổng hợp báo cáo của các địa phương đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh cùng với nhân dân và dư luận ghi nhận, đánh giá cao về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh, trong đó khẳng định đây là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Hàng năm, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng gạo ngày càng được các ngành, các cấp chính quyền địa phương chú trọng, quan tâm. Trong năm 2015, Bộ Tài chính có văn bản số 6754/BTC-TCDT ngày 22/5/2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh về việc phối hợp thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc phân phối, quản lý, sử dụng gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ địa phương. Qua tổng hợp kết quả báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh (trong đó có Báo cáo số 220/BC-UBND ngày 05/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai) đánh giá, nhận xét chung về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh như sau:

a) Những kết quả đạt được: (i) Việc hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn gạo cho học sinh đã góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh, gia đình và nhà trường; góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần, nâng cao thể trạng của học sinh và chất lượng giáo giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời thông quá đó cũng đã gián tiếp giải quyết được phần nào cho một số địa phương trong công tác bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống dân cư và phát triển kinh tế tại một số vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; do vậy, nhiều địa phương (trong đó có tỉnh Lào Cai) kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh trong những năm học tiếp theo. (ii) Về công tác tiếp nhận, phân phối gạo dự trữ quốc gia tại các địa phương thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo đủ số lượng, đúng đối tượng được hỗ trợ; trong quá trình giao, nhận gạo có thực hiện lấy mẫu, ký biên bản giao nhận gạo giữa đơn vị dự trữ xuất gạo với các địa phương nhận gạo, tại thời điểm giao nhận toàn bộ gạo được xác nhận đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc, được các bên xác nhận và lưu giữ mẫu để đối chiếu. (iii) Về thời gian giao nhận gạo được các đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện cấp phát theo đúng thời gian, tiến độ và kế hoạch tiếp nhận cụ thể của các địa phương trong đó thời gian giao, nhận gạo tối đa 02 lần/học kỳ (04 lần/năm học).

b) Một số tồn tại, kiến nghị: (i) Về điều kiện cơ sở vật chất, tại một số địa phương (trong đó có tỉnh Lào Cai) do cơ sở giáo dục tại các trường còn thiếu, cơ sở vật chất (không có phòng, kho chuyên dụng để chứa gạo; gạo sau khi tiếp nhận được bảo quản tại các phòng y tế, thư viện, gầm tum cầu thang hoặc bằng lán tạm ...) nên công tác bảo quản gạo có nơi còn chưa đảm bảo theo yêu cầu; (ii) Về bố trí kinh phí chi trả cho công tác vận chuyển, bốc xếp gạo từ trung tâm huyện đến các trường học: do một số địa phương còn hạn chế về ngân sách nên việc bố trí kinh phí vận chuyển gạo từ trung tâm huyện về tại điểm trường để cấp phát cho học sinh còn khó khăn, chưa thống nhất (có địa phương được bố trí sử dụng kinh phí của tỉnh, của huyện; có một số địa phương không bố trí kinh phí vận chuyển mà giao cho các trường sử dụng kinh phí chi thường xuyên của trường để vận chuyển gạo) nên còn gặp nhiều khó khăn và đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí vận chuyển gạo.

2. Về cơ chế chính sách hỗ trợ học sinh

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 về giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tích hợp 3 chính sách hỗ trợ đối với học sinh (Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 24/01/2012 và Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013). Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, trong đó quy định cụ thể về các đối tượng, điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ (sẽ bao gồm cả kinh phí hỗ trợ bằng tiền mặt và hỗ trợ gạo cho học sinh), phương thức chi trả, nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi Nghị định của Chính phủ ban hành, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, Ban ngành liên quan xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn để các địa phương thống nhất, triển khai thực hiện theo quy định.          

42. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị tăng cường kiểm tra chặt chẽ các cửa khẩu, các tuyến đường biên giới Việt Nam giáp Trung Quốc để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng lậu, hàng không đạt chất lượng nhập vào Việt Nam.

Trả lời: Tại công văn số 7660/BTC – TCHQ ngày 07/6/2016

Trong thời gian vừa qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó có khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Với vai trò là Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống gian lận thương mại, hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến đường, địa bàn. Cụ thể:

- Tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Sau nhiều năm, đây là văn bản chỉ đạo có tính toàn diện, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Chính phủ nhằm đầy lùi buôn lâu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Phối hợp với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới. Văn bản này được xây dựng theo hướng đi vào thực chất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan, phục vụ đời sống của nhân dân khu vực biên giới, ngăn chặn tình trạng lợi dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg ngày 12/5/2016 về quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả . Các văn bản này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ, tăng cường hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Phối hợp với các Bộ Công thương, Công an và Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015 nhằm quy định chặt chẽ hơn về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường. Theo đó, yêu cầu chủ hàng phải xuất trình ngay hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa tại thời điểm kiểm tra hàng hóa. Điều này đã từng bước ngăn chặn được tình trạng lợi dụng buôn lậu, vận chuyển trái phép, bày bán hàng hóa nhập lậu ngang nhiên trên thị trường như trước đây.

- Tham mưu xây dựng, chỉ đạo triển khai nhiều chỉ thị như: Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Công điện số 90/CĐ-BCĐ389 ngày 13/7/2015 phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Kế hoạch số 218/KH-BCĐ389 ngày 01/12/2015 mở cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26/01/2016 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất luợng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm..

Kết quả: Từ năm 2014 đến hết 4 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã thực hiện điều phối hoạt động của các Bộ, ngành địa phương trong chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp đẩy mạnh phối hợp đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý 469.497 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN từ tiền xử phạt VPHC, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế hàng chục tỷ đồng; khởi tố 4.052 vụ đối với 4.705 đối tượng.

 Trong đó, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều kế hoạch hành động cụ thể như: Kế hoạch 185/KH-TCHQ ngày 17/8/2015 thực hiện NQ 41/NQ-CP, kế hoạch 11831/KH-TCHQ ngày 15/12/2015 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kế hoạch 156/KH-TCHQ ngày 01/3/2016 về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại của lực lượng kiểm soát Hải quan năm 2016, kế hoạch 134/TCHQ-ĐTCBL ngày 17/7/2015 về phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...; chú trọng công tác cảnh báo nghiệp vụ, tập trung vào các phương thức, thủ đoạn mới, các mặt hàng trọng điểm như xe máy điện, xe đạp điện, mũ bảo hiểm và các phụ tùng, phụ kiện, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng dược liệu và hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt, cảnh báo nguy cơ gian lận đối với hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép dài...

Kết quả: 4 tháng đầu năm 2016, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục hải quan các tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc phát hiện, bắt giữ 482 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm hàng chục tỷ đồng.

Để tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục làm tốt nhiệm vụ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng đảm bảo tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế, đồng thời tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

- Đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các đề án, dự án hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, như: Đầu tư trang bị hệ thống máy soi container; đầu tư trang bị trạm cân, camera, tầu cao tốc; xây dựng các trung tâm kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu ở một số cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn, trọng điểm; Đề án sử dụng tem điện tử, hóa đơn điện tử,...

- Chỉ đạo lực lượng Hải quan đẩy mạnh thu thập thông tin, nắm vững địa bàn, chỉ đạo các đơn vị có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc thực hiện tốt công tác kiểm soát hải quan; Đôn đốc các đơn vị kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng chiến lược, hàng có thuế suất cao, hàng liên quan đến môi trường, hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhằm chặn đứng các hành vi vi phạm.

43. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng, các tập đoàn kinh tế… đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách, thông qua các hình thức như: duy trì tiền gửi nhất định tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), góp vốn không hoàn lại để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng.

Trả lời: Tại công văn số 7193/BTC-TCNH ngày 27/5/2016

- Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực tài chính, tạo nguồn vốn cho NHCSXH kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách trong toàn quốc. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, theo đó đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối kết hợp chặt chẽ, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, để cụ thể hóa Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 về kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành tiếp tục tập trung nguồn lực, cân đối đủ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội đã được ban hành; bảo đảm nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng chính sách xã hội hàng năm theo quy định; cho vay các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững.

- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: "Các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm cả các Ngân hàng thương mại Nhà nước giữ cổ phần chi phối) duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động  bằng VND của tổ chức tại thời điểm 31/12 năm trước". Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến ngày 31/12/2015 nguồn vốn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng tại NHCSXH và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân đạt 43.601 tỷ đồng chiếm 29,8% tổng nguồn vốn, tăng 20,3% so với năm 2014 đã hỗ trợ tích cực trong việc triển khai thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH.

- Ngoài ra, vốn nhận ủy thác của ngân sách địa phương, các chủ đầu tư khác đạt 4.895 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng nguồn vốn. Đến nay, tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, đồng thời luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, thực hiện ủy thác nguồn vốn cho vay cho các Chi nhánh NHCSXH tại địa phương, trong đó: Chi nhánh Thành phố Hà Nội 1.306 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 438 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 243 tỷ đồng; .... Tỉnh Hà Giang cũng đã ủy thác cho NHCSXH Chi nhánh Hà Giang là 21 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Như vậy, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia góp vốn vào nguồn vốn tín dụng chính sách cơ bản đã được ban hành và triển khai hiệu quả thời gian qua, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, thực hiện chủ trương giảm nghèo nhanh, bền vững và xây dựng Chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.

44. Cử tri các tỉnh An Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Tiền Giang kiến nghị: Về lãng phí diễn ra hiện nay rất phổ biến làm nghèo đất nước, chưa được Nhà nước quan tâm, đó là tình trạng lãng phí trong xây dựng trụ sở làm việc, lãng phí trong sử dụng xe công, lãng phí trong sử dụng ngân sách Nhà nước tham quan học tập ở nước ngoài. Cử tri mong muốn Nhà nước tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm khắc phục tình trạng này.

Trả lời: Tại công văn số 8285/BTC-TTr ngày 17/6/2016

Trong những năm qua, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chỉ đạo và trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển - kinh tế xã hội. Với vai trò là cơ quan giúp Chính phủ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Luật THTK, CLP, hàng năm Bộ Tài chính đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về THTK, CLP (Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK,CLP năm 2015; Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2016), theo đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình THTK, CLP năm 2016 của Bộ, ngành, địa phương mình; chỉ đạo việc xây dựng Chương trình THTK, CLP năm 2016 của các cấp, các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Trong Chương trình THTK, CLP của mỗi cấp, mỗi ngành cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiêu chí đánh giá tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra. Đồng thời, đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện một số Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường THTK,CLP trên các lĩnh vực: quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ…v.v.

Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Chỉ thị số 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/4/2015 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015 và Bộ Tài chính đã có Công văn số 3695/BTC-HCSN ngày 20/3/2015 về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2015, theo đó đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình (số kinh phí các Bộ, ngành cắt giảm chi NSNN 8 tháng cuối năm 2015, bao gồm cả kinh phí đoàn ra khoảng 640 tỷ đồng, các địa phương khoảng 3.304 tỷ đồng); không mua xe công, trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập mà không có xe để điều chuyển, xe ô tô bị hư hỏng do nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn xe phục vụ công tác và xe cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đến hạn thay thế theo quy định. Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2016 tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương này.

Về việc bố trí kinh phí các đoàn đi tham quan học tập ở nước ngoài, Chính phủ, Bộ Tài chính đã rà soát bố trí theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung bố trí kinh phí các đoàn ngoại giao cấp cao, các đoàn đàm phán của Chính phủ, các đoàn tham dự các tổ chức quốc tế Việt Nam là thành viên tham gia. Năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 3667/BTC-HCSN ngày 21/3/2016 hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN năm 2016 theo hướng: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác ở nước ngoài; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 10572/VPCP-QHQT ngày 13/12/2013 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương tiết kiệm, hiệu quả, chủ động cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài.

Công tác quản lý xe công của các Bộ, ngành, địa phương đã dần đi vào nề nếp, việc mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức, việc sử dụng xe công sai mục đích đã giảm nhiều. Ngày 04/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32 nêu trên, theo đó đã thay đổi phương thức quản lý, áp dụng khoán xe, mua sắm theo hình thức tập trung, đã quy định chặt chẽ hơn việc trang bị, quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng và chỉ được thực hiện sau khi các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành tiêu chuẩn, định mức (số lượng, chủng loại và quy định mức giá mua xe ô tô chuyên dùng) cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. 

Triển khai thực hiện các văn bản này, dự kiến số xe ô tô phục vụ công tác chung sẽ dôi ra khoảng 7.000 xe. Số xe này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc bán, thanh lý thu tiền nộp NSNN. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, những nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và tiết kiệm chi phí mua sắm mới trong điều kiện ngân sách còn khó khăn (Năm 2015, đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng; điều chuyển 157 tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá 346 tỷ đồng).

 Để điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015, trong đó quy định từng bước khoán xe công đối với một số chức danh.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung và Bộ Tài chính đã có Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia. Thực hiện mua sắm tập trung sẽ bảo đảm công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước, đồng thời giá mua sắm thống nhất trong cùng đơn vị và trên cùng địa bàn.

 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quy định cụ thể nội dung mua sắm, nguồn kinh phí mua sắm, các hình thức lựa chọn nhà thầu, trách nhiệm thẩm định, lựa chọn nhà thầu và trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp ... nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua sắm theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng: Về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006. Theo đó việc xác định quy mô trụ sở làm việc trước khi thực hiện đầu tư xây dựng của các Bộ, ngành và địa phương phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn định mức quy định của Thủ tướng Chính phủ; thẩm quyền quyết định Dự án đầu tư xây dựng trụ sở (bao gồm cả quy mô trụ sở) do Bộ, ngành chủ quản (đối với trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với trụ sở cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý) quyết định, bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Trong thời gian qua, việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, ngành, địa phương về cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn, định mức của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng phục vụ hoạt động của các cơ quan đơn vị, đảm bảo công năng trụ sở hiện đại, hiệu quả, phù hợp với chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ. Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua còn phát sinh việc xây dựng trụ sở vượt tiêu chuẩn định mức, sử dụng lãng phí, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh liên kết không đúng quy định... Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (thay thế luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước) trong đó sẽ nghiên cứu để có chính sách tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Chính phủ đối với việc đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, ngành, địa phương nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác THTK, CLP trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực triển khai Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2016 (ban hành kèm theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình THTK, CLP của Bộ, ngành, địa phương mình, trong đó chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, cụ thể:

- Tăng cường quản lý điều hành chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN ngay từ khâu phân bổ và trong quá trình điều hành, trong đó:

+  Quản lý chi đầu tư XDCB theo đúng quy định của pháp luật. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn đầu tư từ NSNN và vốn TPCP; xử lý nợ đọng XDCB nguồn NSNN và vốn TPCP góp phần vào tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực; rà soát các kế hoạch, dự án đầu tư ngay từ khâu định hướng, chủ trương đầu tư, tránh việc định hướng đầu tư và chủ trương đầu tư sai, dàn trải dẫn đến các dự án đầu tư không đạt hiệu quả; đổi mới việc phân bổ vốn, tập trung vốn cho các công trình sắp hoàn thành; thực hiện công khai thông tin các đơn vị, địa phương, Bộ, ngành có dự án chưa hoàn thành công tác kiểm toán, quyết toán.

+ Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội...; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Việc mua sắm tài sản nhà nước (bao gồm cả ô tô công) phải theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được giao, không bổ sung ngoài dự toán. Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia, làm cơ sở tổ chức triển khai việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung theo Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg. Tăng cường quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

+ Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo phân công của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh việc chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước.

 - Thống nhất công tác chỉ đạo việc THTK, CLP từ Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm. Quy định kết quả TKTK, CLP là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong THTK, CLP.

- Tăng cường thực hiện công khai, giám sát THTK, CLP theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí; đẩy mạnh việc thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường vai trò của người dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường phối hợp triển khai việc THTK, CLP giữa các Bộ, ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác THTK, CLP; phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau: Quản lý, sử dụng đất đai; tài nguyên thiên nhiên; các dự án đầu tư sử dụng NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ; việc mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc.

 

 

[1] Trong dịp Tết Nguyên đán Bính thân 2016, đã có 57/63 địa phương thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường

[2] Tính đến hết ngày 19/02/2016 đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi đã giảm giá cước, tỷ lệ giảm giá từ 1%-33,3%.

[3] Công văn số 3315/BTC-QLG ngày 16/3/2015, Công văn số 132/QLG-CNTD ngày 7/5/2015 , Công văn số 11198/BTC-QLG ngày 14/8/2015về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá

 

[4]Tháng 1/2016 giảm 2,82%; Tháng 2/2016 giảm 3,96%; Tháng 3/2016 giảm 3,64%.

(Ban Dân nguyện)

File download