1. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực từ Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Thực hiện Khoản 7, Điều 11 của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ. Các loại hình doanh nghiệp khác được khuyến khích trích tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ. Doanh nghiệp sau trích lập Quỹ được toàn quyền quyết định từ việc xác định nhiệm vụ KH&CN cho đến nghiệm thu, thanh quyết toán. Tuy nhiên, phải đảm bảo công khai minh bạch bằng quy chế do doanh nghiệp xây dựng.
2. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Thông tư Liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/NĐ-CP chỉ chấp nhận “kết quả khoa học và công nghệ” của 7 lĩnh vực: (1) công nghệ thông tin – truyền thông; (2) công nghệ sinh học; (3) công nghệ tự động hóa; (4) công nghệ vật liệu mới; (5) công nghệ bảo vệ môi trường; (6) công nghệ năng lượng mới; (7) công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Tuy nhiên, việc quy định như vậy sẽ tước đi cơ hội được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác có kết quả khoa học và công nghệ nằm ngoài 7 lĩnh vực nêu trên của các doanh nghiệp. Cử tri đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi Thông tư Liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 cho phù hợp.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Xuất phát từ đề xuất của các Sở Khoa học và Công nghệ về việc mở rộng lĩnh vực đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu và ứng dụng các kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định mới về doanh nghiệp KH&CN. Trong đó, Ban soạn thảo đã bỏ quy định về việc giới hạn các lĩnh vực của kết quả KH&CN làm cơ sở đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Tổ chức, cá nhân chỉ cần có kết quả KH&CN đáp ứng các điều kiện (thuộc quyền sử dụng hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền đánh giá) có thể đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN mà không phải thuộc các lĩnh vực công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV, Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV. Dự thảo Nghị định đang được gửi các bộ, ngành liên quan góp ý. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định trong năm 2017.
3. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị định 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
1. Về việc xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 40/2014/NĐ-CP
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định, gồm: Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Như vậy, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP về cơ bản đã được ban hành và đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.
2. Về việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP
Sau khi Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập được Chính phủ ban hành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phân công các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định. Hiện nay, dự thảo Thông tư đang được hoàn thiện để ban hành trong Quý I năm 2017.
3. Về việc xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 87/2014/NĐ-CP
Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam là Nghị định do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành. Tại nội dung Nghị định không giao Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định.
Nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tại Nghị định là “chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xác định lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm trong từng thời kỳ cần thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam; cung cấp thông tin, tư vấn về định hướng, lĩnh vực KH&CN ưu tiên phát triển tại Việt Nam và các tổ chức, cơ sở KH&CN có nhu cầu và tiềm năng hợp tác cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài”.
Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang triển khai thông qua nhiều hoạt động cụ thể khác nhau: (i) các chương trình KH&CN trọng điểm; (ii) tổ chức các sự kiến kết nối cung - cầu công nghệ; (iii) triển khai đề án “xây dựng mạng lưới chuyên gia Việt Nam trên thế giới” (theo Quyết định số 3975/QĐ-BKHCN ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nhằm kết nối các chuyên gia Việt Nam trên thế giới và các chuyên gia giỏi nước ngoài với các nhu cầu thực tiễn trong nước; cung cấp thông tin về các yêu cầu, đề xuất, dự án cụ thể của các đối tác trong nước có mục đích thu hút, sử dụng các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài; cung cấp công cụ kết nối và nâng cao khả năng tiếp cận của cộng đồng các nhà khoa học, chuyên gia, nghiên cứu sinh, du học sinh…với các nguồn thông tin KH&CN trong nước.
4. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính sớm sửa đổi Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của liên bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng trao quyền tự chủ triệt để cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, các nhà khoa học, đồng thời nâng định mức kinh phí quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ…
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật luôn được Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm thực hiện. Những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý KH&CN phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Luật KH&CN năm 2013 và Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, hướng dẫn triển khai quy định về đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong công tác xây dựng dự toán nhiệm vụ và triển khai các chi phí thực hiện nhiệm vụ. Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN được liên Bộ ký ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức phân bổ, xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN với quy định đổi mới trong việc xác định tiền công thực hiện nhiệm vụ KH&CN và điều chỉnh các định mức chi đã lạc hậu, bất hợp lý nhằm xây dựng, xác định dự toán nhiệm vụ KH&CN một cách rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Tiếp đó, Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ban hành ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, thay thế Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN với các quy định đổi mới căn bản trong cơ chế khoán chi nhiệm vụ; trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản và thuận lợi cho các chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Cơ chế khoán chi được coi là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải phóng các nhà khoa học khỏi những phức tạp, vướng mắc về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán, mà lâu nay vẫn được coi là một lực cản trong hoạt động KH&CN.
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN quy định cách tiếp cận mới trong hướng dẫn xây dựng dự toán nhiệm vụ KH&CN, ngoài định mức cao hơn, phù hợp hơn với thực tế so với các quy định trước đó, Thông tư quy định việc tính toán công lao động của nhà khoa học tham gia nhiệm vụ KH&CN theo số ngày công khoa học quy đổi để thực hiện nhiệm vụ (thay thế cho cách tính theo chuyên đề trước đây); Hội đồng khoa học có trách nhiệm tham mưu, tư vấn về ngày công khoa học quy đổi phù hợp với tính chất và đặc thù của từng nhiệm vụ, từ đó xây dựng được dự toán chi tiền công phù hợp với tính chất và đặc thù của từng nhiệm vụ. Tiền công được xác định theo các báo cáo chuyên môn là sản phẩm trực tiếp tác động đến kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ, góp phần khắc phục những bất cập trước đây khi thực hiện tính công theo chuyên đề, chia nhỏ các nội dung nghiên cứu và nhiều khi không thực sự gắn với kết quả của nhiệm vụ.
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN cũng đã quy định tăng một số định mức chi so với quy định trước đây, phù hợp hơn với thực tế (chi cho hội đồng khoa học, chi thực hiện hội thảo khoa học, chi phí quản lý chung thực hiện nhiệm vụ…). Chi phí quản lý chung thực hiện nhiệm vụ được quy định bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng (quy định trước đây là 15 triệu đồng/năm, không phụ thuộc vào tổng mức kinh phí của nhiệm vụ); ngoài mức quản lý chung này, các tổ chức KH&CN còn có các hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước thông qua các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, hỗ trợ chi thường xuyên khác…
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/ BKHCN-BTC là hai Thông tư với các quy định mới về cơ chế tài chính tiến bộ hơn, khắc phục những bất cập, vướng mắc của các quy định cũ trước đó; Thông tư số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN là văn bản quy định căn cứ để xây dựng và quyết định dự toán cho một nhiệm vụ KH&CN; Thông tư số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC là văn bản quy định cách thức triển khai thực hiện dự toán nhiệm vụ KH&CN theo hướng trao quyền tự chủ triệt để trong triển khai thực hiện với mục tiêu cuối cùng là các sản phẩm KH&CN được giao khoán (các nội dung chi, mức chi được giao khoán trong thực tế triển khai được quyền thoát ly khỏi mức chi làm căn cứ xây dựng dự toán quy định tại Thông tư số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN, có quyền cao hơn, thấp hơn mức chi được duyệt tại thuyết minh dự toán, với mục tiêu cuối cùng là đạt được kết quả của nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết).
Hai văn bản trên được ban hành là kết quả của quá trình nghiên cứu, trao đổi, lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học; nhiều điểm mới đã nhận được sự đánh giá tích cực của các đối tượng điều chỉnh và đang trong quá trình thay đổi nhận thức để triển khai một cách nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn.
Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thức việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Bộ Khoa học và Công nghệ luôn tiếp thu, lắng nghe các vướng mắc trong triển khai thực tế để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hướng trao quyền tự chủ ngày càng triệt để hơn, tính toán để quy định các mức chi hợp lý hơn (bao gồm cả mức chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN).
5. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển Khoa học và Công nghệ, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, trong đó chú trọng hoàn thiện văn bản hướng dẫn về cơ chế tài chính, cơ chế chính sách về đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Khoa học và Công nghệ….
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Tại Luật KH&CN năm 2013 có một Chương riêng (Chương VI) quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN. Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, quy định chi tiết Chương VI của Luật KH&CN năm 2013.
Để hướng dẫn Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang nghiên cứu phương án sửa đổi Nghị định số 95/2014/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tiễn. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP đã được trình Chính phủ trong năm 2016.
Về nội dung thẩm định công nghệ trong dự án đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Tuy nhiên việc triển khai Thông tư này còn gặp khó khăn như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật KH&CN “Dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải được thẩm định về cơ sở khoa học, trình độ công nghệ đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật trước khi phê duyệt”. Như vậy, theo Luật KH&CN mọi dự án đầu tư đều phải được thẩm định về cơ sở KH&CN. Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014 chỉ quy định việc thẩm định được thực hiện đối với dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi nội dung này trong Luật Đầu tư.
Luật KH&CN năm 2013 cũng quy định Chương riêng (Chương V) về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Dự thảo Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV, trong đó có nhiều nội dung quy định về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, phát triển thị trường KH&CN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
6. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, đổi mới cơ chế đặt hàng, xác định, tuyển chọn nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng độc lập giữa cơ quan đặt hàng với cơ quan tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để tăng tỷ lệ các sản phẩm cơ khí chế tạo trong các công trình trọng điểm quốc gia (ví dụ: các nhà máy nhiệt điện, cảng biển...) có sử dụng ngân sách Nhà nước được nhà nước tài trợ đặt hàng từ doanh nghiệp trong nước đủ khả năng sản xuất, thi công để giảm bớt chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
1. Về nội dung nghiên cứu, đổi mới cơ chế đặt hàng, xác định, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng độc lập giữa cơ quan đặt hàng với cơ quan tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ
Thực hiện quy định của Luật KH&CN năm 2013 về xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN và ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó, quy định trình tự, thủ tục việc xây dựng đề xuất đặt hàng và tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.
2. Về việc xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để tăng tỷ lệ các sản phẩm cơ khí chế tạo trong các công trình trọng điểm quốc gia có sử dụng ngân sách Nhà nước được Nhà nước tài trợ đặt hàng từ doanh nghiệp trong nước đủ khả năng sản xuất, thi công để giảm bớt chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
Trong những năm qua, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KH&CN, các cơ chế chính sách cũng đã được đổi mới, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hoạt động KH&CN của các ngành, lĩnh vực. Đối với ngành cơ khí chế tạo, các cơ chế chính sách về KH&CN bám sát, phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển ngành như: Kết luận số 25-KL/TW ngày 17/10/2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn đến năm 2015, Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó ngành cơ khí chế tạo là một trong năm ngành được ưu tiên phát triển trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước, ngày 29/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg về việc phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện được xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2012 - 2025.
Bên cạnh những cơ chế chính sách chung trong hoạt động KH&CN, còn có một số chính sách cụ thể về KH&CN được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển ngành cơ khí chế tạo, cụ thể:
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đối với thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm, tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu, 50% kinh phí chế tạo thử nghiệm các sản phẩm cơ khí. Bên cạnh đó, ngành cơ khí chế tạo được ưu tiên xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện các đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ tại các Chương trình KH&CN cấp quốc gia theo các quy định hiện hành.
- Thông qua Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, các doanh nghiệp được tiếp cận hỗ trợ thực hiện một số nội dung về: Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức KH&CN, cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ.
- Triển khai Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 06 sản phẩm chính thức và 03 sản phẩm dự bị, trong đó có 01 nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo là: thiết bị siêu trường, siêu trọng (thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn và giàn khoan dầu khí di động).
- Triển khai Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, đối với Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương quản lý đã đề cập đến việc ứng dụng, phát triển công nghệ trong 05 ngành công nghiệp trong đó có ngành cơ khí chế tạo.
7. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Luật Khoa học và Công nghệ 2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, song đến nay chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thành rào cản đối với việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong thời điểm hiện nay. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và Công nghệ để luật sớm đi vào cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Luật KH&CN năm 2013 đã có nhiều quy định mới mang tính đột phá trong chính sách đối với tổ chức KH&CN; xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, chính sách sử dụng và đãi ngộ cán bộ KH&CN; chính sách khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN. Về cơ bản, hệ thống văn bản trong lĩnh vực KH&CN đã được hoàn thiện, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN ngày càng được nâng cao, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Từ năm 2014 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 07 Nghị định và 22 Thông tư quy định chi tiết các nội dung được quy định trong Luật (gửi kèm theo công văn này). Ngoài ra, đã có nhiều Thông tư được ban hành để triển khai các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình KH&CN cấp quốc gia khác.
Đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KH&CN năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật KH&CN năm 2013 đã cho thấy một số quy định của các văn bản quy định chi tiết một số nội dung của Luật cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với các thay đổi thực tiễn như: Một số quy định của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN; một số quy định của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP về nội dung quản lý và sử dụng tài sản công. Do vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ xem xét, ban hành để tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản triển khai Luật KH&CN.
8. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trong nước trong việc nghiên cứu, sản xuất vật liệu mới để các doanh nghiệp có điều kiện, động lực nghiên cứu, sản xuất, chế tạo các vật liệu mới, tạo ưu thế mới cho Việt Nam và hạn chế nhập khẩu.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngành công nghệ vật liệu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách KH&CN thúc đẩy ngành công nghiệp này, cụ thể như sau:
Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020” xác định rõ ngành công nghiệp vật liệu mới là một trong những ngành ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2011-2020 (Điều 1, Phần III, Mục 2, Điểm c).
Quyết định số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế” đã đề cập đến năm 2020, phát triển đồng bộ các lĩnh vực KH&CN tập trung ưu tiên một số lĩnh vực có thế mạnh, có thứ hạng cao trên thế giới trong đó có lĩnh vực công nghệ vật liệu mới (Điều 1, Phần II, mục 2).
Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020: Trong Quyết định này đã nêu rõ việc tập trung thúc đẩy tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị trong nông nghiệp để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Điều 1, Phần III, mục 1, điểm d).
Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã nêu quan điểm phát triển của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm nhiều nội dung trong đó có nội dung “Nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường và nền kinh tế, từng bước hội nhập khoa học và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng quốc tế, nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với thế giới (Điều 1, mục 1, điểm c).
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010, trong đó quy định chính sách ưu đãi hoạt động nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao để sản xuất vật liệu, sản phẩm đối với các lĩnh vực ưu tiên thuộc ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, điện tử, công nghệ sinh học... Đồng thời, trong số Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành) thì có khoảng 16 công nghệ sản xuất vật liệu/58 công nghệ cao đươc ưu tiên đầu tư phát triển và 21 các nhóm sản phẩm vật liệu/114 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Tại các Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lượng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã quy hoạch, định hướng một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trong đó lĩnh vực vật liệu mới được lồng ghép vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may, da giày, điện tử viễn thông, năng lượng...
Vấn đề nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu mới còn được hưởng nhiều ưu đãi cụ thể khi lồng ghép trong các chương trình, đề án như: Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ); chương trình phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm và thân thiện môi trường (Nghị định số 24a/2006/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ); Đề án ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ chế biến (Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vật liệu mới còn được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách thuế, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, xúc tiến thương mại... khi tham gia sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hình thành riêng một Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia về công nghệ vật liệu (Chương trình KC.02-Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới). Chương trình đã thực hiện qua 4 giai đoạn từ 2001 đến nay và đã tạo ra hàng trăm chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
Tóm lại, lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vật liệu luôn được Chính phủ quan tâm và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu tiên thuận lợi cho việc phát triển ngành vật liệu mới phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển công nghệ vật liệu mới, các bộ, ngành liên quan đã tích cực triển khai các chương trình, đề án nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất các chủng loại vật liệu mới phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Kết quả đạt được cho đến nay đã tạo ra được nhiều công nghệ, chủng loại vật liệu mới như: vật liệu kim loại, vô cơ - silicat, polyme - composite, vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu bảo vệ chống tác động của khí hậu và polyme thân thiện môi trường...
Ngoài ra, thông qua các chương trình do Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế... quản lý cũng đã tạo ra được hàng chục loại vật liệu mới đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, tạo ưu thế mới cho Việt Nam và hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực vật liệu rất khó khăn, có tính rủi ro cao, đòi hỏi kinh phí đầu tư cao,... để tạo ra vật liệu mới, tiên tiến và sản phẩm cuối cùng được ứng dụng vào thực tế, do đó cần có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, tham gia của các Viện, trường và doanh nghiệp.
9. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ với những cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề có tiềm năng thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt là những làng nghề thu hút nhiều lao động, có thị trường xuất khẩu để đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Việc hỗ trợ với những cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề có tiềm năng thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt là những làng nghề thu hút nhiều lao động, có thị trường xuất khẩu để đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ năm 2006, Chính phủ đã có Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Trong Nghị định đã có những chính sách ưu đãi về: Bảo tồn phát triển làng nghề, về mặt bằng sản xuất, về đầu tư tín dụng, về xúc tiến thương mại, về KH&CN, về đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/NĐ-CP.
Để hỗ trợ, ưu đãi đối với những làng nghề trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Chính phủ đã có Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 13/10/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1747/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025. Trong Quyết định nêu rõ mục tiêu, nội dung hỗ trợ, tập trung hỗ trợ cho việc ứng dụng chuyển giao KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực cho vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (trong đó bao gồm cả các làng nghề có tiềm năng, thế mạnh).
10. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp mạnh hơn nữa để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các biện pháp chế tài hiện nay chưa đủ sức răn đe, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên thị trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 310/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã nỗ lực thi hành nhiều biện pháp để tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Các quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, về cơ bản đã phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền SHTT của các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết, gia nhập. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi và trong các tầng lớp nhân dân không ngừng được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng xâm phạm quyền SHTT vẫn đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành hiện tượng phổ biến. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, năm 2016, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 104.807 vụ vi phạm, tăng 1.061 vụ so với năm 2015; tổng số thu nộp ngân sách 548,9 tỷ đồng, tăng 89,1 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2015. Một số lĩnh vực, mặt hàng đã được tích cực kiểm tra, kiểm soát như phân bón, đã xử lý 2.216 vụ, tăng hơn 150%; phạt hành chính 22,67 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2015; chuyển cơ quan điều tra 12 vụ.
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
(i) Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính của các cơ quan thực thi quyền chưa đảm bảo tính nghiêm minh, mức xử phạt được áp dụng trên thực tế chưa đủ răn đe và ngăn chặn hành vi xâm phạm, mặc dù theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền SHTT là không nhỏ (250 triệu đồng đối với cá nhân, 500 triệu đồng đối với tổ chức);
(ii) Hệ thống các cơ quan thực thi hành chính về SHTT còn cồng kềnh, nhiều đầu mối song các cơ quan chưa tích cực phối hợp trong quá trình cung cấp, trao đổi thông tin và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT; năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi quyền SHTT còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về SHTT để có thể sẵn sàng giải quyết các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ tinh vi, phức tạp;
(iii) Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT hiện nay còn nặng về việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính (chế tài hành chính), mà rất ít áp dụng các biện pháp chế tài về dân sự (buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại…) do thủ tục giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại tòa án kéo dài, phức tạp, tốn kém; tâm lý của chủ thể quyền SHTT chưa thực sự tin tưởng vào tòa án.
Để tăng cường hiệu quả của công tác thực thi, bảo vệ quyền SHTT trong thời gian tới, các cơ quan có chức năng liên quan cần tiến hành đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về thực thi quyền SHTT theo hướng tăng cường áp dụng các chế tài dân sự và hình sự; Mức xử phạt hành chính cần phải đảm bảo đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn ngừa tái phạm;
- Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hành chính theo hướng thu gọn đầu mối, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp, hỗ trợ nhau giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước và thực thi quyền SHCN;
- Tăng cường đào tạo kiến thức pháp luật về SHTT; nâng cao năng lực của các cán bộ thực thi quyền SHTT, đặc biệt là của thẩm phán.
11. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Sớm ban hành văn bản hướng dẫn để thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa sự tham gia, đóng góp của các thành phần tạo nên Hệ sinh thái khởi nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 297/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Liên quan đến vấn đề ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (sau đây viết tắt là Đề án 844), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2898/QĐ-BKHCN ngày 07/10/2016 thành lập Ban Điều hành Đề án và phê duyệt Quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án 844 nhằm khẩn trương triển khai các nhiệm vụ của Đề án trong năm 2017. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp để hiệp y với Bộ Tài chính về căn cứ pháp lý định mức chi cho các hoạt động Đề án dự kiến hoàn thành trong Quý 1 năm 2017. Thông tư hướng dẫn quản lý Đề án 844 dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2017.
Hiện nay, Ban Điều hành Đề án đã thành lập Văn phòng Đề án (địa chỉ thư điện tử vanphongdean844@most.gov.vn), là bộ phận thường trực giúp việc Ban Điều hành để trực tiếp thu thập các kiến nghị và cung cấp thông tin cho các vấn đề cụ thể liên quan đến Đề án, bảo đảm triển khai Đề án hiệu quả.
12. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ để thu hút người tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất nâng, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 289/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc tìm kiếm, tôn vinh những nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) và các công trình KH&CN có giá trị lý luận và thực tiễn, có khả năng ứng dụng mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thưởng cao quý mà Nhà nước trao tặng 5 năm/ lần cho tác giả, đồng tác giả của các công trình, cụm công trình KH&CN tiêu biểu, có giá trị cao về KH&CN, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đã được tổ chức xét tặng 5 lần vào các năm vào các năm 1996, 2000, 2005, 2010 và năm 2016.
Ngoài ra, để tôn vinh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, từ năm 2014 đến nay, nhân ngày KH&CN Việt Nam 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ định kỳ tổ chức xét tặng và trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Đây là giải thưởng trong nước đầu tiên vinh danh các nhà khoa học có công trình khoa học xuất sắc mang tầm thế giới. Các nhà khoa học được giải thưởng không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước mà cả cộng đồng khoa học thế giới công nhận.
Từ năm 2016, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã tổ chức xét tặng và trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc nhất về khoa học tự nhiên và công nghệ; trực tiếp tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả đó để đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước. Giải thưởng được trao tặng thường niên vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Ngày KH&CN Việt Nam (định kỳ 20/5 hàng năm).
Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi và các giải thưởng về KH&CN đã được tổ chức như: Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam - Vifotec (do Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam tổ chức); Giải thưởng WIPO; Giải thưởng KH&CN Thanh niên Quả Cầu Vàng (do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức từ năm 2003 đến nay)… Các nhân tố tham gia giải thưởng và các công trình đạt giải đã thể hiện tính tiên phong trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển KH&CN, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực tổ chức các cuộc thi “Sáng tạo KH&CN”, trao giải thưởng về KH&CN của địa phương, tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương, các cuộc thi sáng tạo KH&CN trong thanh niên,…
Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức xét tặng và trao các giải thưởng về KH&CN để tôn vinh các nhà khoa học có sản phẩm KH&CN có giá trị ứng dụng cao, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
13. Cử tri tỉnh Quảng Namkiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm triển khai Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020 nhằm bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Trả lời: (Tại Công văn số 295/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Ngay sau khi Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình, cụ thể:
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 2553/QĐ-BKHCN ngày 08/9/2016 về cơ chế quản lý Chương trình;
- Bộ Tài chính đã có Công văn số 13863/BTC-HSCN ngày 03/10/2016 hướng dẫn cơ chế tài chính đối với Chương trình.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn hướng dẫn các địa phương đề xuất các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình (Công văn số 3686/BKHCN-SHTT ngày 01/9/2016). Trong đó, tỉnh Quảng Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm Yến sào Hội An, dự kiến triển khai thực hiện từ năm 2017.
14. Cử tri tỉnh Quảng Namkiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm có chương trình đầu tư tiềm lực khoa học công nghệ Quốc gia, nhất là phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai cấp vùng, cấp tỉnh; đồng thời, xem xét đổi mới cơ chế đặt hàng, trong đó cần bảo vệ ý tưởng khoa học cho các nhà khoa học.
Trả lời: (Tại Công văn số 295/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
1. Về đầu tư tiềm lực KH&CN Quốc gia, nhất là phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai cấp vùng, cấp tỉnh
Trong thời gian vừa qua, thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách chung của nhà nước về đầu tư công, đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ quốc gia (Nghị quyết số 20-NQ/TW, Luật KH&CN 2013, Luật Đầu tư công 2015…), Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư tiềm lực KH&CN, phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai cấp tỉnh, cấp vùng như:
- Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả thực hiện đến hết năm 2016, các địa phương đã triển khai được tổng số 46 dự án với tổng kinh phí đầu tư là hơn 3.400 tỷ đồng, giải ngân đến hết năm 2016 là gần 1.300 tỷ đồng.
- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 52, 53, 54, 58 và 63 của Luật KH&CN về đầu tư, cơ chế tài chính và một số nội dung cần thiết về dự toán ngân sách nhà nước, nội dung chi cho hoạt động KH&CN và quản lý nhà nước về quỹ phát triển KH&CN.
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Viện, Trung tâm Nghiên cứu và Phòng Thí nghiệm về Công nghệ sinh học đến năm 2025.
- Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Để triển khai phát triển hệ thống nghiên cứu cấp vùng, cấp tỉnh tại khu vực miền Trung, thực hiện Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày 3/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ thành phố Đà Nẵng triển khai nhiệm vụ: “Định hướng chiến lược phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì triển khai, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9/2017. Khu công nghệ cao Đà Nẵng đi vào hoạt động sẽ là trung tâm nghiên cứu và triển khai KH&CN quan trọng của khu vực miền Trung.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai Dự án Cơ sở nghiên cứu của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tại Đà Nẵng, trong đó dự kiến hạng mục Trung tâm Chiếu xạ sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2017. Trung tâm Chiếu xạ đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ Đà Nẵng và các tỉnh trong vùng giải quyết nhu cầu chiếu xạ cho các sản phẩm thủy hải sản, rau quả để phục vụ xuất khẩu; khử trùng dụng cụ y tế, bảo quản thuốc đông nam dược, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong lĩnh vực y tế. Ngoài ra, Bộ cũng đang triển khai hạng mục nhà thí nghiệm để phục vụ các hoạt động thử nghiệm, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu và đào tạo về công tác an toàn và ứng phó sự cố bức xạ; chuẩn bị cán bộ nghiên cứu để thành lập phòng nghiên cứu phóng xạ môi trường và sinh thái biển; đầu tư thiết bị quan trắc phóng xạ online khu vực miền trung (tại Đà Nẵng) kết nối với trung tâm điều hành quốc gia đặt tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, các bộ và cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư và triển khai xây dựng Công trình “Tổ hợp không gian khoa học” tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án giai đoạn 1 theo kế hoạch được triển khai từ năm 2015-2017. Tổ hợp không gian khoa học sẽ là nơi tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, địa điểm nghiên cứu, giao lưu, trao đổi khoa học có tính chất toàn cầu.
2. Về xem xét đổi mới cơ chế đặt hàng, bảo vệ ý tưởng khoa học cho các nhà khoa học
Cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã được Luật KH&CN 2013 quy định tại Điều 25 và Điều 26 và được Bộ Khoa học và Công nghệ cụ thể hóa bằng các văn bản sau đây:
- Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 23/2014/TT-BKHCN ngày 19/9/2014.
- Thông tư số 17/2015/TT-BKHCN ngày 08/10/2015 quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp thiết phát sinh ở địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia.
Các quy định để bảo vệ ý tưởng khoa học của các nhà khoa học đã được quy định cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009.
15. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí kinh phí cho Khoa học và Công nghệ đủ 2% trong tổng chi ngân sách theo Luật Khoa học và Công nghệ; tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về Khoa học và Công nghệ tại địa phương. Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Khoa học và Công nghệ, trong đó chú trọng hoàn thiện văn bản về cơ chế tài chính, chính sách đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, chính sách ưu đãi nhân lực có trình độ cao. Có chính sách đặc thù về Khoa học và Công nghệ cho các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn; tăng nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN cho tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và triển khai các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ.
Trả lời: (Tại Công văn số 303/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
1. Về đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí kinh phí KH&CN đủ 2% trong tổng chi ngân sách theo Luật KH&CN
Thực hiện Luật KH&CN năm 2013, hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN, tổng hợp đề xuất kế hoạch chung toàn ngành để Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối cho các địa phương. Phương án đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ luôn căn cứ vào nhu cầu của các địa phương và đạt ít nhất 2% dự kiến chi ngân sách nhà nước.
Công tác xây dựng kế hoạch ngân sách KH&CN hàng năm được các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ quan tâm và cân đối với tỷ lệ tăng tương đối cao trong điều kiện ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và phải tập trung ưu tiên chi an sinh xã hội, trả nợ vay… Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước còn hạn chế, tổng mức thực tế cân đối chi cho KH&CN vẫn chưa đạt được mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.
Đối với kế hoạch chi KH&CN của các địa phương nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng, để tăng mức cân đối chi NSNN hàng năm, đề nghị cử tri kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, phê duyệt các dự án đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ; xác định các nhiệm vụ, dự án đầu tư KH&CN phù hợp với định hướng và phục vụ phát triển của địa phương; tập trung đầu tư cho các dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN trong các ngành, nghề có lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội dựa trên ứng dụng KH&CN.
2. Về đề nghị Chính phủ tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về KH&CN tại địa phương
Năm 2016, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Đoàn Giám sát "Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và định hướng giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo" để giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về KH&CN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 10 năm. Đoàn giám sát đã yêu cầu và nhận được 18 báo cáo của các Bộ, ngành; 08 báo cáo của các cơ quan thuộc Chính phủ; 63 báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và 16 báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Đoàn Giám sát đã trực tiếp làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ và 08 Bộ có liên quan về nội dung giám sát; nghe báo cáo và làm việc với 34 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khảo sát thực tế nhiều tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, viện, trường tại các địa phương, bộ, ngành. Đây là đợt giám sát chuyên đề KH&CN có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Qua đợt giám sát, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về KH&CN trong 10 năm qua, để từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển KH&CN, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.
Đối với công tác kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch KH&CN và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN ở địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ thường xuyên phối hợp với các địa phương và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp tại địa phương; kịp thời trao đổi, giải đáp, hướng dẫn các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình quản lý và triển khai các nhiệm vụ KH&CN.
Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về KH&CN ở địa phương; tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, nắm bắt thông tin giữa trung ương và địa phương.
3. Về đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù về KH&CN cho các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn
Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ và có những cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội các địa phương thuộc vùng miền núi, biên giới, hải đảo khó khăn, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các tỉnh duyên hải miền Trung…, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chủ động phê duyệt một số Chương trình KH&CN để ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh tại các khu vực nêu trên: (1) “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025” (được phê duyệt tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ); (2) Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ); (3) Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (được phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-KHCN ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ); (4) Chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Nam Bộ (được phê duyệt tại Quyết định 734/QĐ-BKHCN ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ); (5) Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế (được phê duyệt tại Quyết định số 965/QĐ-BKHCN ngày 26/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó nhiều nội dung chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh miền núi khó khăn như: Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển thị trường KH&CN, Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm… Các cơ chế tài chính hiện hành thực hiện nhiệm vụ KH&CN đều đã có các quy định ưu tiên tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn.
4. Về đề nghị Chính phủ chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN, trong đó chú trọng hoàn thiện văn bản về cơ chế tài chính, chính sách đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, chính sách ưu đãi nhân lực có trình độ cao
Thực hiện Luật KH&CN năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã kịp thời phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản liên quan đến cơ chế tài chính, chính sách đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, chính sách ưu đãi nhân lực có trình độ cao.
Các văn bản về cơ chế tài chính, chính sách đầu tư đã được ban hành gồm: Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 23/04/2014 hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Thông tư liên tịch số 79/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày18/06/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 120/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC- BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập; Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
Về văn bản hướng dẫn chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ và thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội Khóa XIV kỳ họp thứ Hai về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 quy định việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
Về chính sách ưu đãi nhân lực có trình độ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.
5. Về đề nghị tăng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cho tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ thành lập Quỹ phát triển KH&CN và triển khai các dự án ứng dụng KH&CN
Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước cho KH&CN của năm tiếp theo. Trong bản tổng hợp kế hoạch ngân sách toàn ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổng hợp những đề xuất của địa phương hàng năm để phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí, điều chỉnh ngân sách bổ sung cho phù hợp theo đặc thù của từng địa phương và khả năng cân đối ngân sách của Trung ương phân bổ cho địa phương.
16. Cử tri tỉnh Quảng Bìnhkiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi phù hợp với các nhà khoa học đầu ngành để họ yên tâm nghiên cứu khoa học, cống hiến trí tuệ cho đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 290/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. Vì vậy, việc hoạch định một chính sách phù hợp của quốc gia hay từng địa phương để khuyến khích, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực KH&CN phát triển, đặc biệt chú trọng phát huy tài năng, trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành vào phục vụ quê hương, đất nước, phục vụ nhân dân là hết sức cần thiết trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước.
Các ưu đãi đối với nhân lực, nhân tài KH&CN được quy định tại Điều 23 của Luật KH&CN năm 2013. Ngoài ra, tại Điều 18 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN đã quy định chính sách ưu đãi đối với nhà khoa học đầu ngành như sau:
- Được cấp kinh phí hằng năm theo đề xuất từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Được hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
- Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng; xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn.
- Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài; số lần tham dự hội thảo khoa học ở nước ngoài không quá 02 lần/năm trừ trường hợp đặc biệt do Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
- Được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo KH&CN quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam.
- Được hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng.
17. Cử tri tp Hải Phòngkiến nghị: Trong những năm qua, nhằm phục vụ quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng, bên cạnh việc mở rộng các hoạt động nhập khẩu hàng hóa nói chung, Việt Nam đã chủ trương cho phép được nhập khẩu một số máy móc thiết bị, công nghệ cũ. Chủ trương này đã mang lại những lợi ích không nhỏ trong việc đáp ứng nhu phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, với những hạn chế nhất định trong việc kiểm soát chất lượng của máy móc thiết bị, công nghệ và hàng hóa nhập khẩu, nên không ít các máy móc thiết bị, công nghệ cũ không đảm bảo tiêu chuẩn, các thiết bị mà các quốc gia phát triển thải bỏ, các sản phẩm có ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng... đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Vấn đề này đã gây ra những tác động không chỉ với hiệu quả của bản thân quá trình sản xuất, mà hơn thế còn tác động không nhỏ tới tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, sức khỏe của người lao động từ việc sử dụng các loại thiết bị và sản phẩm này. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cũ của các doanh nghiệp vào Việt Nam.
Trả lời: (Tại Công văn số 317/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh là hoạt động cần thiết và thường xuyên của các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, đã có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây mất an toàn. Việc làm này sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác thiết bị, công nghệ của thế giới.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan về vấn đề này, cụ thể như sau:
- Để ngăn chặn doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp, ngày 09/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, trong đó đã chỉ đạo:
“Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phải bảo đảm:
a) Chỉ được nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phù hợp với dự án đầu tư đã được phê duyệt, khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có tính năng vượt trội về tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, thân thiện môi trường.
b) Trong trường hợp cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, phải đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ KH&CN.
c) Không nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mà các nước đã công bố loại bỏ vì lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường”.
- Ngày 20/11/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, tại khoản 10 Điều 9 đã giao: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để ngăn chặn máy móc, thiết bị cũ có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (Thông tư 23). Thông tư 23 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Nội dung chính của Thông tư là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đáp ứng cả hai tiêu chí:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm (tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu).
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Quy định tuổi thiết bị vì vòng đời công nghệ thiết bị trung bình thường từ 7 đến 10 năm tùy thuộc ngành, lĩnh vực. Ví dụ, đối với thiết bị ngành công nghệ thông tin, vòng đời khoảng 05 năm; đối với sản phẩm cơ khí, khoảng 10 đến 15 năm.
Quy định về tiêu chuẩn sản xuất thiết bị nhằm giải quyết vướng mắc khi phải giám định về chất lượng còn lại, Thông tư này không sử dụng tiêu chí chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu, thay vào đó là quy định tiêu chí về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn khi sản xuất thiết bị, đồng thời giải quyết được ý kiến lo ngại có thể để lọt máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ Trung Quốc kém chất lượng nhưng vẫn đáp ứng về thời gian dưới 10 năm.
Ngoài ra, Thông tư có quy định về thẩm quyền của các Bộ quản lý chuyên ngành quy định tuổi máy móc, thiết bị dưới 10 năm khi thấy cần thiết và trường hợp đặc biệt khi nhập khẩu loại trên 10 năm. Việc triển khai Thông tư 23 trong thời gian qua đã có tác động tích cực ngăn chặn máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ quá cũ và lạc hậu nhập khẩu vào nước ta.
18. Cử tri tỉnh Tây Ninhkiến nghị: Quy định lấy mẫu hàng hóa, nhất là mặt hàng xăng dầu còn nhiều bất cập, còn tạo kẽ hở nên các đối tượng vi phạm lợi dụng để vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định. Như tại Điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định: “Trường hợp không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, người bán hàng có thể đề nghị bằng văn bản đối với cơ quan kiểm tra thử nghiệm lại đối với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm được chỉ định khác. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí thử nghiệm mẫu này do người bán hàng chi trả”. Đa số các lần thử nghiệm lại đều đạt yêu cầu chất lượng so với quy định.
Trả lời: (Tại Công văn số 296/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Ngày 04/01/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã gửi Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN theo hướng sẽ điều chỉnh quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, việc lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra chất lượng cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh (sao gửi kèm theo). Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN để giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, trong đó có mặt hàng xăng dầu. Dự kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung sẽ được ban hành trong năm 2017.
19. Cử tri TP Hồ Chí Minhkiến nghị: Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định mới thay thế những nội dung về kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng tại các Nghị định 132/2008/NĐ-CP và Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ và toàn bộ các Thông tư của các Bộ quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thống nhất về kiểm tra chuyên ngành, trong đó:
+ Công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành cần phải thực hiện kiểm tra tại thời điểm trước khi thông quan.
+ Thống nhất quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra, phương thức kiểm tra, nguyên tắc kiểm tra, trình tự kiểm tra, địa điểm kiểm tra, các trường hợp miễn, giảm kiểm tra và ấn chỉ sử dụng trong kiểm tra chuyên ngành.
Trả lời: (Tại Công văn số 310/BKHCN-VP ngày 9/2/2017)
Ý thứ nhất: Về việc công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành cần phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại thời điểm trước khi thông quan:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra. Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ không thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu đối với các sản phẩm, hàng hóa được phân công quản lý, việc xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Ngày 27/5/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN về việc công bố Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về tạo điều kiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo đơn vị chức năng thuộc Bộ rà soát lại danh mục này. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã tổ chức họp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tại cuộc họp này cũng đã thống nhất cách thức lựa chọn, loại bỏ hàng hóa không thực sự có nguy cơ cao về an toàn ra khỏi danh mục với mục tiêu hướng tới giảm thiểu thời gian thông quan nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo vệ người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hiện nay, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đang tiến hành thực hiện việc rà soát này theo đúng yêu cầu của Chính phủ.
Ý thứ hai: Về việc thống nhất quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra, phương thức kiểm tra, nguyên tắc kiểm tra, trình tự kiểm tra, địa điểm kiểm tra, các trường hợp miễn, giảm kiểm tra và ấn chỉ sử dụng trong kiểm tra chuyên ngành:
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 hướng dẫn phối hợp kiểm tra chất lượng và thông quan hàng hóa nhập khẩu.Việc thực hiện tốt Thông tư này sẽ góp phần giảm bớt thời gian đọng hàng ở cửa khẩu chờ đợi kết quả đánh giá sự phù hợp và rút ngắn được thời gian trao đổi và cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, đồng thời tạo ra sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thông quan hàng hóa nhập khẩu;
- Thông tư liên tịch số 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thông tư liên tịch quy định về quy trình khai và tiếp nhận thông tin khai, trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử; các tiêu chí, định dạng của chứng từ điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định về cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục hành chính một cửa giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ và những vấn đề khác liên quan tới thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Tháng 9/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia giai đoạn 1 đối với 01 thủ tục hành chính là Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này việc kết nối hoàn toàn sử dụng nhờ hệ thống tin học của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), chưa có hệ thống riêng của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đến tháng 7/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ để kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Tài chính trên Cơ chế một cửa quốc gia” với tiến độ thực hiện từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017 nhằm giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, quy định hợp lý hơn đối với các trường hợp miễn kiểm tra và tăng cường kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đang gửi lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, dự kiến ban hành trong năm 2017.
20. Cử tri tỉnh Lâm Đồngkiến nghị: Đối với quy định về dán nhãn năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu:
- Đề nghị thực hiện đúng Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, không được tùy tiện vận dụng các quy chuẩn khác để gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, trong khi chưa có các quy định khác thì chỉ được căn cứ vào các quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
- Đề nghị thực hiện kiểm soát theo mã HS theo thông lệ Quốc tế và quy định của Bộ Công thương đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trả lời: (Tại Công văn số 318/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
- Căn cứ ban hành Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg là theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quyết định này quy định về danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới (không phải quy định về dán nhãn năng lượng).
Trong quá trình thực hiện, Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg có quy định áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) 7540-1:2005 đối với động cơ điện. Do tiêu chuẩn này quy định mức hiệu suất năng lượng cao hơn mức hiệu suất năng lượng mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước hiện có, khiến các doanh nghiệp kiến nghị lên Bộ Công Thương. Do vậy, ngày 03/11/2015 Bộ Công Thương đã gửi Tờ trình số 11334/TTr-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị đổi áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đối với động cơ điện.
Ngày 06/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 34/TTg-KTN đồng ý với ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tháo gỡ vướng mắc trong áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Theo đó áp dụng TCVN 7540-1:2013 thay thế TCVN 7540-1:2005.
Đây là những thay đổi phù hợp với năng lực của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp chưa đủ điều kiện nâng cao chất lượng động cơ điện, không hề gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Quyết định này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó có nội dung xem xét không đưa các thiết bị trong danh mục trùng với thiết bị quy định trong QCVN 4:2009/BKHCN và QCVN 9:2012/BKHCN.
- Về mã HS, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN, trong đó cụ thể mã HS của các hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
21. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KH&CN; tiếp tục ban hành các chính sách đầu tư tăng cường tiềm lực cho các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Trả lời: (Tại Công văn số 318/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
Ngày 18 tháng 6 năm 2013, Quốc hội thông qua Luật KH&CN, trong đó có nhiều quy định mới mang tính đột phá trong chính sách đối với tổ chức KH&CN; xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN; chính sách sử dụng và đãi ngộ cán bộ KH&CN; chính sách khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN. Về cơ bản, hệ thống văn bản trong lĩnh vực KH&CN đã được hoàn thiện, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN ngày càng được nâng cao, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành là nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế của đất nước, khuyến khích việc nghiên cứu tạo ra và ứng dụng các thành tựu KH&CN, nghiên cứu tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập khẩu phục vụ sản xuất và đời sống.
Môi trường thể chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN của Việt Nam được hoàn thiện trong bối cảnh đặc biệt thuận lợi khi Đảng và Nhà nước đều đồng thời ban hành các văn bản khẳng định rõ quan điểm, đường lối và tầm nhìn dài hạn về phát triển KH&CN như: văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI (năm 2012) và Hiến pháp năm 2013. Điểm đổi mới chung nổi bật của các văn bản quan trọng này, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vai trò quốc sách hàng đầu và động lực then chốt của KH&CN trong sự nghiệp phát triển đất nước, là tuyên ngôn về việc ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN.
Từ năm 2014 đến nay, Bộ KH&CN đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn Luật KH&CN năm 2013, cụ thể gồm: 07 Nghị định và 22 Thông tư quy định chi tiết các nội dung được quy định trong Luật. Ngoài ra, Bộ KH&CN ban hành nhiều Thông tư để triển khai các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình KH&CN cấp quốc gia. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KH&CN năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Luật đã cho thấy một số quy định của các văn bản quy định chi tiết cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với các thay đổi thực tiễn như Nghị định số 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KH&CN (phù hợp với Luật quản lý và sử dụng tài sản công sửa đổi, bổ sung đang được Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị thông qua)…Hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ xem xét, ban hành để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản triển khai Luật KH&CN.
Về chính sách đầu tư tăng cường tiềm lực cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN đã được thể hiện tại các văn bản:
- Luật KH&CN năm 2013.
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.
- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN.
- Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.
- Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chính sách đầu tư tăng cường tiềm lực cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN.
22. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định trong chuyển giao công nghệ nhằm tránh tiếp nhận công nghệ lạc hậu của nước ngoài. Cử tri đề nghị cần tạo điều kiện để ứng dụng các phát minh, sáng chế khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mối quan hệ giữa nhà khoa học với người nông dân trong phát minh, sáng chế trong thời gian tới.
Trả lời: (Tại Công văn số 318/BKHCN-VP ngày 10/2/2017)
1. Về nội dung thẩm định công nghệ trong dự án đầu tư, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Tuy nhiên việc triển khai Thông tư này còn gặp vướng mắc. Theo Khoản 2 Điều 46 Luật KH&CN “Dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải được thẩm định về cơ sở khoa học, trình độ công nghệ đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật trước khi phê duyệt”. Như vậy, theo Luật KH&CN, mọi dự án đầu tư đều phải được thẩm định về cơ sở KH&CN. Tuy nhiên Luật đầu tư 2014 chỉ quy định việc thẩm định được thực hiện đối với dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao. Để giải quyết vướng mắc, Bộ KH&CN đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để sửa đổi nội dung này trong Luật đầu tư.
Ngoài ra, để ngăn chặn, hạn chế công nghệ lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, hiện nay tại Dự thảo Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi đang được hoàn thiện trước khi trình Quốc hội khóa XIV thông qua (dự kiến tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2017) đã quy định 01 Chương riêng về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, trong đó quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định công nghệ và kết quả thẩm định công nghệ là nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ trong từng giai đoạn quyết định chủ trương và quyết định đầu tư dự án. Vấn đề hậu kiểm cũng được nghiên cứu để quy định trong Dự thảo Luật nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác giám sát, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các dự án đầu tư.
2. Về đề nghị cần tạo điều kiện để ứng dụng các phát minh, sáng chế khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mối quan hệ giữa nhà khoa học với người nông dân trong phát minh, sáng chế trong thời gian tới.
Các kết quả của hoạt động KH&CN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành, trực tiếp đóng góp vào giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Năng suất nhiều loại cây trồng, vật nuôi gia tăng đáng kể và đạt mức tiên tiến của thế giới như lúa, cà phê, cao su, tiêu, cá tra, tôm sú, tôm chân trắng... Có được kết quả này trong thời gian qua, đó là nhờ hệ thống cơ chế, chính sách đối với hoạt động KH&CN đã có nhiều đổi mới, đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN phục vụ kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sáng tạo, sáng chế, nghiên cứu KH&CN, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, … phục vụ sản xuất, cụ thể:
- Luật KH&CN 2013, tại khoản 4, Điều 69 đã quy định áp dụng chế độ thưởng cho tập thể lao động và cá nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng công nghệ mới được chuyển giao.
- Điểm a, khoản 1, Điều 15 Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm theo quy định Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định: “Tổ chức các hội thi sáng tạo, triển lãm kết quả lao động sáng tạo, Tuần lễ Sáng kiến quốc gia, tổng kết và khen thưởng hoạt động sáng kiến hàng năm và các hoạt động khác để tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình và biểu dương các sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội”. Điểm b Khoản 2 Điều 15 Điều lệ sáng kiến cũng quy định: “Ưu tiên xem xét, cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến”.
- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN (Điều 18) quy định về việc mua kết quả nghiên cứu KH&CN: “Trên cơ sở biên bản đánh giá kết quả của Hội đồng khoa học và công nghệ từ mức đạt trở lên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh toán 100% giá trị hợp đồng đặt mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổ chức, cá nhân”.
Đồng thời với việc xây dựng chính sách, Bộ KH&CN còn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức và chỉ đạo Sở KH&CN các tỉnh tổ chức các cuộc thi sáng tạo, các cuộc thi về sáng kiến trên truyền hình nhằm đẩy mạnh phong trào sáng kiến sáng chế trong nông dân:
- Năm 2013, 2014, Bộ KH&CN đã tổ chức cuộc thi “Sáng chế”. Qua các lần phát động đã tiếp nhận nhiều giải pháp kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức ở khắp các tỉnh thành trong cả nước tham gia cuộc thi. Trong đó, có nhiều sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính ứng dụng cao, góp phần thiết thực vào đời sống điển hình là năm 2013 giải nhất đã thuộc về sáng chế máy gặt đập lúa của ông Phạm Hoàng Thắng.
- Năm 2015, lần đầu tiên Bộ KH&CN tổ chức “Gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên nghiệp tiêu biểu” với mục đích khẳng định và đề cao vai trò, vị thế của các nhà sáng chế không chuyên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, phát hiện và tôn vinh những nhà sáng chế không chuyên và sản phẩm độc đáo, hiện thực hóa và kết nối các phát minh trong cuộc sống nhằm khuyến khích sự sáng tạo, những phát kiến xuất sắc của người Việt Nam, đóng góp tích cực cho đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế.
- Trong chương trình phối hợp hoạt động với Bộ KH&CN, Hội Nông dân Việt Nam đã chủ trì tổ chức hai năm một lần cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông”. Các công trình tham dự cuộc thi của nông dân đều rất phong phú đa dạng có ý tưởng xuất phát từ thực tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, công nghệ sinh học và bảo vệ môi trường, cơ khí nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn… Điểm nổi bật của các công trình dự thi là tính ứng dụng rất cao. Qua các lần tổ chức đã có nhiều giải thưởng được trao. Những giải pháp này tiếp tục được tham gia cuộc thi “Sáng tạo KH&CN toàn quốc” (VIFOTEC) do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì tổ chức.
- Đối với những nông dân có sáng chế, Bộ KH&CN cũng chủ động mời tham gia các chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) ở Trung ương và địa phương, tham gia các sự kiện kết nối cung - cầu. Khi các sáng chế tạo ra các sản phẩm có khả năng phát triển kinh doanh sản xuất hàng hóa thì các hộ nông dân sẽ được ưu tiên vay vốn không lãi suất của Quỹ Hỗ trợ nông dân hoặc hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN của các địa phương.
Để tạo điều kiện để ứng dụng các phát minh, sáng chế khoa học nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng cũng như xây dựng mối quan hệ giữa nhà khoa học với người nông dân có phát minh, sáng chế, trong thời gian tới Bộ KH&CN sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế tài chính cho Nghị định ban hành Điều lệ Sáng kiến và cơ chế, chính sách mua lại các sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích của những đơn vị và cá nhân tự đầu tư nghiên cứu sáng tạo.
- Tiếp tục chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các cuộc thi sáng chế, sáng tạo của nhà nông, sáng tạo KH&CN toàn quốc… để từ đó phát hiện, khuyến khích những sáng chế có tiềm năng tham gia các hội chợ Techmart nhằm đưa nhanh nhất sản phẩm của các nhà sáng chế vào được thị trường, trở thành sản phẩm hữu ích cho xã hội.
- Nghiên cứu quy định cơ chế hỗ trợ việc liên kết giữa người dân có sáng chế và doanh nghiệp để giúp hoàn thiện sản phẩm, đưa vào thị trường. Trong trường hợp người dân có sáng chế và thành lập doanh nghiệp, các hỗ trợ của Nhà nước có thể thông qua ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình KH&CN cấp quốc gia hoặc các quỹ trong lĩnh vực KH&CN để các nhà sáng chế tự nghiên cứu, hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm.