Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Cử tri cho rằng hiện nay nhà nước không quản lý được giá thuốc tây, gây khó khăn cho nhân dân. Đề nghị có giải pháp khắc phục.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Phú Yên   

Đơn vị xử lý: Bộ y tế   

Lĩnh vực: Quản lý thuốc, dược phẩm, và thực phẩm chức năng   

Trả lời:

Tại công văn số 5468/BYT-VPB1 ngày 04/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Trong thời gian vừa qua, triển khai các quy định của Luật Dược, Bộ Y tế đã triển khai một số biện pháp nhằm bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân:

- Về chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá thuốc, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá;

- Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2011/NĐ - CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo hướng bổ sung chế tài xử phạt các bệnh viện bán cao hơn thặng số bán lẻ tối đa.

- Ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện theo đó đã giảm mức thặng số bán lẻ tối đa đối với giá bán tại nhà thuốc bệnh viện

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương ban hành Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC- BCT ngày 30/12/2011 hướng dẫn quản lý giá thuốc dùng cho người;

- Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế;

- Ban hành Thông tư số 11/2012/TT - BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu trong các cơ sở y tế;

- Ban hành Thông tư số 06/2013/TT-BYT ngày 8/2/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai áp dụng thí điểm quy định về thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối thuốc do Ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả trong đó khắc phục khó khăn, bất cập trong công tác đấu thầu thuốc.

2. Một số kết quả đã đạt được

Với các quy định hiện hành, giá thuốc được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện. Các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ, các cơ sở bán lẻ phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, do đó về cơ bản thuốc tình hình thị trường dược phẩm duy trì bình ổn:

 - Trong những năm qua, theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm luôn thấp hơn mức độ tăng giá tiêu dùng (CPI);

- Về giá thuốc thực tế của Việt Nam so với thế giới, qua khảo sát, so sánh giá thuốc trúng thầu tại bệnh viện giữa Việt Nam  với Thái Lan, Trung Quốc của Đoàn công tác liên ngành gồm Bộ Y tế, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư vào tháng 5 - 6/2012 cho thấy: Tại Thái Lan, so sánh giá của 25 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng tại Thái Lan cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 3,17 lần và mặt hàng có giá chênh lệch thấp nhất là 1,64 lần và mặt hàng có giá chênh lệch cao nhất 6,64 lần. Tại Trung Quốc, so sánh giá 23 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng thuốc tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 2,25 lần và mặt hàng có giá chênh lệch thấp nhất là 1,03 lần và mặt hàng có giá chênh lệch cao nhất 4,64 lần;

- Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 đã khảo sát giá thuốc theo phương pháp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy: Giá thuốc tên gốc trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế;

- Qua báo cáo nhanh của một số Sở Y tế về trị giá trúng thầu theo quy định mới so với kế hoạch tương tự theo giá trúng thầu của năm trước thì kết quả đấu thầu của Sở Y tế Quảng Ngãi giảm/tiết kiệm được khoảng 28 tỉ (~24%); Sở Y tế Quảng Ninh giảm/tiết kiệm được khoảng 40 tỷ (~20%); Sở Y tế Hà Tĩnh giảm/tiết kiệm được khoảng 32 tỷ (~25%); Sở Y tế Hậu Giang giảm/tiết kiệm được khoảng 57 tỷ (~ 31%);

- Phân tích kết quả trúng thầu của 7 Sở Y tế đã thực hiện đấu thầu theo quy định mới và báo cáo về Bộ Y tế, cụ thể:

+ So sánh trị giá tiền mua thuốc theo giá thuốc trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỉ trọng sử dụng cao trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy số tiền tiết kiệm được là 115,49 tỉ, tương đương với 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng này tại 7 Sở Y tế. 

+ Một số nhóm thuốc cụ thể qua khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố như: Levofloxacin 500mg/100mg năm 2012, mua 8 mặt hàng với 5,249 tỉ đồng/36.563 viên, năm 2013 mua 9 mặt hàng  với 5,613 tỉ đồng/52.530 viên (tiết kiệm được 34,43% chi phí sử dụng); Kháng sinh Imipenem + Cilastatin (500mg + 500mg) năm 2012 mua 8 mặt hàng với 4,948 tỉ/17.567 lọ, năm 2013 mua 7 mặt hàng với 11,984 tỉ đồng/57.500 lọ (tiết kiệm 35,15% chi phí sử dụng)… So sánh giá của các mặt hàng thuốc cụ thể cùng nhà sản xuất, cùng tên thương mại trúng thầu năm 2012 (theo quy định cũ) và năm 2013 (theo quy định mới) tại các bệnh viện, hầu hết các mặt hàng năm 2013 đều có giá giảm so với năm 2012, nhiều mặt hàng có giá giảm mạnh như: Fascort (Methyl prednisolon 4mg) giảm 42,86%; Quincef (Cefuroxim 125mg) giảm 34,64%; Teonam (Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg) giảm 10,6%; Getzlox (Levofloxacin 750mg) giảm 6,88%...

- Thực hiện Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện theo đó đã giảm mức thặng số bán lẻ tối đa đối với giá bán tại nhà thuốc bệnh viện, kết quả khảo sát tại các nhà thuốc bệnh viện và nhà thuốc xung quanh bệnh viện năm 2010 tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy: 97,78% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện thấp hơn giá bán lẻ tại nhà thuốc xung quanh bệnh viện và 2,22% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện cao hơn giá bán lẻ tại các nhà thuốc bên ngoài bệnh viện.

Với các số liệu nghiên cứu, khảo sát đã thực hiện và thực tế diễn biến thị trường trong thời gian vừa qua, có thể thấy với việc sửa đổi và ban hành các quy định quản lý giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện và quy định mới về đấu thầu mua thuốc, cùng với việc triển khai thực hiện tốt các quy định này sẽ đảm bảo lựa chọn các thuốc đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý, tiết kiệm chi phí tiền thuốc cho các cơ sở y tế, người bệnh và ngân sách nhà nước cũng như quỹ bảo hiểm y tế. Về cơ bản thị trường dược phẩm được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân.

3. Các biện pháp tiếp tục thực hiện nhằm bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân trong thời gian tới

- Triển khai quy định về quản lý giá thuốc tại Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 về công khai minh bạch giá thuốc, Bộ Y tế đã tiến hành công bố giá kê khai các mặt hàng thuốc được cơ sở sản xuất trong nước và cơ sở nhập khẩu tiến hành kê khai giá đồng thời hàng năm công bố giá thuốc trúng thầu 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế để phục vụ công tác đấu thầu của các cơ sở  y tế.

Các câu hỏi cùng địa phương: