Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Kiến nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng xử phạt nghiêm khắc các đối tượng phạm tội cho tương xứng với hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, cụ thể như sau: + Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104): Giảm tỷ lệ thương tật làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự từ 11% xuống còn 7%. + Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202): Đề nghị áp dụng mức hình phạt như đối với tội giết người trong trường hợp vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra chết người để đủ sức răn đe và tạo thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông. Bởi hậu quả do hành vi này gây ra đôi khi còn nặng nề hơn hậu quả đối với hành vi giết người. + Bổ sung vào Bộ luật hình sự hiện hành: các quy định nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi như: tạt axit, sử dụng chất cấm, chất phụ gia độc hại trong sản xuất thực phẩm nhằm thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm. Bởi hiện nay, các hành vi vi phạm này ngày càng gia tăng trong xã hội.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 6   

Địa phương: Tiền Giang   

Đơn vị xử lý: Ủy ban tư pháp   

Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật   

Trả lời:

Tại công văn số 1705 /UBTP13 ngày 22/01/2014

Ngày đăng: 10/06/2014

Về hành vi tạt axít là thủ đoạn để thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi để xử lý hình sự theo các điều luật tương ứng như: Điều 93 “Tội giết người”, Điều 104 “Tội cố ý gây thương tích”... Do đó, việc bổ sung quy định, tăng nặng hình phạt đối với các hành vi trên trong BLHS cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tổng kết sau một quá trình thực hiện.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Ủy ban Tư pháp nhận thấy vấn đề này hiện đang được dư luận và cử tri quan tâm. BLHS đã có quy định cụ thể để xử lý loại hành vi này về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 244) với mức hình phạt tù cao nhất là 15 năm đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 91/2012/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính đối về an toàn, vệ sinh thực phẩm đã nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: