Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 15 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012 quy định như sau

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 6   

Địa phương: Yên Bái   

Đơn vị xử lý: Bộ giao thông - vận tải   

Lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng   

Trả lời:

Tại công văn số 1278/BGTVT-ATGT ngày 11/02/2014

Ngày đăng: 10/06/2014

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này”.

 Trong khi đó, tại điểm b khoản 3 Điều 39 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền đối với Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: “Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng”.

Đề nghị giảm mức phạt tiền xuống thấp hơn vì nếu quy định như vậy thì thực tế rất khó thực hiện do có sự chênh lệch giữa thẩm quyền và mức phạt

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về “ban hành Kế hoạch triển khai và Danh mục Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế 04 Nghị định gồm: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2006/NĐ-CP.

Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tương ứng theo đúng quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể, tại điểm b khoản 3 Điều 70 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định: “Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt”. 

Về chế tài xử phạt: tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã kế thừa các quy định hiện hành (của các Nghị định được thay thế) đã được thực hiện ổn định, phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đồng thời, có điều chỉnh lại mức phạt tiền đối với một số nhóm hành vi vi phạm cho phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này;

d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe”.

Về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt: tại khoản 1 Điều 72 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định: “Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Theo đó, trong trường hợp các chức danh mà cử tri đã nêu (như: Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất) phát hiện hành vi vi phạm mà mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của mình thì các chức danh này phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có đủ thẩm quyền (theo quy định của pháp luật) để xử phạt.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: