Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Cử tri phản ánh Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo, phá thai ở độ tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á, xếp thứ năm trên thế giới. Đề nghị có biện pháp ngăn chặn tình trạng nạo phá thai trong giới trẻ, tăng cường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: TP Hồ Chí Minh    Cà Mau   

Đơn vị xử lý: Bộ y tế   

Lĩnh vực: Y tế dự phòng và các vấn đề y tế khác   

Trả lời:

Tại công văn số 5468/BYT-VPB1 ngày 04/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Tình hình phá thai trên thế giới và ở Việt Nam

Phá thai chủ yếu là hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hằng năm có khoảng 42-44 triệu ca phá thai, trong đó có 20-22 triệu ca là phá thai không an toàn tức là phá thai do người không được đào tạo, không có kỹ năng về phá thai, phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh vô khuẩn. Đa số các ca phá thai không an toàn (98%) xảy ra ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân gây nên 47.000 ca tử vong  mẹ (số liệu 2008) hàng năm tương đương với khoảng 13% trong tổng số ca tử vong mẹ trên thế giới.

Tổng kết của WHO cho thấy:

- Không có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ phá thai ở các nước đang phát triển và các nước phát triển (29/1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với 24/1000). Tuy nhiên phá thai không an toàn lại xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển (thí dụ ở Mỹ tỷ lệ tử vong do tai biến phá thai là 0.6 tức là chưa đến 1 trường hợp tử vong /100.000 ca phá thai thì ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 220/ 100.000 - cao gấp 350 lần so với Mỹ). Thậm chí có những vùng như Tây Sahara ở Châu Phi tỷ lệ này lên tới 460/100.000.

- Phá thai không an toàn với những hậu quả xấu đến sức khỏe phụ nữ và bà mẹ thậm chí có thể gây nên tử vong có liên quan mật thiết đến mức độ cởi mở của luật pháp có cho phép phá thai hay không. Điển hình nhất là ví dụ ở Nam Phi sau khi phá thai được pháp luật cho phép vào năm 1997 thì số tử vong mẹ do tai biến phá thai đã giảm đến 91% trong giai đoạn 1998-2001 so với giai đoạn 1994 là thời kỳ trước khi phá thai được pháp luật cho phép. Số liệu của WHO đã chứng minh nếu pháp luật hạn chế hoặc cấm phá thai thì cũng hoàn toàn không giúp làm giảm tỷ lệ phá thai. Ví dụ, ở các nước pháp luật cấm hoặc hạn chế phá thai của khu vực Mỹ La tinh có tỷ lệ phá thai là 32/1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì ở các nước Tây Âu nơi pháp luật cho phép phá thai tỷ lệ này chỉ có 12/1000.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê Bộ Y tế (Vụ SKBMTE) được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương (số liệu này có thể chưa thu thập hết các trường hợp phá thai ở các cơ sở y tế tư nhân) những năm gần đây hàng năm có khoảng 300.000-400.000 ca phá thai (so với Trung Quốc là 9 triệu trường hợp phá thai/năm). Tỷ số phá thai (trên 100 trẻ đẻ sống) đã giảm từ 0,37 (2005) xuống 0,27 (2011). Trong đó chủ yếu là phá thai dưới 7 tuần tuổi thai (76,5% năm 2011). Số lượng các ca phá thai như vậy đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây, thí dụ trước đây ở giai đoạn 1990-1995 trung bình cứ 1 ca đẻ thì có 1 ca phá thai thì hiện nay chưa đến 3 ca đẻ mới có 1 ca phá thai. Tuy nhiên cần phải tiếp tục phấn đấu để làm giảm hơn nữa tỷ lệ phá thai cũng như tăng cường hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ phá thai an toàn để giảm các tai biến do phá thai, đặc biệt là tử vong do phá thai không an toàn (PTKAT). Đây cũng chính là mục tiêu và định hướng đã được xác định tại Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011.

So sánh tỷ lệ phá thai (tính trên 1000 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ) ở Việt Nam với thế giới và các khu vực trên thế giới cho thấy phá thai ở Việt Nam không cao mà còn thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia/ vùng lãnh thổ khác:

Tổng số ca phá thai

Tỉ lệ phá thai

(/1000 phụ nữ tuổi sinh đẻ)

Thế giới1

41.6 triệu

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: