Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đề nghị có giải pháp chấn chỉnh, có hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch lái xe, đồng thời sốm kiện toàn, sắp xếp nâng chất lượng hoạt động đối với các đơn vị kiểm định phương tiện giao thông vận tải, nhằm nâng chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật cho người tham gia giao thông và bảo đảm an toàn phương tiện giao thông.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Đồng Nai   

Đơn vị xử lý: Bộ giao thông - vận tải   

Lĩnh vực: Các vấn đề giao thông vận tải khác   

Trả lời:

Tại công văn số 6723/BGTVT-TCCB ngày 09/7/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Về công tác quản lý

Trong thời gian qua, triển khai Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; được sự chỉ đạo quyết liệt của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, cùng với triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, Bộ Giao thông vận tải đã quan tâm, đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; một số giải pháp cụ thể đã triển khai trong thời gian gần đây như:

a) Xây dựng và triển khai các Đề án:

- Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông;

- Đề án Đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc. Theo đó, mỗi lái xe chỉ có một số GPLX, ứng dụng công nghệ hiện đại để hạn chế giả mạo; hình thành hệ cơ sở dữ liệu quản lý GPLX toàn quốc để phối hợp với Bộ Công an tăng cường quản lý GPLX (trước ngày 30/6/2013).

b) Tháng 6/2012, đã tổ chức hội nghị toàn quốc về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ nhằm đánh giá công tác này giai đoạn 2009-2012 và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX theo tinh thần Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ.

c) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp quy về công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX:

- Thông tư 06/2012/TT- BGTVT ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 18/2012/TT-BGTVT ngày 06/06/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (thay thế Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT);

- Thông tư 07/2013/TT-BGTVT ngày 03/05/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe;

d) Đổi mới chương trình đào tạo lái xe theo hướng tăng thời gian thực hành; nâng cao chất lượng giáo viên, giáo trình giảng dạy; xây dựng Video clip về tai nạn giao thông đưa vào bài giảng.

đ) Nội dung sát hạch lái xe tiếp tục được điều chỉnh theo hướng hiện đại hoá, giảm thiểu tác động của con người vào kết quả sát hạch.

e) Đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, xử lý nghiêm các vi phạm (riêng năm 2012 đã phát hiện, xử lý 18 cơ sở vi phạm: cảnh cáo 06, đình chỉ tuyển sinh 07, thu hồi giấy phép 02; hạ lưu lượng 03 cơ sở đào tạo).

g) Đối với nội dung đào tạo lái xe khách, lái xe công-te-nơ (hạng D, E và FC) được triển khai thực hiện theo quy định của Luật GTĐB năm 2008; theo đó, đối với các hạng GPLX này chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định về thời gian, số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe và quy định về độ tuổi (người 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô đến 30 chỗ ngồi và lái xe hạng FC, người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi).

Với các giải pháp, quy định nêu trên, công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe đã từng bước được Bộ Giao thông vận tải quy định đồng bộ, chặt chẽ; công tác đào tạo và sát hạch được thực hiện độc lập (công tác đào tạo đã được xã hội hoá, do các cơ sở đào tạo thực hiện; công tác sát hạch, cấp GPLX do Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện). Hiện GPLX của Việt Nam phù hợp với đa số các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới; đủ điều kiện hội nhập quốc tế, được nhiều nước công nhận và đổi ra GPLX quốc gia như Hoa Kỳ, CH Pháp, CHLB Nga, CHLB Đức, Nhật Bản...

2. Về các cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ:

Đến nay, cả nước có đã có 314 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô thuộc các Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương quản lý trực tiếp. Hệ thống Trung tâm sát hạch lái xe đã được xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn ngành đã được ban hành, hiện có 94 Trung tâm sát hạch lái xe với 38 Trung tâm loại 1 và 56 Trung tâm sát hạch loại 2 (trong đó có 23 Trung tâm đủ điều kiện để sát hạch lái xe hạng FC).

Đến nay, trong toàn quốc đã cấp trên 30.785.000 GPLX mô tô, trên 3.630.000 GPLX ô tô (đạt tỷ lệ 1,8 GPLX/xe đăng ký). Số GPLX bằng vật liệu PET. được cấp, đổi đến nay là 449.106.

Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. Các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới phương tiện tập lái, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên Bộ Giao thông vận tải nhận thấy còn một số tồn tại sau:

1. Đối với công tác đào tạo:

- Hiện tại, cơ sở đào tạo có số lượng tương đối nhiều so với nhu cầu học lái xe của người dân. Nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh không đủ lưu lượng cho phép, dễ dẫn tới cạnh tranh về học phí đào tạo; từ đó, tiềm ẩn nguy cơ cắt xén chương trình đào tạo;

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: