Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét số lượng biên chế giáo viên các tỉnh miền núi cho phù hợp với điều kiện KT-XH, văn hóa và tập quán sinh hoạt của dân cư tại các tỉnh miền núi, vì với điều kiện ở không tập trung, trình độ học sinh không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn nên việc giao chỉ tiêu biên chế giáo viên căn cứ số lượng học sinh là chưa phù hợp.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Sơn La   

Đơn vị xử lý: Bộ giáo dục và đào tạo   

Lĩnh vực: Chính sách giáo dục đối với vùng sâu, vùng xa   

Trả lời:

Tại công văn số 5759/BGDĐT-VP ngày 22/8/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

- Hiện nay, các văn bản sau đây vẫn còn hiệu lực thi hành:

+ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

+ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

+ Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên nghiệp công lập.

Các văn bản trên không tính số lượng người làm việc (biên chế) theo số lượng học sinh.

- Theo Khoản 1, Điều 15, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT); Khoản 1, Điều 17, Điều lệ trường tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT), không quy định số học sinh tối thiểu trong một lớp học.

- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thay thế Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: