Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định băt buộc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng có nguôn vốn nhà nước làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nung và tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dụng. Đe nghị Bộ xây dụng xem xét điều chỉnh quy định đê đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp và tránh thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây nung.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Quảng Nam   

Đơn vị xử lý: Bộ xây dựng   

Lĩnh vực: Bộ xây dựng   

Trả lời:

Tại công văn số 1133/BXD-KHCN ngày 12/6/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20 Bộ Xây dựng đã nhận thấy việc đầu tư phát triển sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công tràn lan tại các địa phương trên phạm vi toàn quốc, hậu quả của nó là tiêu hao đât sản xuât nông nghiệp, sử dụng không hiệu quả nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dâu, khí) và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo tính toán, để sản xuất ra 01 tỷ viên gạch đất sét nung theo kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí C02, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm trên toàn quốc sử dụng khoảng 25 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC). Như vậy nếu sử dụng toàn bộ gạch đất sét nung thì hàng năm sẽ tốn khoảng 38 triệu m3 đất sét, tương đương gần 2000 ha đất nông nghiệp và tiêu tốn 3,7 triệu tấn than, đồng thời thải ra khoảng 15 triệu tấn khí C02, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đe từng bước khắc phục tình hình nêu trên, năm 2000 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 Quy định về đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung và đã đưa ra lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công sản xuất gạch nung trong đó đã quy định: "tới năm 2010 không còn lò thủ công sản xuất gạch ngói đất sét nung tại tất cả các địa phương năm 2001, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 115/2001/QĐ- TTg ngày 01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trong đó quy định đối với vật liệu xây: “Tổ chức lại sản xuất kỉnh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhăm giảm tôi đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các ỉò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiêm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở nhũng vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010”.

Dự báo đến năm 2020 cả nước phải sử dụng khoảng 40 tỷ viên gạch QTC, nếu chúng ta vẫn sử dụng toàn bộ bằng gạch đất sét nung thì sẽ để lại hậu quả rất lớn. Vì vậy nhà nước phải nhanh chóng có chính sách nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung để tiết kiệm đất sét và than (hai tài nguyên không tái tạo) và giảm thải ô nhiễm môi trường. Tăng cường sử dụng VLXKN là một chính sách đồng bộ và không thể tách rời với chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Mặt khác sản xuất VLXKN sẽ sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp như: tro bay, xỉ của các ngành công nghiệp luyện kim, cán thép, phế thải công nghiệp đả..., sử dụng ít năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

Để từng bước khắc phục nhược điểm của sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, phát huy mặt tích cực của việc sản xuất và sử dụng VLXKN như đã nêu trên, phấn đấu đạt mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 (gọi tắt là Quyết định 121); Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (Quyết định 567 và Chương trình 567). Để thực hiện Chương trình 567 có hiệu quả, ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc Tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung (Chỉ thị 10).

Quyết định 567 và Chỉ thị 10, đã thể hiện rõ việc khuyển khích, ưu tiên sản xuất vả tiêu thụ VLXKN. hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Việc ban hành Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 cua Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng là bước triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao và thể hiện đúng tinh thần Quyết định 567 vả Chi thị 10 của Thủ tướng Chính phủ. Đê tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường một cách thiết thực, nhà nước cũng cần có những chính sách với lộ trình thích hợp, các giải pháp phù với nền kinh tế thị trường vừa thể hiện vai trò quản lý của nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước một cách bền vững và lâu dài.

4. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Việc phân loại cấp công trình do chủ đầu tư xác định theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng là chưa phù hợp với thực tế, do chủ đầu tư hầu hết không đủ năng lực chuyên môn đế thực hiện. Đe nghị Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD “Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng chỉ đưa ra các nguyên tắc chung về phân loại và cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung gồm: (i) Phân loại theo công năng sử dụng; (ii) Phân cấp theo yêu cầu về quy mô, yêu cầu kỹ thuật (vật liệu két cấu, phòng chống cháy nô...) và tuổi thọ công trình. Trên thực tế, các nguyên tắc phân cấp công trình trong Quy chuẩn QCVN 03:2012/BXD đã được thực hiện từ năm 1997 (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập II, ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) và đã được đưa vào Điều 5 của Luật Xây dựng “Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng”. Hiện nay Bộ Xây dựng đang soạn thảo và chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó cụ thể hóa việc phân loại, phân cấp công trình đế thực hiện một số công việc quản lý được nêu trong Nghị định (lập chỉ dẫn kỹ thuật, quản lý năng lực nhà thầu, các công trình cần thẩm tra thiết kế - dự toán, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, phân cấp sự cố khi thi công xây dựng công trình).

Theo quy định tại Điều 35 của Luật Xây dựng, khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc xác định loại và cấp công trình được thực hiện trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong trường họp chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn, có thể thuê tư vấn lập dự án (Điều 41, Khoản 2, Luật Xây dựng), trong đó có việc xác định loại và cấp công trình.

2. Saụ khi ban hành QCVN 03:2012/BXD, trong tháng 4/2013, Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn phổ biến Quy chuẩn tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của gần 1000 cán bộ quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu đến từ các tỉnh/thành phố trong cả nước. Tại các buổi tập huấn, ban tổ chức chưa nhận được ý kiến phản hồi nào về khó khăn khi xác định cấp công trình (ngoại trừ công văn của Sở Xây dựng Hà Tĩnh cũng nêu nội dung tương tự như nội dung kiến nghị do Ban Dân nguyện chuyển đến Bộ Xâv dựng).

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: