Hiện nay có tới ba Bộ chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, đề nghị quy trách nhiệm cụ thể cho một Bộ. Từ đó tăng cường các biện pháp quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị xử lý: Chính phủ
Đề nghị sớm ban hành và hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án đặt hàng, tạo sự kết nối giữa trường dạy nghề với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động, nhất là cho lao động nông thôn.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Đồng Nai
Đơn vị xử lý: Bộ lao động, thương binh và xã hội
Chính phủ đã có nhiều giải pháp kịp thời trong điều hành nền kinh tế đất nước ổn định và phát triển, đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Một số mặt hàng thiết yếu giảm giá, nhưng giá vật tư nông nghiệp, thuốc chữa bệnh trong thời gian vừa qua vẫn có chiều hướng tăng cao, làm cho các tầng lớp nhân dân gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống, nhất là người có thu nhập thấp và nông dân. Đề nghị Chính phủ có giải pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Bình Định
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Long An
Cử tri cho rằng: Kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã đổi mới về chất vấn các thành viên Chính phủ. Đây là việc làm cần thực hiện ở tất cả các kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, trong trả lời chất vấn, một số vị Bộ trưởng chưa đi sâu vào những câu hỏi trong việc trả lời chất vấn, có vị chưa nắm sát thực tiễn nên đưa ra các biện pháp còn chung chung như Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Cử tri đề nghị các thành viên Chính phủ cần rút kinh nghiệm về vấn đề này.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hiện nay, mạng lưới trung tâm dạy nghề ở cấp huyện chưa thực sự phù hợp, có nơi cơ sở xây dựng lớn nhưng nhu cầu học nghề không nhiều, chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu, ngành nghề đào tạo mất cân đối với nhu cầu xã hội, học nghề xong không tìm được việc lại về làm nông, chăn nuôi hoặc lao động trái nghề được đào tạo gây lãng phí, đề nghị Trung ương xem xét lại cơ sở vật chất, mô hình tổ chức, đào tạo của các trung tâm dạy nghề cấp huyện để có quyết sách phù hợp hơn.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện lồng ghép nội dung các văn bản quy định chi tiết nhằm hạn chế số văn bản cần ban hành để tập trung quyết số văn bản còn nợ từ các năm trước.
Đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm tạo nguồn nhân lực có tay nghề được tuyển dụng vào các nhà máy, xí nghiệp và nguồn lực lao động xuất khẩu có tay nghề cao để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn khi gia nhập TPP.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh An Giang
Khi ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật (Thông tư, Chỉ thị, Quyết định,…) cần nghiên cứu thật kỹ về tính khả thi của văn bản để việc tổ chức thực hiện được sự đồng thuận của người dân, hạn chế trường hợp phải điều chỉnh nhiều lần hoặc bãi bỏ.
Gửi bởi: Cử tri tỉnh Trà Vinh
Cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Long An, Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật cho các ngành nghề đào tạo và cấp trình độ để có cơ sở tính toán định mức kinh phí trong đào tạo nghề; sớm ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Khung trình độ quốc gia. - Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 của Quốc hội.
Gửi bởi: Cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Long An, Đồng Nai, Nam Định