KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI THUỘC LĨNH VỰC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

25/03/2019

Kiến nghị của cử tri gửi Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV thuộc lĩnh vực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu 1. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị, không nên tổ chức xây dựng các tượng đài, biểu tượng không cần thiết để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực tài chính

Trả lời: Tại Công văn số 5776/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Điều 27 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động Mỹ thuật quy định “Ủy ban nhân dân tỉnh/thành cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng”. Việc quyết định đầu tư xây dựng tượng đài, biểu tượng do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành hoặc các Bộ, ngành quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ tham gia về mặt chuyên môn mỹ thuật để công trình đạt chất lượng thẩm mỹ và nội dung tư tưởng tốt. Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh/thành kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành thống nhất chủ trương hạn chế tối đa việc xây dựng tượng đài, biểu tượng không cần thiết để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực.

Câu 2. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ sớm tham mưu Chính phủ Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được quy định tại Luật Du lịch năm 2017

Trả lời: Tại Công văn số 5776/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Triển khai thực hiện Luật Du lịch năm 2017, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Ngày 12/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ, phát triển du lịch.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu Chính phủ bổ sung Ngành du lịch vào danh mục các ngành, nghề được ưu đãi đầu tư được quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Trả lời: Tại Công văn số 5776/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Đề nghị của cử tri về việc bổ sung ngành du lịch vào danh mục các ngành, nghề được ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ là hoàn toàn chính đáng. Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định giải pháp hoàn thiện về thể chế, chính sách đối với ngành du lịch như sau: “Về đầu tư, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch”. Luật Du lịch năm 2017 cũng đã quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư” (Khoản 2 Điều 5) để làm căn cứ xem xét, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành du lịch, ngày 02/11/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 5003/BVHTTDL-KHTC về việc tổng kết thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp), trong đó đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ sung ngành du lịch vào Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư; xem xét bổ sung vào Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ những ngành nghề ưu đãi đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch sau: Đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch cấp tỉnh; đầu tư xây dựng điểm du lịch; đầu tư các loại hình du lịch chuyên đề; đầu tư các loại hình du lịch sinh thái.

Câu 4. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác (có sử dụng hung khí như dao tự chế) được quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; hành vi phát tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội quy định tại Điều 61 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 của Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017, không quy định hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Đề nghị bổ sung hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi này, tránh trường hợp người vi phạm tiếp tục sử dụng để vi phạm

Trả lời: Tại Công văn số 5792/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

- Về đề nghị bổ sung hình thức phạt bổ sung trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình (hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác): Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 do Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham gia ý kiến về nội dung trên theo thẩm quyền khi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung.

- Về đề nghị bổ sung hình thức phạt bổ sung trong lĩnh vực văn hóa (hành vi phát tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội): Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và sẽ nghiên cứu, tiếp thu các nội dung liên quan đến hành vi phát tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

 Câu 5. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch; đi đôi với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty du lịch, nhất là chấn chỉnh tình trạng việc hướng dẫn viên du lịch tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật về lịch sử, đất nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả công tác gia đình để tạo nền tảng đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống

Trả lời: Tại Công văn số  5777/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:

1. Về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan và địa phương trong triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện tốt từ việc xây dựng kế hoạch đến việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là việc phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trọng điểm phát triển du lịch như: Quảng Ninh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam nổi bật trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng số lượng và chất lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để nâng cao hình ảnh của các điểm đến du lịch, trong năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong nước và nước ngoài tổ chức thường kỳ các hoạt động xúc tiến quảng bá (như tham gia các hội chợ quốc tế, tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại các thị trường khu vực và thế giới. Trong nước, Tổng cục Du lịch thường xuyên tổ chức các chương trình khảo sát kết hợp tổ chức tọa đàm phát triển sản phẩm du lịch các địa phương (từ năm 2017 đến nay: tổ chức các đoàn khảo sát tại các tỉnh Đông Bắc-Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long…, tổ chức khảo sát và tọa đàm phát triển du lịch nông nghiệp), giúp chính quyền và doanh nghiệp ở địa phương kết nối và hợp tác với các trung tâm du lịch và các doanh nghiệp lữ hành gửi khách lớn của cả nước.

2. Về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty du lịch, nhất là chấn chỉnh tình trạng việc hướng dẫn viên du lịch tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật về lịch sử, đất nước Việt Nam

Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch:

- Đã ban hành Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

- Đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch ban hành Công văn số 798/TCDL-LH ngày 01/8/2016 yêu cầu các địa phương trên cả nước tăng cường quản lý các thị trường du lịch trọng điểm, trong đó có thị trường khách Trung Quốc; Công văn số 111/TCDL-LH ngày 09/02/2017 về sử dụng phiên dịch hỗ trợ hướng dẫn viên trong công tác giới thiệu và phục vụ khách theo chương trình du lịch; đồng thời ban hành Kế hoạch số 1036/KH-BVHTTDL ngày 15/3/2017 triển khai đồng loạt trên cả nước kế hoạch tăng cường công tác quản lý chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Tại một số địa phương trọng điểm tập trung nhiều khách du lịch Trung Quốc như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc (Kiên Giang)… có hiện tượng một số doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và đối tác Trung Quốc sử dụng người Trung Quốc để tham gia hỗ trợ cho các đoàn khách Trung Quốc trong thời gian tham quan du lịch tại Việt Nam. Các đối tượng Trung Quốc này đã lợi dụng việc hỗ trợ khách để núp bóng hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên trái phép tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội và có những lời giải thích, thông tin sai lệch về văn hóa, lịch sử, chủ quyền biển đảo của nước ta (cụ thể ở Tp. Đà Nẵng). Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để đề ra biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến; đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý tour du lịch giá rẻ, hướng dẫn các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt hướng dẫn viên du lịch, phối hợp với các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch tại các tỉnh/thành phố, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

Thanh tra Bộ đã phối hợp thanh tra chuyên ngành ở các địa phương: kiểm tra trên 120 công ty và chi nhánh công ty kinh doanh lữ hành quốc tế tại một số địa bàn du lịch trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang; đã xử lý và thu hồi 07 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tước 30 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, dừng hoạt động 143 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; phát hiện và lập biên bản, lập hồ sơ chuyển vụ việc có yếu tố nước ngoài cho cơ quan công an xử lý vi phạm, buộc xuất cảnh đối với 50 người nước ngoài hành nghề trái phép trong lĩnh vực du lịch. Đến nay tình trạng núp bóng để hoạt động kinh doanh lữ hành trái phép và việc sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch đã hạn chế và có chuyển biến tích cực. Hoạt động kinh doanh lữ hành đang từng bước đi vào ổn định.

3. Về nâng cao hiệu quả công tác gia đình để tạo nền tảng đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu với Đảng, Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng các chương trình nhằm giúp cho các gia đình, thành viên gia đình thực hiện chức năng của mình, xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Cụ thể:

- Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình (quy định về xây dựng và hướng dẫn nhân rộng các mô hình gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững).

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và 3 mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược); Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm, Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 (các đề án quy định về xây dựng gia đình hạnh phúc, công đồng hạnh phúc thông qua hoạt động tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và kỹ năng xây dựng hạnh phúc gia đình, về hoạt động yêu thương chia sẻ xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc).

- Đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BVHTTDL ngày 17/12/2013 quy định chi tiết hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cộng đồng; Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2017 ban hành thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, các Chương trình phối hợp liên ngành với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Nội dung tiêu chí ứng xử trong gia đình đặt vào 4 mối quan hệ cơ bản trong gia đình gồm mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ-con, ông bà-cháu và anh chị em. Bộ đã có văn bản đề nghị các tổ chức đoàn thể, UBND các tỉnh/thành phối hợp chỉ đạo thực hiện).

Hiện nay, 100% các tỉnh/thành đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chiến lược gia đình, nhiều địa phương Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố ban hành nghị quyết về công tác gia đình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược, các đề án, văn bản nêu trên. 100% các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung nhằm vận động nhân dân giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nội dung công tác truyền thông hết sức sinh động và giàu tính văn hóa đã thu hút lượng lớn người xem. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 chủ đề Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương, Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 chủ đề Yêu thương và chia sẻ hàng năm được tổ chức đều đặn và đây là dịp cao điểm thực hiện các hoạt động truyền thông tích cực cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình và công tác gia đình. Nhận thức của người dân về xây dựng gia đình hạnh phúc được nâng cao hơn và có nhiều hành động thiết thực để xây dựng gia đình hạnh phúc. Số lượng bạo lực gia đình có chiều hướng năm sau giảm hơn năm trước: Năm 2011: cả nước có 45.264 vụ,  năm 2012: 40.973 vụ, năm 2013: 29.289 vụ, năm 2014: 21.848 vụ, năm 2015: 19.274 vụ, năm 2016: 14.790 vụ, năm 2017: 13.221 vụ.

 Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về gia đình: Kiến nghị sửa đổi Luật phòng, chống bạo lực gia đình, chuẩn bị tổng kết việc thực hiện Chiến lược gia đình giai đoạn 2010-2020 và xây dựng Chiến lược gia đình giai đoạn 2020-2030. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động: Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân dịp Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đìnhViệt Nam 28/6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; tiếp tục xây dựng tài liệu mẫu phục vụ công tác tuyên truyền ở cơ sở, tích cực phối hợp với cơ quan báo chí liên quan xây dựng chuyên trang, chuyên mục về xây dựng gia đình hạnh phúc. Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, với các quy định cụ thể, phù hợp với từng địa phương, đối tượng. Phối hợp các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai thực hiện toàn diện các nội dung của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó chú trọng xây dựng gia đình văn hóa.

Câu 6. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đề nghị tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt; hỗ trợ nâng cấp, tu bổ cấp thiết di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như: Khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng Biên giới 1950. Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch như Khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, khu du lịch sinh thái Phia Oắc- Phia Đén, huyện Nguyên Bình; khu du lịch sinh thái Hồ Thăng Hen, huyện Trà Lĩnh...

Trả lời: Tại Công văn số  5778/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

 - Việc bố trí vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

Ngày 14/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; ngày 26/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 936/QĐ-TTg phê quyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ các quyết định và nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, ngày 12/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 3618/BVHTTDL-KHTC về việc đăng ký kế hoạch 2017 và giai đoạn 2016 - 2020 Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch 2016 - 2020 Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.

Đối với tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở đề xuất của Tỉnh, trong các năm từ 2016 - 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo một số di tích quốc gia với số kinh phí là: 2,9 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2017: Khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến dịch Biên giới năm 1950 (500 triệu đồng), Hang Kéo Quảng (500 triệu đồng); năm 2018: Khu di tích lịch sử Đông Khê (500 triệu đồng), Khu di tích Pắc Bó (500 triệu đồng); năm 2019: Lán Khuổi Nặm (900 triệu đồng). Năm 2020 và những năm tiếp theo, thông qua Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Cao Bằng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí sự nghiệp để tu bổ, tôn tạo một số di tích quốc gia đang bị xuống cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó có Khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến thắng Biên giới 1950. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cần nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích bằng ngân sách của địa phương và huy động nguồn xã hội hóa.

- Việc đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch

Ngày 23/11/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1861/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, tổng kinh phí cả giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Chương trình là 30.664,551 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 35.000 tỷ đồng), trong đó: Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương: 3.802,551 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 8.138 tỷ đồng); vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 3.662 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác: 22.200 tỷ đồng.

Việc đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch như đề nghị của Tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ rà soát, tổng hợp để đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng theo Quyết định số 1861/QĐ-TTg ngày 23/11/2017, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Câu 7 . Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:  Đề nghị tiếp tục quan tâm cân đối cấp kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh như sau:

- Lập quy hoạch, đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị Khu di tích lịch sử cách mạng Lam Sơn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

- Quan tâm, nghiên cứu, cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng Bảo tàng tỉnh Cao Bằng.

- Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2021 để hỗ trợ kinh phí xây dựng Khu liên hợp thể thao của tỉnh Cao Bằng.

- Dự án Đầu tư Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình); Dự án đầu tư tôn tạo khu vực Nhà Đỏ và đầu tư cơ sở hạ tầng trung tâm Phia Đén; Dự án Phục dựng, tôn tạo và đầu tư xây dựng Khu nhà ở của Pháp và miếu thờ (huyện Nguyên Bình);

- Dự án đầu tư khai thác khu du lịch Động Dơi (danh thắng quốc gia), xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang;

- Dự án đầu tư Khu du lịch Động Ngườm Pục, xã Lê Lợi, huyện Thạch An.

- Tiếp tục triển khai các Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Hồ Thăng Hen, huyện Trà Lĩnh.

- Dự án đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Giộc Đâu, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh;

- Đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm Mắt Thần núi, hồ Nặm Chá, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh

Trả lời: Tại Công văn số 5778/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018 

- Việc lập quy hoạch, đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử cách mạng Lam Sơn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Di tích lịch sử cách mạng Lam Sơn (huyện Hòa An) đã được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 188-VH/QĐ ngày 13/02/1995 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có ý kiến đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng bảo tồn của di tích, lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích triển khai lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo đối với di tích lịch sử cách mạng Lam Sơn để bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.

- Việc quan tâm nghiên cứu, cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng Bảo tàng tỉnh Cao Bằng

Theo Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 156/2006/QĐ/TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ), Cao Bằng là một trong số những địa phương chưa có bảo tàng được thực hiện dự án xây dựng bảo tàng trong giai đoạn này. Ngày 12/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 102/BVHTTDL-DSVH về việc thỏa thuận quy mô Dự án Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó, ngày 15/3/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã có Quyết định số 339/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương khái quát nội dung trưng bày Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Hiện tại, tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng tỉnh theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan. Trong quá trình triển khai lập và thực hiện các dự án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp có ý kiến về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Về đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2021 hỗ trợ kinh phí xây dựng Khu liên hợp thể thao của tỉnh Cao Bằng

Ngày 30 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1752/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đối với tỉnh Cao Bằng được xây dựng Trung tâm Thể thao hoặc Khu Liên hợp thể thao của tỉnh với quy mô 15-20 ha từ nguồn ngân sách của địa phương. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao như đề xuất của cử tri tỉnh Cao Bằng là cần thiết, phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần cho các địa phương tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp tỉnh Cao Bằng phải xin ngân sách Trung ương hỗ trợ để xây dựng Khu Liên hợp thể thao của tỉnh, Tỉnh cần lập dự án đầu tư gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, đồng thời gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, có ý kiến thỏa thuận. Trong quá trình triển khai lập và thực hiện các dự án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp, có ý kiến về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Về các dự án đầu tư khu du lịch

Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng chuyển kiến nghị của cử tri đến Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xem xét theo thẩm quyền để đưa vào Danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh Cao Bằng để xúc tiến đầu tư. Trong quá trình triển khai lập và thực hiện các dự án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp để có ý kiến về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Qua tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nhận thấy để có đầy đủ cơ sở thực thi có hiệu quả luật này, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, hướng dẫn quy định của pháp luật theo hướng làm rõ khái niệm và quy định cụ thể về các hành vi như: Bạo lực thân thể; bạo lực về tình dục; bạo lực về tinh thần; bạo lực về mặt xã hội; bạo lực về kinh tế…

Trả lời: Tại Công văn số  5779/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Sau 10 năm thi hành, Luật Phòng chống, bạo lực gia đình đã bộc lộ một số bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính thực thi của pháp luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành rà soát, đánh giá khách quan, toàn diện các điều khoản của Luật, trong đó, Bộ ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu đưa vào nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống, bạo lực gia đình.

Câu 9. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, chúng ta đang hướng đến một thị trường khách du lịch đa dạng, bên cạnh nguồn khách đến từ các thị trường truyền thống châu Âu, châu Á, cần quan tâm mở rồng các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập, Bắc Mỹ… Vì vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực cho ngành du lịch là rất lớn. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đầu tư, nâng cấp trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng thành trường Đại học Du lịch Hải Phòng, tiến tới phát triển trở thành cơ sở đào tạo trọng điểm nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Trả lời: Tại Công văn số  5780/BVHTTDL-VP  ngày 24/12/2018

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, rất cần thiết phải có nhân lực du lịch được đào tạo đúng ngành du lịch ở trình độ từ đại học trở lên. Vì thế, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực, tích cực có ý kiến phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đơn vị chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó ngành du lịch được đứng thành ngành đào tạo độc lập mà không nằm trong ngành kinh tế (kinh tế du lịch) hoặc thương mại (quản trị kinh doanh du lịch). Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Danh mục ngành đào tạo cấp IV, cụ thể, ngành du lịch đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ làm cơ sở cho việc mở mã ngành đào tạo du lịch ở trình độ từ đại học trở lên, đây chính là căn cứ pháp lý và thực tiễn cơ bản cho việc thành lập Trường Đại học đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực du lịch. Do đó, việc thành lập trường Đại học Du lịch là rất phù hợp với quan điểm và mục tiêu chiến lược của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với nguồn nhân lực du lịch.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung các điều kiện để phấn đấu ít nhất thành lập được 01 cơ sở đào tạo đại học về du lịch. Tuy nhiên, việc thành lập, nâng cấp các cơ sở đào tạo phụ thuộc Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với khối giáo dục đại học, gồm các trường khối đại học và cao đẳng sư phạm) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với khối giáo dục nghề nghiệp, gồm các trường cao đẳng, trung cấp) - 02 cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới các trường theo các khối nêu trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương, cơ quan chủ quản căn cứ các quy định để xin chủ trương, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến hành đầu tư, thành lập, nâng cấp trường.

Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng là một trong 8 trường đào tạo có chất lượng cao về các nghề du lịch trên cả nước, một số nghề được chọn đào tạo trọng điểm quốc tế. Hiện tại, Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung đầu tư thành cơ sở đào tạo chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”. Ngoài ra, Trường cũng được quan tâm, đầu tư các ngành, nghề trọng điểm quốc gia và quốc tế theo Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian tới, căn cứ từ thực tiễn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các văn bản hướng dẫn có liên quan về điều kiện nâng cấp, thành lập trường Đại học, căn cứ Quy hoạch mạng lưới các trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng theo chuẩn của trường Đại học.

Câu 10. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Luật Du lịch năm 2017 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo vẫn chưa được ban hành mới. Đề nghị Bộ sớm trình hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện

Trả lời: Tại Công văn số 5781/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Thực hiện Chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trình Chính phủ đúng quy trình và thời hạn được giao. 

Tuy nhiên, hiện nay các dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (trong đó có Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch) gặp vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân và lực lượng Quản lý thị trường (vì các chức danh này chưa được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Ngày 17/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Trong khi chưa sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị báo cáo của Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh theo mô hình Tổng cục Quản lý thị trường” (Thông báo số 248/TB-VPCP 17/7/2018 của Văn phòng Chính phủ).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, hoàn thiện các nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an và Quản lý thị trường và đến nay đã trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Câu 11. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri Kiên Giang cho rằng, Luật Du lịch và Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch đã có hiệu lực từ ngày 01/02/2018, tuy nhiên, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo chưa có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới nêu trên để đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Do đó, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm sửa đổi và ban hành để địa phương dễ thực hiện

Trả lời: Tại Công văn số 5782/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Thực hiện Chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trình Chính phủ đúng quy trình và thời hạn được giao. 

Tuy nhiên, hiện nay các dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (trong đó có Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch) gặp vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân và lực lượng Quản lý thị trường (vì các chức danh này chưa được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Ngày 17/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Trong khi chưa sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị báo cáo của Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh theo mô hình Tổng cục Quản lý thị trường” (Thông báo số 248/TB-VPCP 17/7/2018 của Văn phòng Chính phủ).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, hoàn thiện các nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an và Quản lý thị trường và đến nay đã trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Câu 12. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về mức xử phạt tiền đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình “từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng”. Tuy nhiên, nội dung quy định trên chưa nêu rõ mức độ lăng mạ, chửi bới thành viên trong gia đình như thế nào thì sẽ bị xử lý, ngoài ra để có căn cứ xử phạt cần có các bằng chứng, có người tố giác hoặc cơ quan chức năng phát hiện. Trên thực tế, mức phạt quy định như trên khó áp dụng trong việc xác định mức độ hành vi và không có ý nghĩa trong việc răn đe, giáo dục đối với người có hành vi vi phạm khi người đó có điều kiện về kinh tế. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, biện pháp xử phạt này có thể khiến hành vi bạo lực nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn. Đề nghị Bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu đồng thời hình phạt tiền, cần bổ sung hình phạt “lao động công ích tại địa phương” nhằm tạo hiệu quả về tiếng nói dư luận và nâng cao tính răn đe, giáo dục người có hành vi vi phạm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình

Trả lời: Tại Công văn số 5784/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 do Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham gia ý kiến về nội dung trên theo thẩm quyền khi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung.

Câu 13. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc phải có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế quy định như trên chưa thực sự bảo vệ nạn nhân tránh được những hành vi bạo lực nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra. Vì vậy, đối với những trường hợp nguy hiểm đến thân thể và tính mạng của nạn nhân bị bạo lực gia đinh, đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 20 theo hướng như sau: Khi nhận được tin báo bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng ngay việc cấm tiếp xúc và các biện pháp khác bảo đảm an toàn cho nạn nhân

Trả lời: Tại Công văn số 5784/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Sau 10 năm thi hành, Luật Phòng chống, bạo lực gia đình đã bộc lộ một số bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính thực thi của pháp luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành rà soát, đánh giá khách quan, toàn diện các điều khoản của Luật, trong đó, Bộ ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu đưa vào nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống, bạo lực gia đình.

Câu 14. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nhận được kiến nghị của 13 hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, thu hồi đất tại Dự án xây dựng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt (tại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Đề nghị Bộ VHTTDL chỉ đạo, xử lý dứt điểm về kinh phí, đền bù, giải tỏa đất hoa màu cho 13 hộ dân thuộc dự án Trường Cao đẳng du lịch Lâm Đồng, tránh trường hợp khiếu nại kéo dài, trở thành điểm nóng tại địa phương

Trả lời: Tại Công văn số 5783/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

 Dự án Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt (do Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt làm chủ đầu tư) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 4621/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2008. Trong đó, có phần kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân do thu hồi đất để thực hiện Dự án đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận theo yêu cầu của chủ đầu tư trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (Từ năm 2010 đến năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt đã ban hành 14 Quyết định điều chỉnh, bổ sung chi phí đền bù hỗ trợ cho các hộ dân).

Năm 2016, Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt đã bàn giao đưa vào sử dụng và hoàn thành thủ tục phê duyệt quyết toán.

Đến ngày 11/12/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt có Quyết định số 4718/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung chi phí bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất đối với 13 hộ gia đình, cá nhân với số tiền 3.852.870.000 đồng. Các hộ dân này không nằm trong đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của dự án đã phê duyệt năm 2008. Các hộ dân trên phát sinh việc giải phóng mặt bằng do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở đập tràn gây ngập úng hoa màu của các hộ dân.

Do vậy, nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng để làm rõ trách nhiệm việc hỗ trợ đền bù cho các hộ dân. Đồng thời, để có cơ sở bố trí kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho 13 hộ dân nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang bổ sung thực hiện các thủ tục phương án xử lý kinh phí bồi thường, hỗ trợ đền bù cho các hộ dân vào giai đoạn 2 của dự án Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt theo quy định hiện hành.

Câu 15. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác các di tích lịch sử, văn hóa đã được công nhận

Trả lời: Tại Công văn số  5785/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Ở thời điểm hiện nay, đã có trên 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) đã được kiểm kê; trong đó có gần 10.000 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; 3.466 xếp hạng di tích quốc gia; 95 di tích quốc gia đặc biệt, 08 Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh.

Theo thống kê, năm 2017, khách du lịch quốc tế, trong nước tới tham quan các khu di sản ở Việt Nam tăng mạnh với doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp lên đến hàng nghìn tỷ đồng ([1]).

Do có sức thu hút du lịch rất lớn, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư khai thác, phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ tại di tích. Để khuyến khích doanh nghiệp đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính về di sản văn hóa, tập trung nghiên cứu đánh giá những vấn đề đặt ra sau hơn 10 năm thực hiện Luật di sản văn hóa, để kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết, theo hướng: Quy định trách nhiệm đóng góp kinh phí của doanh nghiệp có hoạt động du lịch tại các khu di sản đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường tại các khu di sản thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Bộ Tài chính nghiên cứu, kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét, bổ sung vào các quy định của pháp luật về thuế quy định về việc miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp có đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (được tính vào chi phí sản xuất).

Khi được Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những quy định về vấn đề này, đồng thời, kiến nghị với các cơ quan liên quan quy định chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp có đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Câu 16. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:Hiện nay, các cơ quan nhà nước tổ chức quá nhiều cuộc thi, hội thi; nhiều cuộc thi, hội thi mang tính hình thức, không có ý nghĩa, thí sinh dự thi phải thuê từ các đơn vị chuyên nghiệp, gây tốn kém thời gian, kinh phí của nhà nước, đề nghị có giải pháp chấn chỉnh tình trạng trên  

Trả lời: Tại Công văn số  5786/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Việc tổ chức các cuộc thi, hội thi (văn nghệ, thể thao) đã được quy định tại các văn bản:

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP 15/03/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP.

- Thông tư số 09/2016/TT-BVHTTDL ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng.

- Thông tư số 09/2012/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng.

Trong những năm qua, việc tổ chức các cuộc thi, hội thi được tổ chức chủ yếu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, của các vùng miền trên cả nước, giáo dục chính trị tư tưởng, lịch sử, truyền thống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, góp phần củng cố và bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Việc tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp được triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ và Đề án tổ chức Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp giai đoạn 2013-2020 ban hành theo Quyết định số 285/QĐ-BVHTTDL ngày 17/01/2013) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hoạt động văn nghệ quần chúng đã được chú trọng hướng tới cơ sở, vùng sâu, vùng xa, nòng cốt tham gia các hoạt động là lực lượng diễn viên đến từ các tổ, đội tuyên truyền lưu động, văn nghệ quần chúng của các Trung tâm Văn hóa các cấp; một số liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật truyền thống có đối tượng là nghệ nhân.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện các nhiệm vụ:

- Quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong việc tổ chức các cuộc thi, hội thi, liên hoan.

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu đổi mới về cách thức tổ chức các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn trong đó chú trọng đề cao văn hóa truyền thống của địa phương, huy động lực lượng tham gia các hoạt động văn hóa bằng chính các hạt nhân ở cơ sở, cụ thể là các diễn viên không chuyên đang sinh sống và hoạt động tại cơ sở, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để nâng cao chất lượng các hoạt động hội thi, liên hoan, hội diễn.

- Tăng cường truyền thông, quảng bá các cuộc thi, liên hoan nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia sự nghiệp phát triển hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đưa các vở diễn, chương trình nghệ thuật dàn dựng công phu, đạt giải cao được công diễn phục vụ khán giả, đặc biệt là khán giả tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức các cuộc thi, hội thi, liên hoan và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Câu 17. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về xây dựng tiêu chuẩn, quy chế thi và quản lý người đạt các danh hiệu trong các cuộc thi sắc đẹp: Thời gian qua, một số vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến các người mẫu, hoa hậu, á hậu của các cuộc thi sắc đẹp (như: môi giới mại dâm, bán dâm, có lối sống không lành mạnh, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với vị trí, danh hiệu đạt được...) đã tác động rất lớn đến đạo đức xã hội; gây phản cảm về lối sống thực dụng, xa hoa; ảnh hưởng không tốt đến thuần phong, mỹ tục, nhất là hình ảnh cao đẹp của người Phụ nữ Việt Nam. Cử tri đề nghị nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành rà soát, kiểm tra lại việc xây dựng quy định, thể lệ, tiêu chuẩn của các cuộc thi sắc đẹp và quy chế quản lý, hoạt động của các người đẹp đạt giải để đảm bảo chọn được người có trí tuệ, nhan sắc, đạo đức, có trách nhiệm với bản thân, xã hội và phát huy các truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam

Trả lời: Tại Công văn số 5787/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP. Trong quá trình lấy ý kiến góp ý, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đều đánh giá chính sách quản lý hoạt động thi người đẹp, người mẫu là nhạy cảm, phức tạp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo trước khi xây dựng quy định pháp luật.

Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu, điều chỉnh các quy định về quản lý hoạt động thi người đẹp cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước theo hướng: Tăng cường sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương; quy định kiểm soát chặt chẽ điều kiện đối với việc tổ chức các cuộc thi người đẹp ngay từ giai đoạn trước khi cấp giấy phép; quy định nội dung cụ thể về thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu (đặc biệt là năng lực tổ chức, ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị đề nghị, điều kiện đáp ứng của địa phương…); quy định mẫu quy chế tổ chức cuộc thi để hướng dẫn đơn vị tổ chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó, quy định cụ thể nội dung về trách nhiệm của thí sinh dự thi, thí sinh đạt giải và cơ chế xử lý thí sinh vi phạm… Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sẽ trình Chính phủ vào năm 2019.

Câu 18. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Hoạt động du lịch có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng tác động rất lớn đến các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế, an ninh, trật tự… Đặc biệt, tác động rất lớn đến hình ảnh, thương hiệu du lịch của quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn còn nhiều nơi, điểm du lịch xảy ra những hình ảnh, hoạt động không tốt, như: chèo kéo, “chặt chém” du khách; xả rác thải gây ô nhiễm môi trường; du khách gây mất trật tự, an ninh; hướng dẫn viên nước ngoài thực hiện hướng dẫn “chui”, không đảm bảo tiêu chuẩn,... đã gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dịch vụ, nhất là những giới thiệu, thuyết minh sai lệch về lịch sử, văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa và an ninh, trật tự. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định mới của Luật Du lịch năm 2017, nhất là kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch (quy định tại Điều 9 của Luật Du lịch năm 2017)

Trả lời: Tại Công văn số 5787/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Để chấn chỉnh và nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1036/KH-BVHTTDL ngày 15/3/2017 về việc tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch và Kế hoạch số 1037/KH-BVHTTDL ngày 15/3/2017 về việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện đồng bộ các kế hoạch trên cả nước và đã đạt được những kết quả tích cực về hình ảnh điểm đến.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn tại điểm đến, các địa phương và doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn viên tại điểm, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ([2]).

Trong quá trình thực tiễn quản lý, thanh kiểm tra hoạt động du lịch tại các địa phương, đã phát hiện một số trường hợp người nước ngoài hành nghề hướng dẫn du lịch trái pháp luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chỉ đạo kịp thời với những nội dung cụ thể như sau:

- Tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động hướng dẫn du lịch trên toàn quốc, thu hồi thẻ đối với hướng dẫn viên có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Du lịch và pháp luật có liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan công an, an ninh để giám sát và buộc xuất cảnh đối với các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam hành nghề hướng dẫn trái phép.

- Sử dụng công nghệ hiện đại để in thẻ từ có vân chống giả để ngăn chặn việc in thẻ giả; thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý hướng dẫn viên giả mạo; in mã QR trên thẻ hướng dẫn viên để khách du lịch chủ động kiểm tra hướng dẫn viên được cấp thẻ.

- Công khai danh sách hướng dẫn viên được cấp thẻ trên trang web: huongdanvien.vn để khuyến nghị khách du lịch và doanh nghiệp lữ hành sử dụng người có đủ năng lực phục vụ khách du lịch.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật Du lịch 2017, phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể:

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai Luật Du lịch và các giải pháp quản lý điểm đến du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý khu du lịch, điểm du lịch trong việc quản lý hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch như Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội hướng dẫn viên, Câu lạc bộ hướng dẫn viên miền Trung… hướng dẫn đánh giá, xếp hạng hướng dẫn viên, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên.

- Áp dụng công nghệ cao để hỗ trợ khách du lịch tiếp cận thông tin điểm đến qua thiết bị di động cầm tay.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn viên, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội cùng tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm.

- Tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm, bổ sung các hành vi vi phạm những điều cấm của Luật Du lịch liên quan đến việc thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, phân biệt đối xử với khách du lịch vào dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Câu 19. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Cử tri phản ánh việc tổ chức hoạt động chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và các vùng nông thôn khác hiện nay không còn phù hợp, hiệu quả không cao. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đánh giá lại hiệu quả của chính sách này để điều chỉnh phù hợp

Trả lời: Tại Công văn số  5788/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Hiện nay, cả nước có 271 đội chiếu bóng lưu động thuộc các Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động chiếu phim lưu động tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong nhiều năm qua luôn được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cao. Các đội chiếu phim lưu động thuộc các Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Công ty Điện ảnh luôn là lực lượng xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, không chỉ chiếu phim phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân mà còn thông qua các buổi chiếu lưu động lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng mô hình kinh tế gia đình, xây dựng thôn bản văn hóa…

Về hoạt động chiếu phim lưu động tại tỉnh Thái Nguyên: Theo báo cáo của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Thái Nguyên, hoạt động chiếu phim lưu động, chiếu phim phục vụ đối tượng chính sách theo Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa” và chiếu phục vụ nhiệm vụ chính trị tại rạp đã đạt được 1.140 buổi chiếu. Trong đó, có 990 buổi chiếu phim phục vụ 99 xã khó khăn, an toàn khu (ATK), xã đặc biệt khó khăn tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; 120 buổi chiếu phim phục vụ đối tượng chính sách (là những người có công với cách mạng); 30 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị tại rạp (Kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước).

Tuy nhiên, còn một số điểm chiếu chưa thu hút đông khán giả tới xem, do mật độ dân cư thưa, số lượng người xem chỉ đạt khoảng 60 - 70 lượt/buổi/điểm chiếu; cá biệt có nơi chỉ đạt 20 - 30 lượt/buổi/điểm chiếu.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên rà soát, điều chỉnh để công tác chiếu phim lưu động đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Câu 20. Cử tri tỉnh kiến nghị: Khoản 3 Điều 13 Chương I Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”. Bài Tiến quân ca có 2 lời, nhưng hiện nay việc hát Quốc ca trong các nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca hầu hết chỉ thấy hát lời một. Cử tri đề nghị cần có hướng dẫn, quy định cụ thể việc hát Quốc ca cả lời hai của bài Tiến quân ca, đảm bảo tính thiêng liêng và thực hiện thống nhất, theo đúng tinh thần Hiến pháp đã quy định về Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời: Tại Công văn số 5788/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Quốc ca được quy định tại Khoản 3 Điều 13 Chương I Hiến pháp năm 2013 như sau: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”. Quy định này được kế thừa và thống nhất từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1976, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Việc hát cả hai lời hay một lời Quốc ca tùy thuộc vào bối cảnh, không gian, thời điểm và nội dung của sự kiện, song vẫn đảm bảo tính thiêng liêng và phù hợp với thông lệ quốc tế đối với các sự kiện ngoại giao, có tính quốc tế. Từ năm 1956, Nhà nước đã quy định: “Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1, khi bế mạc hát đoạn 2” (Văn bản số 975-TTg ngày 21/7/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về sử dụng Quốc ca). Nhằm thống nhất việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, căn cứ vào các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 02/10/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh để các địa phương thực hiện.

Câu 21. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:Kiến nghị tăng cường chỉ đạo các Đài Phát thanh - Truyền hình của các địa phương thực hiện chiếu các phim tài liệu, phim Việt Nam vào các ngày lễ lớn trong năm như 30/4, 1/5, 19/5, 27/7, 2/9 để ôn lại truyền thống, kỷ niệm lịch sử, hạn chế hoặc không chiếu phim nước ngoài vào các dịp này  

Trả lời: Tại Công văn số  5789/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Hàng năm, căn cứ các nhiệm vụ chính trị và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tổ chức các Đợt phim, Tuần phim kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước; cung cấp, in ấn các phim truyện, tài liệu, hoạt hình… tới tất cả Công ty Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phục vụ nhân dân.

Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng có văn bản đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình các địa phương tăng cường chiếu phim truyện, tài liệu do Việt Nam sản xuất trong các ngày lễ trọng đại của đất nước.

Câu 22. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị xem xét hỗ trợ một phần ngân sách để tỉnh Trà Vinh có điều kiện bảo tồn và phát huy các khu di tích cấp quốc gia. Đồng thời xây dựng mới và nâng cấp các khu vui chơi, giải trí phục vụ tinh thần cho nhân dân

Trả lời: Tại Công văn số 5790/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Ngày 14/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; ngày 26/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 936/QĐ-TTg phê quyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ Quyết định và Nghị quyết của Chính phủ, ngày 12/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 3618/BVHTTDL-KHTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch 2016 - 2020 Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.

Đối với tỉnh Trà Vinh, trong giai đoạn 2011 - 2015, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã ưu tiên hỗ trợ tu bổ tôn tạo các di tích trên địa bàn tỉnh như: Chùa Âng, Chùa Ba Si. Trên cơ sở đề xuất của tỉnh Trà Vinh, trong các năm từ 2016 - 2019, Bộ đã hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo một số di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với số kinh phí là: 3,2 tỷ đồng, cụ thể năm 2016 - 2017: Đền thờ Bác Hồ (1,4 tỷ đồng); năm 2018 - 2019: Chùa Ba Si (Ry - Se Va Ra Ram: 1,3 tỷ đồng); năm 2019: Chùa Bodhisalaraja (chùa Kom Pong: 500 triệu đồng). Trong năm tiếp theo 2020, thông qua Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Trà Vinh, Bộ sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí sự nghiệp để tu bổ, tôn tạo một số di tích quốc gia đang bị xuống cấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cần nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích bằng ngân sách của địa phương và huy động nguồn xã hội hóa.

Giai đoạn từ năm 2000 - 2015, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ đã hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Trà Vinh bổ sung trang thiết bị và thiết chế văn hóa cơ sở (trong đó bao gồm các thiết chế văn hóa có chức năng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân) với tổng mức ngân sách đề xuất là 8,258 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ đã đề xuất hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Trà Vinh từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, để tỉnh xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở. Việc phân bổ kinh phi thực hiện là do địa phương chủ động phân bổ sau khi được hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

Về việc xây dựng mới và nâng cấp các khu vui chơi giải trí không thuộc  dự án của Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020. Do vậy, đề nghị địa phương chủ động bố trí kinh phí và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện; Bộ sẽ phối hợp để có ý kiến về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Câu 23. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung nâng tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ấp văn hóa theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”; “Làng văn hóa”; “Ấp văn hóa”; “Bản văn hóa”; “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Hiện nay các tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa” theo thông tư còn thấp

Trả lời: Tại Công văn số 5790/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và bãi bỏ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011. Nghị định mới đã quy định cụ thể tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đạt các danh hiệu văn hóa.

Câu 24. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri thị xã Nghĩa Lộ đề nghị phê duyệt bổ sung thị xã Nghĩa Lộ vào mạng lưới quy hoạch các điểm du lịch quốc gia; đồng thời bổ sung chính sách hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong công tác quảng bá về các giá trị văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng đất Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ với du khách trong và ngoài nước nhằm tạo sự phát triển mạnh về du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Nghĩa Lộ và của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

Trả lời: Tại Công văn số 5791/BVHTTDL-VP ngày 24/12/2018

Về việc bổ sung thị xã Nghĩa Lộ vào mạng lưới quy hoạch các điểm du lịch quốc gia: Luật Du lịch năm 2017 không còn quy định về điểm du lịch cấp quốc gia, điểm du lịch cấp tỉnh nên việc bổ sung thị xã Nghĩa Lộ vào mạng lưới quy hoạch các điểm du lịch quốc gia không còn phù hợp. Do đó, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái hướng dẫn cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao cơ quan chức năng hướng dẫn các thủ tục, điều kiện công nhận điểm du lịch theo quy định tại các Điều 23, 24, 25 của Luật Du lịch năm 2017. Đối với các điều kiện để được công nhận là điểm du lịch đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Chương IV của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Hệ thống các điểm du lịch sẽ được rà soát và thể hiện trong các quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo phát huy giá trị tài nguyên du lịch, tạo sản phẩm hấp dẫn, thu hút các thị trường khách du lịch.

Về việc bổ sung chính sách hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong công tác quảng bá về các giá trị văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách trực tiếp liên quan đến phát triển du lịch như ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường hợp tác công - tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch. Nhà nước ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến”.

Việc quảng bá về các giá trị văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng đất Mường Lò - thị xã Nghĩa Lộ với du khách trong và ngoài nước là việc rất cần thiết để khách du lịch biết và đến trải nghiệm những vẻ đẹp về thiên nhiên, văn hóa và con người của vùng đất này. Tuy nhiên, do nội hàm về cơ chế chính sách cần hỗ trợ, phạm vi hỗ trợ... theo kiến nghị của cử tri chưa rõ. Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái hướng dẫn cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ xây dựng Đề án để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phối hợp trình cấp có thẩm quyền; trong đó, nêu bật những cơ chế chính sách cần thực hiện thuộc thẩm quyền của thị xã, của tỉnh và những cơ chế chính sách vượt thẩm quyền.

Hiện nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện một số đề án phát triển du lịch trong đó có đề xuất chính sách tập trung đầu tư ngân sách Nhà nước cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Hàng năm, ngành Du lịch được cấp kinh phí thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong nước và quốc tế, lồng ghép các nội dung quảng bá về du lịch của các địa phương phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường du lịch chung của cả nước trong đó có Yên Bái.

Câu 25. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng Tháp Chăm Yang Prong - di tích lịch sử cấp Quốc gia tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Trả lời: Tại Công văn số 906/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đề nghị của tỉnh Đắk Lắk, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ tu bổ tổng thể di tích tháp Yang Prong với số kinh phí: 10,780 tỷ đồng (Năm 2012: 05 tỷ đồng; Năm 2013: 3,680 tỷ đồng; Năm 2014: 600 triệu đồng; Năm 2016: 1,5 tỷ đồng). Đây là mức hỗ trợ khá cao so với các di tích khác trong cả nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng di tích tháp Yang Prong.

Câu 26. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo rà soát, khắc phục những hạn chế, bất cập của ngành du lịch để có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực cạnh tranh. Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch.

Trả lời: Tại Công văn số 905/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

1. Về việc đề nghị khắc phục những hạn chế, bất cập để có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch

Thời gian qua, ngành du lịch đã chủ động chỉ đạo triển khai Luật du lịch, các văn bản quy định thực hiện Luật và hướng dẫn thi hành Luật. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Triển khai thực hiện Quyết định số 4215/QĐ-BVHTTDL ngày 9/11/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP. Phổ biến, quán triệt và triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị tại một số địa phương là địa bàn du lịch trọng điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Lào Cai... Để nâng cao chất lượng  điểm đến, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1037/KH-BVHTTDL ngày 15/3/2017 về tăng cường công tác quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên và quản lý điểm đến và Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 02/3/2017 ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch; triển khai các kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm trong kinh doanh du lịch; đồng thời tích cực chỉ đạo các địa phương, phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là công tác quản lý môi trường du lịch. Tình trạng lừa đảo, bắt chẹt khách du lịch, xin ăn, bán hàng rong, chèo kéo khách dù đã giảm song vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là những địa bàn trọng điểm. Công tác vệ sinh môi trường du lịch tại nhiều trung tâm du lịch, khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Môi trường tự nhiên ở nhiều vùng cảnh quan đẹp, hấp dẫn bị hủy hoại, suy thoái. Tình trạng xả nước thải, chất thải, rác thải bừa bãi tại nhiều khu, điểm du lịch, các bãi biển vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh, thương hiệu và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam...

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Cả 02 chỉ thị này đều nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương và người đứng đầu chính quyền các cấp về quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ, môi trường, an ninh an toàn của khách du lịch tại địa phương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp xử lý tour giá rẻ, triển khai các kế hoạch kiểm tra chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch trên toàn quốc, trong năm 2017 và năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch phối hợp với các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm tra 98 công ty và chi nhánh công ty kinh doanh lữ hành quốc tế tại một số địa bàn du lịch trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng chỉ đạo các Sở quản lý du lịch đồng loạt triển khai các hoạt động chấn chỉnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ trên địa bàn. Kết quả đã xử lý và thu hồi 05 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tước 30 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, dừng hoạt động 143 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành và triển khai áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch; thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch và Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về lữ hành và hoạt động của hướng dẫn viên; triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong lĩnh vực du lịch; tiếp tục phát động chiến dịch nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và quản lý điểm đến du lịch trên toàn quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề của các doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên du lịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra ở các địa bàn có du lịch phát triển nóng để hướng các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ; tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan như ngoại giao, giao thông, thuế, an ninh… để có chính sách tạo điều kiện, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

 2. Về đề nghị tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch

Việc kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ và kiểm soát phương tiện phục vụ khách du lịch thuộc chức năng quản lý của nhiều Bộ, ngành liên quan như: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực cạnh tranh, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cũng như các yếu tố lâu dài tác động đến phát triển bền vững, cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, tăng cường phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan xử lý nghiêm minh các vi phạm; đề cao vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác quản lý nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong phát triển du lịch.

- Tăng cường thông tin, công khai minh bạch giá cả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch tương ứng; thông báo rộng rãi kết quả kiểm tra, danh sách các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định để cộng đồng cùng tham gia giám sát với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương các cấp.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành Công Thương, Tài chính, Ngân hàng, Công an... và các địa phương, đặc biệt là các địa bàn du lịch trọng điểm kiên quyết xử lý tình trạng kinh doanh không phép, núp bóng, mang tính chất lừa đảo, vi phạm quy định pháp luật về thanh toán, sử dụng ngoại hối...; huy động sự tham gia của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị trong việc vận động và giám sát các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch.

- Chủ động rà soát, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật phù hợp với nhu cầu thực tiễn cần quản lý trong phát triển du lịch, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch tới nhiều thị trường nhằm thu hút khách, đồng thời minh bạch các thông tin về quảng cáo, giá và sản phẩm tương ứng, kết quả bình chọn, đánh giá uy tín kinh doanh cùng với tình hình xử lý vi phạm để cộng đồng đánh giá, lựa chọn dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp.

Câu 27. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Nam Trực có di tích Cầu Ngói - Phủ Bà được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2012. Tuy nhiên đến nay công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ. Cử tri kiến nghị quan tâm, tổ chức khảo sát và có phương án trùng tu, tôn tạo để bảo tồn di tích.

Trả lời: Tại Công văn số 907/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

Thông qua Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Nam Định, trong kế hoạch năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ 200 triệu đồng để chống xuống cấp di tích Cầu Ngói và Phủ Bà (Công văn số 5593/BVHTTDL-KHTC ngày 12/12/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định nghiên cứu, xem xét bố trí thêm kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích Cầu Ngói và Phủ Bà.

Câu 28. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra nhiều trong phạm vi cả nước. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ngoài thành phần tham gia là nữ giới, cần phải vận động cả đối tượng nam giới tham gia để cùng được nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình.

Trả lời: Tại Công văn số 908/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

1. Về công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Trong những năm qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao về phòng, chống bạo lực gia đình; đặc biệt chú trọng công tác truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình. Triển khai và duy trì hoạt động của nhiều Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (khoảng 75% số xã/phường/thị trấn đang triển khai Mô hình) có hạt nhân là Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững (tại thôn, ấp, tổ dân phố), thành viên câu lạc bộ là hộ gia đình hoặc Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng (thành viên nhóm là công an viên, cảnh sát khu vực, dân quân tự vệ và trưởng thôn/xóm/tổ dân phố và trưởng các chi hội). Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình đã được ban hành; kết quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, từ kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở không ít địa phương và xảy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là cơ sở khoa học, thực tiễn để đề xuất cấp có thẩm quyền: Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình theo hướng tăng cường nguồn lực, tính chủ động trong quản lý nhà nước về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình trong các cơ quan Trung ương và địa phương; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình; thành lập Quỹ hỗ trợ khẩn cấp nạn nhân bạo lực gia đình và nghiên cứu, thí điểm Mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho nạn nhân và người gây bạo lực gia đình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình...

2. Về công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình

Hiện nay, đối tượng hướng đến của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong gia đình chủ yếu là các thành viên gia đình bao gồm cả nam giới và phụ nữ. Trong công tác tuyên truyền, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền không chỉ đến với đối tượng là phụ nữ, mà còn hướng đến đối tượng là nam giới trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới để nâng cao nhận thức của họ. Mặc dù đã rất cố gắng, song công tác tuyên truyền còn chưa được sâu rộng, đối tượng còn bị hạn chế, trong đó có đối tượng là nam giới như cử tri đã nêu.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó ngoài việc tiếp tục hướng dẫn nội dung tuyên truyền, hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình, tiến hành cung cấp thông tin, kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình, gắn trách nhiệm của nam giới trong phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Câu 29. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Thời gian qua, một số vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến các người mẫu, hoa hậu, á hậu của các cuộc thi sắc đẹp (như: môi giới mại dâm, bán dâm, có lối sống không lành mạnh, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với vị trí, danh hiệu đạt được...) đã tác động rất lớn đến đạo đức xã hội; gây phản cảm về lối sống thực dụng, xa hoa; ảnh hưởng không tốt đến thuần phong, mỹ tục, nhất là hình ảnh cao đẹp của người Phụ nữ Việt Nam. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đánh giá về việc xây dựng quy định, thể lệ, tiêu chuẩn của các cuộc thi sắc đẹp và quy chế quản lý, hoạt động của các người đẹp đạt giải để đảm bảo chọn được người có trí tuệ, nhan sắc, đạo đức, có trách nhiệm với bản thân, xã hội và phát huy các truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam.

Trả lời: Tại Công văn số 909/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

Hoạt động tổ chức thi người đẹp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ. Một số quy định tại Nghị định sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP để báo cáo Chính phủ trong năm 2019. Trong đó, nghiên cứu, điều chỉnh các quy định về quản lý hoạt động thi người đẹp cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước theo hướng:

- Tăng cường sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương.

- Quy định kiểm soát chặt chẽ điều kiện tổ chức các cuộc thi người đẹp ngay từ giai đoạn trước khi cấp giấy phép.

- Quy định nội dung cụ thể về thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu (đặc biệt là năng lực tổ chức, ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị đề nghị, điều kiện đáp ứng của địa phương...).

- Quy định mẫu quy chế tổ chức cuộc thi để hướng dẫn đơn vị tổ chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó, quy định cụ thể nội dung về trách nhiệm của thí sinh dự thi, thí sinh đạt giải và cơ chế xử lý thí sinh vi phạm.

Câu 30. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm nghiên cứu phương án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời: Tại Công văn số 910/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

1. Đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia

Thông qua Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Thái Bình, trong kế hoạch từ năm 2016 đến năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ tu bổ, tôn tạo 06 di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình với số kinh phí là: 2,4 tỷ đồng (Năm 2016: 600 triệu đồng cho 03 di tích: Đình Thọ Phú: 200 triệu đồng, đồn Cả, đền Mộ Đạo: 200 triệu đồng, đình An Tiêm: 200 triệu đồng; Năm 2018: 300 triệu đồng cho 01 di tích: Đình, đền Bổng Điền; Năm 2019: 1,5 tỷ đồng cho 02 di tích: Đình Hiệp Lực: 1,3 tỷ đồng, đền Tiên La: 200 triệu đồng). Trong kế hoạch năm 2020, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Thái Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí sự nghiệp để tu bổ, tôn tạo một số di tích quốc gia đang bị xuống cấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nghiên cứu, xem xét bố trí thêm ngân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích.

2. Đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh

Ngày 14/6/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nêu rõ đối tượng hỗ trợ, gồm: “Đầu tư các dự án, các hạng mục dự án thiết yếu của các dự án tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được UNESCO công nhận, di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xếp hạng, một số di sản văn hóa, di tích quốc gia có ý nghĩa chính trị, lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc”. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, để có kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xem xét chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cấp tỉnh đã được xếp hạng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

Câu 31. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri kiến nghị, khu Di tích lịch sử quốc gia Đèo Lũng Lô trong kháng chiến chống Thực dân Pháp là một trong những con đường huyết mạch tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực góp phần phục vụ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (1954) của quân và dân ta, khu di tích gồm: đoạn đường 13a (cũ) và hang Thương binh tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1409/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/8/2012. Tuy nhiên, hiện nay mới được đầu tư xây dựng bia tưởng niệm, còn lại các công trình khác chưa được trùng tu, tôn tạo. Do đó, cử tri đề nghị tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng cấp, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử khu di tích.

Trả lời: Tại Công văn số 911/BVHTTDL-VP ngày 14/3/2018

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đề nghị của tỉnh Yên Bái, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ xây dựng bia tại di tích đèo Lũng Lô với số kinh phí là: 600 triệu đồng (năm 2014).

Đối với các công trình khác chưa được đầu tư, tôn tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản (kèm theo hồ sơ dự án) đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích đèo Lũng Lô theo quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích bằng ngân sách của địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để tu bổ, tôn tạo hạng mục gốc của di tích trên cơ sở đề xuất trong kế hoạch hàng năm của tỉnh Yên Bái thông qua Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 nếu khả năng cho phép.


([1]) Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đón trên 3,6 triệu lượt khách (trong đó có 2,4 triệu lượt khách quốc tế và 1,2 triệu lượt khách trong nước), thu từ vé đạt khoảng 1.100 tỷ đồng; Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đón 6.125.884 lượt khách (trong đó có 710.834 lượt khách quốc tế và 5.415.050 lượt khách trong nước), doanh thu từ phí danh lam và phí chở đò đạt khoảng 652,2 tỷ đồng; Quần thể di tích Cố đô Huế đón khoảng 3 triệu lượt khách (trong đó có trên 1,8 triệu lượt khách quốc tế và gần 1,2 triệu lượt khách trong nước), thu từ vé trên 320 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần so với năm 2011 khoảng 80 tỷ đồng); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 810.000 lượt khách (trong đó có 133 nghìn lượt khách quốc tế, 677 lượt khách trong nước), doanh thu trực tiếp từ hoạt động du lịch khoảng 215 tỷ đồng; Khu phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách (trong đó có trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế và 400 nghìn lượt khách trong nước), thu từ vé khoảng 219 tỷ đồng; Khu Di tích Mỹ Sơn đón trên 350 nghìn lượt khách (trong đó có trên 300 nghìn lượt khách quốc tế và trên 50 nghìn lượt khách trong nước), thu từ vé trên 50 tỷ đồng; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đón 309 nghìn lượt khách (trong đó có 270 nghìn lượt khách mua vé và 39 nghìn lượt khách miễn vé), thu từ vé 6,7 tỷ đồng; Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) đón 106.790 lượt khách (trong đó có 8.070 lượt khách quốc tế và 98.720 lượt khách trong nước), thu từ vé tham quan khoảng 2 tỷ đồng; Chùa Hương và Quần thể di tích Hương Sơn (Hà Nội) đón gần 2 triệu lượt khách, thu từ phí thắng cảnh khoảng 110 tỷ đồng và phí chở đò khoảng 70 tỷ đồng; Đền Ngọc Sơn (Hà Nội) đón khoảng 925 nghìn lượt khách, thu từ vé đạt khoảng 27 tỷ đồng; Khu di tích Văn miếu - Quốc Tử giám (Hà Nội) đón khoảng 1,9 triệu lượt khách (trong đó miễn vé cho khoảng 300 nghìn lượt khách), thu từ vé khoảng 46 tỷ đồng; Khu di tích Địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) đón trên 50 nghìn lượt khách, thu từ vé khoảng 2,15 tỷ đồng.

[2] Kết quả kiểm tra trong năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018 tại một số địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang... đã xử lý và thu hồi 05 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tước 30 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, dừng hoạt động 143 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; phát hiện và lập biên bản, lập hồ sơ chuyển vụ việc có yếu tố nước ngoài cho cơ quan công an xử lý vi phạm, buộc xuất cảnh đối với 50 người nước ngoài hành nghề trái phép trong lĩnh vực du lịch.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm