89,5% KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI
Quang cảnh Hội nghị.
Cùng dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và một số đơn vị, địa phương có liên quan.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV diễn ra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, Ban Dân nguyện được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ phối hợp tiếp công dân trước, trong và sau Kỳ họp. Qua đó, bảo đảm các công dân đều được tiếp theo đúng quy định pháp luật; kịp thời tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chuyển đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Ban Dân nguyện đã dự thảo Kế hoạch phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương, giữa các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương với chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và sự phối hợp giữa Ban Dân nguyện với các các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, tăng cường trao đổi thông tin, dự báo tình hình để chủ động phòng ngừa, xử lý các tình huống phức tạp; phục vụ kịp thời khi có yêu cầu tiếp công dân và phục vụ các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thời gian diễn ra Kỳ họp.
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình.
Theo dự thảo kế hoạch, Ban Dân nguyện sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư trong thời gian diễn ra Kỳ họp.
Đồng thời, Ban Dân nguyện sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại Địa điểm Tiếp công dân của Quốc hội, Trụ sở Tiếp công dân trung ương ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp, báo cáo tình hình tiếp công dân phục vụ Kỳ họp với lãnh đạo Quốc hội vào thời gian giữa Kỳ họp, khi kết thúc Kỳ họp và trong trường hợp đột xuất; đồng thời gửi báo cáo đến Tổng thư ký Quốc hội, các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ban Dân nguyện đề nghị Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Ban Tiếp công dân Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tiếp công dân tại các Trụ sở Tiếp công dân Trung ương phục vụ Kỳ họp, đảm bảo thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương; báo cáo tình hình và kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư hàng ngày, giữa Kỳ họp và trong cả thời gian diễn ra Kỳ họp gửi Ban Dân nguyện để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Quốc hội.
Các đại biểu dự Hội nghị.
Ban Dân nguyện đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu phối hợp với Ban Dân nguyện để tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, khi công dân có đề nghị và được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội. Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban Dân nguyện tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương trong thời gian diễn ra Kỳ họp khi nhận được đề nghị của Ban Dân nguyện và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội.
Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Dân nguyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền, nhất là các đồng chí Chủ tịch các quận, huyện, sở, ngành thực hiện Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15, tổ chức nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo; tiến hành rà soát và tăng cường công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo xảy ra trên địa bàn; tổ chức tốt công tác tiếp công dân, đối thoại để giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài không để phát sinh “điểm nóng”. Chủ động phối hợp với Ban Dân nguyện, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành có liên quan để nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, kịp thời trao đổi thông tin, báo cáo những trường hợp công dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, vượt cấp lên các cơ quan ở Trung ương.
Xây dựng kế hoạch tiếp công dân phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, chỉ đạo Tổ công tác để chủ động phối hợp, kiểm tra, rà soát các vụ việc phức tạp, kéo dài của địa phương có biện pháp giải quyết tại cơ sở, hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại vượt cấp…
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung phát biểu tại Hội nghị.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao kế hoạch phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Ban Dân nguyện, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Dân nguyện trong công tác tiếp công dân, kịp thời tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chuyển đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn Kỳ họp.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung khẳng định, Thường trực và các thành viên Ủy ban Pháp luật sẵn sàng phối hợp với Ban Dân nguyện để tham gia tiếp công dân để giải quyết những vấn đề có liên quan. Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng điều quan trọng nhất là làm sao để người dân hài lòng với cách giải quyết khiếu nại, không phát sinh hệ lụy, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị.
Tại Kỳ họp thứ 6 tới, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), nhấn mạnh, đây là đạo luật giữ vai trò rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, cuộc sống của mọi người dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung đề nghị các cơ quan cần chú ý công tác truyền thông chính sách hiệu quả nhất, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.
Đại diện Công an Thành phố Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa từ sớm, từ xa, hạn chế các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tập trung tại thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành cần sớm nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con; tổ chức đối thoại để tháo gỡ những vướng mắc. Đồng thời cần tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…
Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công kết luận Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công nhấn mạnh, một trong những nội dung quan trọng trong công tác phối hợp tiếp công dân đó là phải phân rõ vai trò của từng đơn vị, làm tốt công tác tiếp công dân, đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ tốt Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ban Dân nguyện sẽ chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan trong hoạt động tiếp công dân. Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công mong rằng sẽ nhận được sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị chức năng triển khai kế hoạch một cách hiệu quả, góp phần thành công Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV./.
Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Hội nghị:
Quang cảnh Hội nghị.
Lãnh đạo Ban Dân nguyện chủ trì Hội nghị.
Đại diện Ban Tiếp công dân Trung ương báo cáo tại Hội nghị.
Đại diện Cục An ninh nội địa phát biểu tại phiên họp.
Đại diện các địa phương báo cáo, làm rõ một số vụ việc khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua.
Đại diện Công an Thành phố Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa từ sớm, từ xa, hạn chế các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tập trung tại thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành cần sớm nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con; tổ chức đối thoại để tháo gỡ những vướng mắc.
Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại Hội nghị.
Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công kết luận Hội nghị.