PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, ĐẠI TUỚNG ĐỖ BÁ TỴ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI TỈNH BẮC KẠN

30/07/2019

"Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thuờng xuyên, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội dung này" là yêu cầu của Đại tuớng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn, ngày 30/7, về việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.

Cùng dự có Truởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải; Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Văn Du; Thiếu tuớng Nguyễn Hải Hưng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An Ninh; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Truờng Giang; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thuý Chinh và Phó Trưởng Ban Dân nguyện Đỗ Văn Đuơng.

Bắc Kạn triển khai tương đối tốt việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn, tính từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn đã tiếp 1.923 lượt công dân, xử lý 1.987 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, phản ánh. Nhìn chung các nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư với 1.409 đơn (chiếm tỷ lệ 71%),  thực hiện chính sách xã hội 183 đơn (tỷ lệ 9%), lĩnh vực tư pháp 39 đơn (tỷ lệ 2%), lĩnh vực khác 356 đơn (tỷ lệ 18%)…

Trong số 1.769 đơn đủ điều kiện xử lý, các đơn vị của tỉnh đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền 266 đơn, hướng dẫn công dân 247 đơn, tiếp nhận thụ lý giải quyết theo thẩm quyền 1.256 đơn (khiếu nại 33 đơn, tố cáo 35 đơn, kiến nghị, đề nghị 1.188 đơn).

Tỉnh cũng đã giải quyết cả 3 đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Ban thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội chuyển đến các cấp, các ngành có thẩm quyền trên địa bàn.

Toàn cảnh buổi làm việc

Các đơn vị trong tỉnh đã xây dựng Kế hoạch, lịch tiếp công dân, thực hiện niêm yết công khai lịch tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân và đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử. Số lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân trên toàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay là 224 cán bộ, công chức, trong đó 170 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên.

Tỉnh cũng đã tổ chức 39 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về khiếu nại, tố cáo với tổng số 1.829 người tham gia.

Tại buổi làm việc các đại biểu nhận định: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có lúc có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chỉ đạo chưa tập trung kịp thời, đồng bộ. Một số đơn vị chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo; chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn ở một số đơn vị, địa phương còn thấp, nhất là ở cấp xã. Công tác theo dõi sau tiếp công dân, xử lý đơn ở một số địa phương còn hạn chế, chưa kịp thời. Công tác lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị thực hiện chưa khoa học. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn tình trạng một số vụ việc do tính chất phức tạp nên tiến độ giải quyết còn chậm. Còn tồn tại một số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài chưa giải quyết được dứt điểm. Do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn nên một số đơn vị, đặc biệt là cấp xã cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp dân chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác tiếp công dân

Đoàn giám sát đề nghị lãnh đạo địa phuơng báo cáo bổ sung thêm 1 số nội dung liên quan đến việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp công dân; việc thực hiện quy định tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lĩnh vực đuợc đào tạo của cán bộ tiếp công dân...

Theo các đại biểu, qua kiểm tra thực tế một số trụ sở tiếp công dân trên địa bàn tỉnh, nhiều cán bộ đuợc đào tạo chuyên ngành chưa phù hợp với công tác tiếp công dân dẫn tới những khó khăn vuớng mắc khi thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của địa phuơng cũng không nêu rõ trong 224 cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân đã có bao nhiêu người đuợc đào tạo bồi duỡng nghiệp vụ. Vì vậy tỉnh Bắc Kạn cần nghiên cứu xem xét bố trí cán bộ phù hợp hoặc tổ chức đào tạo bổ sung.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại buổi làm việc 

Truởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhận định, qua phân tích số liệu từ báo cáo Đoàn giám sát cho rằng việc chấp hành quy định về số buổi tiếp công dân định kỳ của chủ tịch UBND các cấp chưa nghiêm túc. Tỷ lệ thực hiện theo yêu cầu ở cấp huyện chỉ đạt 34,7%, cấp xã chỉ đạt 6% là quá thấp so với yêu cầu. Về nội dung này, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho rằng đây là do sai sót trong quá trình làm tổng hợp số liệu, trong báo cáo còn nhầm lẫn giữa lịch trực tiếp công dân và thực tế số buổi trực có công dân đến làm việc.

Đoàn giám sát cũng đã trao đổi làm rõ hơn về một số nội dung liên quan đến việc phân loại đơn thư; chất luợng giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác bảo vệ nguời tố cáo; sự phối hợp giữa đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân với UBND các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tuớng Đỗ Bá Tỵ cho rằng tỉnh Bắc Kạn đã triển khai tuơng đối tốt các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri đã đuợc chính quyền quan tâm...

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các chủ truơng, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nuớc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó có Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại tố cáo, Nghị quyết về tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND.

Phó Chủ tịch Quốc hội – Đại tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức cá nhân cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện thật tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thuờng xuyên, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội dung này. Tăng cuờng sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức nhất là giữa UBND với HĐND và các cơ quan chức năng trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết dứt điểm khiếu nại tố cáo đông nguời, kéo dài, phức tạp, vuợt cấp. Gắn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo với việc vận động xây dựng nông thông mới, xây dựng đời sống văn hoá, bài trừ tệ nạn, hủ tục, chống truyền đạo trái phép phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phuơng.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận nội dung làm việc 

Đại tuớng Đỗ Bá Tỵ yêu cầu nguời đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan nhà nuớc phải phát huy trách nhiệm của mình. Lấy hiệu quả của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí để đánh giá năng lực, kết quả công tác. Nguời đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách. Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật. Gắn việc tiếp công dân với xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh. Không để xảy ra tình trạng uỷ quyền cho cấp phó hoặc giao cho bộ phận tiếp dân thực hiện quyền tiếp dân.

Phải nắm chắc và dự báo được xu huớng, tình hình khiếu nại, khiếu kiện đặc biệt là khiếu kiện đông nguời để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngày tại cấp cơ sở. Phải kiên trì trong tiếp công dân đồng thời hết sức chú ý khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong tiếp công dân. Khi có sự việc, vụ việc lãnh đạo phải chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết triệt để khiếu kiện bức xúc của nhân dân ngay từ đầu. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò rất lớn, tác động đến sự chỉ đạo điều hành của cơ quan Đảng, nhà nuớc, khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông nguời phức tạp thì đề nghị nguời đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý, thực tiễn để tổ chức đối thoại công khai với nguời khiếu kiện để giải quyết sát thực tế và thấu tình, đạt lý. Đồng thời phải xử ký nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, các nhân trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tổ chức cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để cố ý vi phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội – Đại tướng Đỗ Bá Tỵ lưu ý việc thực hiện đầy đủ các quy định về tiếp xúc cử tri, cả đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhân dân các cấp. Phải tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Những ý kiến, kiến nghị đối với địa phuơng cần phân loại, chuyển và trả lời đầy đủ, đúng thời gian. Việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri cần chú trọng nội dung giải quyết, cung cấp thông tin phải rõ ràng để cử tri và nhân dân không kiến nghị nhiều lần.

Thực hiện công khai minh bạch các quy trình thủ tục, văn bản pháp luật. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực về đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các chế độ chính sách đối với nguời có công. Khắc phục kịp thời những sơ hở, yếu kém trong xây dựng chính sách pháp luật; Đối với công tác quản lý nhà nuớc phải thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở; Cùng với đó là tăng cuờng hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH, đại biểu HĐND, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng, tăng cuờng giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri sau giám sát. Đẩy mạnh công tác hoà giải, vận động, thuyết phục công dân, chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo không đúng; giảm thiểu tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tuớng Đỗ Bá Tỵ cho rằng cần phải quan tâm, nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân. Lựa chọn cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ, giỏi chuyên môn nhưng phải biết kiên nhẫn, lắng nghe, có khả năng giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. đồng thời phải chăm lo, quan tâm chế độ chính sách đới với lực luợng này. Bố trí trụ sở, trang bị phuơng tiện đầy đủ, đáp ứng điều kiện sinh hoạt và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân và cán bộ, công chức, tổ chức tiếp dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin, bảo đảm chính xác, kịp thời, chung thực, khách quan. Khi có sai sót phải kịp thời cải chính góp phần định huớng dư luận xã hội và hỗ trợ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Cũng tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã trao đổi, thông tin thêm về kết quả giải quyết 2 vụ việc do Ban Dân nguyện chuyển đến địa phương. Cụ thể là vụ việc gia đình ông Nguyễn Văn Huy - Nguyễn Văn Trường, trú tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: Đề nghị công nhận liệt sỹ cho ông Lành Văn Thần (là cậu ruột ông Huy). Và vụ việc ông Nguyễn Duy Hiếu cùng một số công dân trú tại thôn Phặc Tràng, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn: Khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất thực hiện Dự án đê bao chống lũ Bắc Sông Cầu đường Phặc Tràng, theo Quyết định 58/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn từ năm 2004 đến nay chưa bố trí đất tái định cư./.

Tiến Cường