CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ CỦA QUỐC HỘI

21/03/2019 11:28

Sáng ngày 21/03, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội – Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện”. PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo "Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện"

Tham dự hội thảo có Ủy viên thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số vụ, đơn vị chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị đều xác định rõ việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có Quốc hội là một trong những nội dung trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những quan điểm của Đảng là tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm của Đảng thành quy định của pháp luật trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung và của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng, trong đó, tập trung đến việc hoàn thiện những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

 PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các yếu tố bảo đảm về chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cơ chế hoạt động của các Ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…

Về các yếu tố bảo đảm chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ths. Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, cho rằng, quá trình bảo đảm đã từng bước hỗ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần thực hiện một số giải pháp như: tổ chức lại việc thuê khoán thư ký giúp việc; ban hành quy định cụ thể đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội khi hết nhiệm kỳ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà không tái cử; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên trách trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;…

Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tham luận tại Hội thảo 

Về cơ chế hoạt động của các ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm, ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, các ủy viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói chung, nhất là các thành viên chuyên trách có vai trò vô cùng to lớn, nhiệm vụ, quyền hạn rất nặng nề trong việc thẩm tra, giám sát và các hoạt động khác. Do đó, để hoạt động của các ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực sự có hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi các thành viên phải có trình độ, năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức tốt, phải tâm huyết, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội.

Về giải pháp trước mắt và ban đầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao vị thế, tăng cường nội lực và tăng cường ngoại lực bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Qua đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Hội thảo là diễn đàn khoa học mở. Các bài tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được Ban chủ nhiệm Đề tài nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu./.

 

 

Lê Anh - Nghĩa Đức

 

CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ CỦA QUỐC HỘI

21/03/2019 11:28

Sáng ngày 21/03, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội – Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện”. PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo "Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện"

Tham dự hội thảo có Ủy viên thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số vụ, đơn vị chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị đều xác định rõ việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có Quốc hội là một trong những nội dung trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những quan điểm của Đảng là tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm của Đảng thành quy định của pháp luật trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung và của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng, trong đó, tập trung đến việc hoàn thiện những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

 PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các yếu tố bảo đảm về chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cơ chế hoạt động của các Ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…

Về các yếu tố bảo đảm chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ths. Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, cho rằng, quá trình bảo đảm đã từng bước hỗ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần thực hiện một số giải pháp như: tổ chức lại việc thuê khoán thư ký giúp việc; ban hành quy định cụ thể đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội khi hết nhiệm kỳ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà không tái cử; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên trách trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;…

Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tham luận tại Hội thảo 

Về cơ chế hoạt động của các ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm, ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, các ủy viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói chung, nhất là các thành viên chuyên trách có vai trò vô cùng to lớn, nhiệm vụ, quyền hạn rất nặng nề trong việc thẩm tra, giám sát và các hoạt động khác. Do đó, để hoạt động của các ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực sự có hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi các thành viên phải có trình độ, năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức tốt, phải tâm huyết, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội.

Về giải pháp trước mắt và ban đầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao vị thế, tăng cường nội lực và tăng cường ngoại lực bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Qua đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Hội thảo là diễn đàn khoa học mở. Các bài tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được Ban chủ nhiệm Đề tài nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu./.

 

 

Lê Anh - Nghĩa Đức

Other news
 

CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ CỦA QUỐC HỘI

21/03/2019 11:28

Sáng ngày 21/03, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội – Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện”. PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo "Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện"

Tham dự hội thảo có Ủy viên thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số vụ, đơn vị chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị đều xác định rõ việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có Quốc hội là một trong những nội dung trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những quan điểm của Đảng là tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm của Đảng thành quy định của pháp luật trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung và của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng, trong đó, tập trung đến việc hoàn thiện những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

 PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các yếu tố bảo đảm về chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cơ chế hoạt động của các Ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…

Về các yếu tố bảo đảm chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ths. Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, cho rằng, quá trình bảo đảm đã từng bước hỗ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần thực hiện một số giải pháp như: tổ chức lại việc thuê khoán thư ký giúp việc; ban hành quy định cụ thể đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội khi hết nhiệm kỳ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà không tái cử; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên trách trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;…

Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tham luận tại Hội thảo 

Về cơ chế hoạt động của các ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm, ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, các ủy viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói chung, nhất là các thành viên chuyên trách có vai trò vô cùng to lớn, nhiệm vụ, quyền hạn rất nặng nề trong việc thẩm tra, giám sát và các hoạt động khác. Do đó, để hoạt động của các ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực sự có hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi các thành viên phải có trình độ, năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức tốt, phải tâm huyết, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội.

Về giải pháp trước mắt và ban đầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao vị thế, tăng cường nội lực và tăng cường ngoại lực bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Qua đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Hội thảo là diễn đàn khoa học mở. Các bài tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được Ban chủ nhiệm Đề tài nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu./.

 

 

Lê Anh - Nghĩa Đức

 

CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ CỦA QUỐC HỘI

21/03/2019 11:28

Sáng ngày 21/03, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội – Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện”. PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo "Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: quan điểm, giải pháp hoàn thiện"

Tham dự hội thảo có Ủy viên thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số vụ, đơn vị chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị đều xác định rõ việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có Quốc hội là một trong những nội dung trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những quan điểm của Đảng là tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu khách quan của việc cần thiết phải nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm của Đảng thành quy định của pháp luật trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung và của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói riêng, trong đó, tập trung đến việc hoàn thiện những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về những yếu tố bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

 PGS.TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các yếu tố bảo đảm về chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cơ chế hoạt động của các Ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…

Về các yếu tố bảo đảm chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ths. Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, cho rằng, quá trình bảo đảm đã từng bước hỗ trợ, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là thành viên trong Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần thực hiện một số giải pháp như: tổ chức lại việc thuê khoán thư ký giúp việc; ban hành quy định cụ thể đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội khi hết nhiệm kỳ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà không tái cử; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên trách trong Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;…

Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tham luận tại Hội thảo 

Về cơ chế hoạt động của các ủy viên chuyên trách, ủy viên kiêm nhiệm, ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, các ủy viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nói chung, nhất là các thành viên chuyên trách có vai trò vô cùng to lớn, nhiệm vụ, quyền hạn rất nặng nề trong việc thẩm tra, giám sát và các hoạt động khác. Do đó, để hoạt động của các ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực sự có hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi các thành viên phải có trình độ, năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức tốt, phải tâm huyết, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội.

Về giải pháp trước mắt và ban đầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao vị thế, tăng cường nội lực và tăng cường ngoại lực bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Qua đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Hội thảo là diễn đàn khoa học mở. Các bài tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được Ban chủ nhiệm Đề tài nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu./.

 

 

Lê Anh - Nghĩa Đức