Việc chưa làm được - trách nhiệm thuộc về ai?
18/11/2014 15:00
Thảo luận tại Hội trường, các ĐBQH đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc thực hiện các Nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn. Có những việc đã chuyển biến rất rõ nét. Dẫu vậy, một số ĐBQH cũng cho rằng, từ đầu năm đến nay, thông điệp về trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật công vụ được lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành chuyển tải rất mạnh mẽ nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Bộ Trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng người đầu tiên trả lời chất vấn tại hội trường Ba Đình mới
18/11/2014 15:00
Bộ trưởng cũng nêu một nguyên nhân là chúng ta có chính sách nhưng cấp độ pháp lý của các chính sách này còn thấp và không đồng bộ. Như vậy, có phải Bộ trưởng cũng đồng ý với tôi là, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ của chúng ta còn hạn chế là do sự thiếu tập trung về quản lý và lãnh đạo của Nhà nước? Nếu đúng như thế thì thông điệp của chúng ta ở đây là sắp tới Bộ nên tập trung quản lý, lãnh đạo cho tốt.
Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn, cơ cấu và chất lượng đại biểu
17/11/2014 15:00
Thảo luận về dự án Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, nhiều ĐBQH đề nghị, trong luật hợp nhất lần này cần xử lý tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tiêu chuẩn, cơ cấu và chất lượng đại biểu. Theo đó, một đại biểu không nên gánh quá nhiều cơ cấu. Hay không nên áp dụng một tiêu chuẩn chung cho ứng cử viên từ HĐND cấp xã tới QH. Và nên quy định trong Luật việc Hội đồng bầu cử quốc gia, thiết chế độc lập mới của Hiến pháp năm 2013, tự giải thể, miễn nhiệm khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chỉ nên có hai hình thức sở hữu chung và riêng, nhưng cần phân định rõ
14/11/2014 15:00
Khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2005, Chính phủ đã xác định mục tiêu, quan điểm tiếp tục pháp điển hóa pháp luật dân sự để không phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này. Trong lần sửa đổi này, Tờ trình của Chính phủ đề ra mục tiêu là xây dựng Bộ luật Dân sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự.
Cần tránh tư duy có đề án là có tiền
15/11/2014 15:00
Từ 35 nghìn tỷ đồng trong lần đầu tiên trình UBTVQH đến Kỳ họp này, dự toán kinh phí của Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã rút xuống chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Sự chênh lệch của các con số và dự toán của Đề án đặt ra nhiều câu hỏi. Đúng là muốn đổi mới phải có kinh phí. Nhưng tiền của dân có được chi tiêu một cách thiết thực và hiệu quả hay không khi mà nội dung của Đề án thì mênh mông quá, thiếu tính khả thi còn dự trù kinh phí lại rất cụ thể ví dụ như 13,1 tỷ đồng chi tập huấn đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình sách giáo khoa...