Ý KIẾN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG: TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

13/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các công trình kém hiệu quả thuộc ngành quản lý và giải pháp trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Ngày 06/12/2016, Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các công trình kém hiệu quả thuộc ngành quản lý và giải pháp trong thời gian tới.

Toàn bộ nội dung câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng như sau:

Kính thưa Bộ trưởng, tôi có 2 nội dung quan tâm xin đặt vấn đề với đồng chí Bộ trưởng.

Vấn đề thứ nhất, tiếp tục rà soát, kiểm tra các công trình kém hiệu quả thuộc ngành mình quản lý, đó là các công trình đã, đang và sẽ triển khai thực hiện nhằm triển khai thực hiện tốt nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, trong đó có một nội dung hết sức quan trọng là tập trung chỉ đạo có biện pháp xử lý sớm các dự án có sử dụng vốn nhà nước đầu tư lãng phí, kém hiệu quả, làm rõ và xử lý trách nhiệm của tố chức, cá nhân có liên quan. Vấn đề này nhằm tạo niềm tin cho nhân dân đối với việc lập lại trật tự, kỷ cương vê đầu tư công và các đầu tư khác của các thành phần kinh tế khác. Do đó, với tư cách là Bộ trưởng, tư lệnh của ngành, với trách nhiệm của mình đối với các công trình thuộc ngành quản lý, đồng chí có giải pháp và giải quyết vấn để này trong thời gian tới như thể nào?

Vấn đề thứ hai, tôi thống nhất rất cao với phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa Thành phổ Hồ Chí Minh về vấn đề bảo hộ thương mại hợp pháp đối với thị trường trong nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Phải nói rằng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm qua đã và đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo thống kê của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì năm 2015 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 66,6 tỷ đôla, tăng 13,4% so với năm 2014, trong đó tôi quan tâm về vấn đề nhập siêu tới 32 tỷ và vài tháng đầu năm 2016 đạt 32, 4 tỷ USD tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Với dự định thương mại hai chiều có nhiều thuận lợi đột biến song có nhiều tiềm ẩn, rủi ro, vậy với người có kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến thương mại nhiều năm, nhằm bảo đảm ổn định và phát triển quan hệ thương mại về lâu dài và hạn chế các rủi ro thấp nhất đối với phía Việt Nam, theo Bộ trưởng cần có những giải pháp và đột phá gì trong thời gian tới đối với vấn đề quan trọng này?

Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
  1. Đối với vấn đề thứ nhất:

Đối với vấn đề rà soát, kiểm tra, xử lý các công trình, dự án đầu tư kém hiệu quả, bao gồm cả các công trình đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm góp phần bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương xin báo cáo với Đại biểu như sau:

Bên cạnh những dự án đầu tư kém hiệu quả đã được đề cập và đang trong quá trình xử lý thời gian qua, thực hiện yêu cầu của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đang tiếp tục tiến hành rà soát để có đánh giá, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và xử lý một cách toàn diện, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước trong tất cả các dự án có sử dụng vốn nhà nước.

Riêng đối với các dự án đã được Bộ Công Thương thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (gồm: Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam), thực hiện Nghị quyết của Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang tiếp tục khẩn trương báo cáo, đề xuất với Chính phủ xem xét, quyết định về hướng xử lý dứt điểm các dự án này và sẽ báo cáo chi tiết với các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 tới đây. Trong đó, các phương án đề xuất với Chính phủ sẽ được thực hiện trên nguyên tắc: Không cấp thêm nguồn lực từ ngân sách nhà nước để xử lý tồn đọng của Dự án; bảo toàn tài sản của nhà nước ở mức cao nhất, giảm thiểu thiệt hại cho ngân sách cũng như cho tổng thể Dự án. Đối với từng Dự án sẽ có hướng đề xuất, xử lý cụ thể, trong đó có thể xử lý theo hướng kêu gọi hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất đối với các Dự án còn khả năng về sản xuất và về thị trường, hoặc có thể tính tới việc bán lại Dự án cho các nhà đầu tư khác, thậm chí có thể cho dừng Dự án, tuyên bố phá sản. Bảo đảm công khai, rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các đơn vị, cá nhân có liên quan.

2. Đối với vấn đề thứ hai:

Đối với thị trường Trung Quốc, đây là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam kể từ năm 2004 đến nay. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc không- ngừng tăng trưởng với tốc độ bình quân trên 19%/năm. Kể từ năm 2016, Việt Nam đã vượt qua Ma-lai-xi-a để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Trong giai đoạn tiếp theo 2016 - 2020, với những lợi thế về quy mô thị trường, vị trí địa lý gần gũi, thói quen tiêu dùng.., Trung Quốc dự kiến tiếp tục là thị trường quan trọng hàng đầu đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Nhằm tiếp tục thúc đẩy thương mại song phương Việt - Trung phát triển theo hướng ổn định, cân bằng hơn và hạn chế thấp nhất rủi ro, Bộ Công Thương xác định tập trung vào các giải pháp chủ yếu như sau:

  1. Tập trung mở cửa thị trường cho hàng nông sản của Việt Nam, theo đó sẽ thực hiện các giải pháp cụ thế như sau:
  • Thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương (có sự tham gia của cả Trung Quốc và Việt Nam) để tạo hành lang pháp lý ổn định cho nông sản xuất khẩu.
  • Tận dụng các cơ chế, khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương từ cấp cao đến cấp kỹ thuật để thúc đẩy giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thương mại song phương, nhất là thương mại nông sản.
  • Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các cơ quan quản lý liên quan phía Trung Quốc để: (i) Tháo gỡ các rào cản kỹ thuật bât hợp lý; (ii) Tăng cường hợp tác để giúp các doanh nghiệp của ta hiểu đúng và từ đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của bạn, trong đó, đặc biệt lưu ý các mặt hàng như gạo, sản phẩm sữa, thịt lợn, thủy sản, trái cây.
  • Căn cứ nhu cầu của thị trường Trung Quốc và yêu cầu về chất lượng, VSATTP của thị trường này, lựa chọn một số sản phẩm có tiềm năng và phối họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm VSATTP, từ đó bảo đảm xuất khẩu bền vững vào thị trường Trung Quốc.
  1. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại:
  • Do Trung Quốc là thị trường lớn, đặc điểm tiêu dùng tại mỗi khu vực lại khác nhau nên cần có cách tiếp cận phân biệt để thâm nhập thị trường này. Theo hướng đó, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Thương mại Trung Quốc để bạn đồng ý cho ta triển khai thành lập thêm một sổ Vãn phòng xúc tiến thương mại và Chi nhánh Thương vụ tại một số địa phương, khu vực có tiềm năng, làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường từng khu vực.
  • Lựa chọn một số mặt hàng có tiềm năng để tập trung triển khai các hoạt động XTTM trọng điểm tại thị trường Trung Quốc.
  1. Phát triển thương mại biên giới một cách ổn định, bền vững, giảm thiểu rủi ro:
  • Để hạn chế các rủi ro trong thương mại biên giới, Bộ Công Thương đã đàm phán và ký mới Hiệp định thương mại biên giới song phương với Trung Quốc và đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định. Khi Thông tư được ban hành, Bộ Công Thương sẽ phối họp với các tỉnh biên giới để tiến hành phổ biến, hướng dẫn cụ thể tới các doanh nghiệp.
  • Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương biên giới và các vùng sản xuất nông sản trong nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại biên giới và điều tiết luồng hàng ra biên giới khi vào vụ, cố gắng không để xảy ra tình trạng ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu vào dịp cao điểm, về lâu dài, cần nghiên cứu giải pháp để chuyển dần hoạt động biên mậu, tiểu ngạch sang chính ngạch để bảo đảm sự ổn định.
  • Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới quản lý chặt hoạt động thu gom hàng hóả nhập khẩu theo hình thức trao đối của cư dân biên giới nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động thương mại biên giới.
  1. Thực hiện đa dạng hóa thị trường:

Tiếp tục thông qua đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định, trong đó có Trung Quốc.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác