Toàn bộ nội dung câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Xuân Phương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk như sau:
Hiện nay tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đang bị làm giả, không đúng như chất lượng công bố là vấn đề đang được bà con nông dân và cử tri cả nước rất quan tâm, thường xuyên chất vấn, trong đó có một số địa bàn như Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên khác cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bà con cử tri rất bức xúc về vấn đề này. Bên cạnh nguyên nhân suy thoái về đạo đức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra những sản phẩm giả, kém chất lượng nhằm thu lợi bất chính, có ý kiến còn cho rằng liên quan đến bất cập trong cơ chế chính sách quản lý nhà nước còn phức tạp chưa hiệu quả.
Có một vấn đề đang đặt ra hiện nay trong nội dung của Nghị định số 45 ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công có quy định chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 45 liên quan đến các danh mục, ngành nghề được ưu đãi hỗ trợ.
Xin Bộ trưởng cho biết quy định này tại Nghị định 45 có phải là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón và các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, làm giả, kém chất lượng ở nước ta trong thời gian vừa qua hay không? Đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đến nay đã có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã được hưởng ưu đãi về chính sách khuyến công, nhưng bị phát hiện qua phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng về việc sản xuất phân bón giả và các loại hóa chất khác kém chất ỉượng? Nếu đúng có thực tế này xảy ra thì Chính phủ và Bộ Công thương sẽ có những điều chỉnh gì trong chính sách khuyến công hiện nay để hướng tới sản xuất sạch hơn?
Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công quy định các chính sách khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động khuyến công nhằm huy động các nguôn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, phân công lại lao động và xây dựng nông thôn mới. Tại Điêu 5 của Nghị định này quy định vê Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công có ngành công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn (Điểm c, Khoản 1).
Theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đên năm 2020, có tính đến năm 2030, công nghiệp hóa chất được phân thành 10 nhóm ngành, trong đó có 2 nhóm ngành liên quan đến nông nghiệp là nhóm sản phẩm phân bón và nhóm sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật. Để được hưởng hỗ trợ theo chính sách khuyến công thì đối tượng phải là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã.
Từ khi Nghị định số 45/2012/NĐ-CP được ban hành đến nay, đã có nhiều chương trình, đề án khuyến công quốc gia được triển khai thực hiện. Riêng đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, tới nay Bộ Công Thương nhận được không nhiều hồ sơ đăng ký kê hoạch hỗ trợ và mới xem xét hỗ trợ 2 hồ sơ đề án sản xuât phân bón vô cơ đó là:
- Năm 2015 đã hỗ trợ 1 đề án ứng dụng công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất phân bón NPK phục vụ nông nghiệp, kinh phí xét giao 200 triệu đồng (tọng mức đầu tư dự án là 3.819 triệu đồng), đơn vị thụ hưởng là Công ty Cổ phần Thành Nông Thanh Hóa, công xuất 30.000 tấn sản phẩm /năm, địa điểm đầu tư tại Đội 7, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Doanh nghiệp này đã được Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 46/GP-CHC ngày 28 tháng 01 năm 2016.
- Năm 2016 đã hỗ trợ 1 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất phân NPK bằng phương pháp tạo hạt tháp cao nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, kinh phí xét giao là 350 triệu đồng (tổng mức đầu tư dự án là 13.034 triệu đồng). Đơn vị thụ hưởng là Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina, công xuất 60.000 tấn sản phẩm/năm, địa điểm đầu tư tại Lô B3-B4 Khu công nghiệp Hòa Hiệp, xã Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Doanh nghiệp này đã được Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 41/GP-CHC ngày 25 tháng 9 năm 2015.
Trên cơ sở yêu cầu về các thủ tục, hồ sơ, giấy phép theo quy định đối với nhóm ngành sản xuất phân bón phải đáp ứng đủ điều kiện mới xem xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia; thực tế số doanh nghiệp được xem xét hỗ trợ rất ít, về kinh phí so với tổng mức đầu tư thi kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ chiếm rất nhỏ trong chi phí đâu tư của các doanh nghiệp; cho đến nay chỉ có các doanh nghiệp nêu trên được hưởng chính sách khuyến công, đây là hai doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp. Qua rà soát, báo cáo của địa phương và đơn vị thụ hưởng, 2 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra chất lượng ổn định, tiêu thụ tốt có uy tín trên thị trường, không có phản ánh hoặc phát hiện của người tiêu dùng về việc sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Các doanh nghiệp đã góp phân nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách tại địa phương, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 230 lao động.
Như vậy, qua rà soát về hỗ trợ công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn từ chính sách khuyến công trong thời gian qua không có tình trạng doanh nghiệp được hỗ trợ nhưng bị phát hiện sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Đồng thời, qua số hồ sơ đề nghị đăng ký hỗ trợ chính sách khuyến công của doanh nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón rất ít, vì vậy Bộ Công Thương cho rằng Nghị định 45/2012/NĐ-CP không phải là nguyên nhân góp phần tạo ra các doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón làm giả, kém chất lượng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, qua ý kiến Đại biểu, Bộ Công Thương trân trọng tiếp thu và sẽ có chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ ừong thời gian tới tăng cường theo dõi sát, rà soát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn có đề nghị hỗ trợ từ chính sách khuyến công để bảo đảm chính sách hỗ trợ của Chinh phủ được thực thi nghiêm túc, đúng mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.