ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN TẠO: CHẤT VẤN BỘ TƯ PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

31/03/2020

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng) có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Tạo đặt câu hỏi chất vấn, đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp, thời hạn để khắc phục tình trang hiện nay có quá nhiều văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính pháp lý, ban hành không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục lấy ý kiến hình thức, văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đi vào thực tiễn đời sống xã hội và bất khả thi , xung đột với hệ thống pháp huật chung…". Còn đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đại biểu chỉ ra rằng, ngày càng có nhiều vụ trọng tin xảy ra, đối tượng giết người rất manh động, côn đồ, cùng một lúc giết nhiều người, hành vi giết người rất dã man, mất hết nhân tính…Vậy Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này trong mối liên hệ với hiệu quả, chất lượng của công tác tuyên truy giáo dục pháp luật hiện nay?

Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, qua công tác thẩm định và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp nhận thấy còn hiện tượng văn bản ban hành có dấu hiệu chua bảo đảm tính pháp lý ban hành không tuân thủ đúng trình tự , thủ tục lấy ý kiến hình thức , văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đi vào thực tiễn đời sống xã hội và bất khả thi, xung đột với hệ thống pháp luật chung như ý kiến của Đại biểu Quốc hội đã nêu. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Tư pháp đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác tham mưu, hoàn thiện thể chế, chỉ đạo , điều hành đến tổ chức triển khai thực hiện các nhiệmm vụ cụ thể .

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện hoặc tham mưu đề Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, nhất là các quy định về xây dựng nội dung của chính sách, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thâm đình chính sách đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện chuy định, quy trình xây dựng luật theo hướng nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thẩm định và bảo đảm trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình dự án Luật, pháp lệnh. Tham mưu cho Chính phủ lập Đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác kiểm điểm, theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật chi được xem xét thông qua khi cơ quan trình văn bản thiết hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục, có cơ sở pháp lý, giải trình rõ ràng về cơ chế, biện pháp, các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện. Đồng thời, tăng cường kiểm tra đối với văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành để kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản trái pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thông nhất của hệ thống pháp luật.

Thứ ba, đầu tư nguồn lực thỏa đáng đi đôi với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc bảo đảm tiến độ, hồ sơ, thủ tục và chất lượng đề nghị xây dựng văn bản và các dự án, dự thảo văn bản. Đối với các bộ, ngành có dự án phải xin lui rút trong thời gian qua thì cần rà soát; xác định rõ thứ tự tru tiên để cân đối, bảo đảm phù hợp với nguồn lực, khả năng thực hiện.

Thứ tư, củng cố, kiện toàn và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của tổ chức pháp chế tại các Bộ, ngành. Ưu tiên bố trí biên chế, tăng cường hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức  làm công tác xây dựng, thẩm định văn bản, trong đó chú trọng năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật và kỹ năng soạn thảo, thẩm định cho những người làm công tác xây dựng pháp luật, thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban pháp chế các bộ, ngành để thảo luận, trao đổi chuyên sâu về công tác xây dựng pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cua trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì lập đề nghị xây dựng văn bản, chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ về những chính sách cần thể chế hoá bằng pháp luật và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đề xuất đưa vào Chương trình hoặc gửi hồ sơ để Bộ Tư pháp thẩm định; tham gia tích cực và chủ động hơn với các Bộ, ngành trong tất cả các công đoạn, từ khâu chuẩn  bị Chương trình, soạn thảo đến thẩm định dự án, dự thảo văn bản.

Thứ sáu, tiếp tục huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đại biểu Quốc hội, sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng vào quá trình xây dựng, thẩm định. Tăng cường tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các hoạt động nghiên cứu trước và sau khi tổ chức thẩm định để làm rõ thêm các vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau.

Thứ bảy, phối hợp hiệu quả hơn nữa với Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ , Văn phòng Chính phủ trong việc theo dõi, đôn đốc việc xây dựn , thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh, thẩm định Văn bản và ban hành văn bản quy định chi tiết, phối hợp chuẩn bị kỹ các dự án được Chính phủ thảo luận tại các Phiên họp thường kỳ, Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, kịp thời Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản và kiến nghị biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo Bộ trưởng, đúng là hiện nay trong xã hội ta vẫn còn tình trạng như đại biểu Quốc hội phản ánh. Đây là hiện tượng, xã hội rất phức tạp, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến quyền được sống, quyền được bao vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường phối hợp để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để phòng, chống tội phạm giết người gắn với tuyên truyền, phổ biến các quy định của Bộ luật hình sự, nhất là thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm này.

Bên cạnh đó, Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại nhiều địa phương cũng đã nghiên cứu , phân tích và đề ra nhiều giải pháp để tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và chống các tội phạm nói chung, tội giết người nói riêng, trong đó có nhóm giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phong, chống tội phạm giam đoan 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Đề nghị các cơ quan, địa phương chú trọng các giải pháp sau:  

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, phổ biến để nâng cao ý thức pháp luật về đâu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm tính mạng, sức khoe con người; chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân thân đặc biệt là quyền sống của mỗi người. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong thông tin, truyền thông, phổ biến giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là cơ quan công an với chính quyền địa phương và các cơ quan được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng giảm bớt nội dung phổ biến về quy định cụ thể của pháp luật, theo từng văn bản cụ thể mà gắn với các tình huống, vụ việc, sự kiện pháp lý để tạo ra thói quen đối chiếu giữa hành vi với quy định của Pháp luật. Qua đó xác định những hành vi tích cực, hợp pháp được khuyên khích, động viên, khen thưởng lan rộng; những hành vi tiêu cực, trái pháp luật bị phê phán, lên án và bị xử lý trách nhiệm pháp lý, nhất là các hành vi lệch chuẩn, những nhận thức lệch lạc như hành vi bạo lực gia đình, bạo lực học đường và bạo lực trong xã hội được phản ánh trên các nhưng tiện thông tin truyền thông đại chúng, các trng mạng xã hội. Tăng cường thông tin về các địa chỉ của các cơ quan được giao nhiệm vụ cụ tranh, phòng chống tội phạm để mọi người kịp thời liên hệ khi bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến những hậu quả bất lợi, trách nhiệm pháp lý mà người phạm tội phải chịu để giáo dục, phòng ngừa, hạn chế tình hinh vi vi phạm.

Thứ ba, tiếp tục là dạng bà các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ trong giáo dục, pháp luật trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống với giáo dục pháp luật giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội, giữa giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp; chú trọng giáo dục chuyên biệt, nhất là những đối tượng có hành vi lệch chuẩn bị xử lý hành chính.

Thứ tư, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội của các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng trước xã hội, trước cộng đồng trong quá trình cung cấp, truyền tải các thông tin trên báo chí; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận , các phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm để thực sự trở thành phong trào rộng lớn thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật để định hướng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, tích cực tham gia phòng chống tội phạm./.

Hồ Hương

Các bài viết khác