ĐBQH TÔ THỊ BÍCH CHÂU CHẤT VẤN BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

29/04/2020

Gửi văn bản chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ những giải pháp thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 để nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ Bộ có giải pháp gì của Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày  07/03/2019 để nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như giải quyết tồn tại hiện nay của Chính phủ điện tử tại Việt Nam thiếu đồng bộ và kết nối?

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh về  giải pháp của Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày  07/03/2019 để nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như giải quyết tồn tại hiện nay của Chính phủ điện tử tại Việt Nam thiếu đồng bộ và kết nối, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử  theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019  của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 nhằm nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam so với các nước trong khu vực, tăng từ 10-15 bậc theo bảng xếp hạng đánh giá của Liên Hợp Quốc. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại nghị quyết 17/2019/NQ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để giải quyết các tồn tại hiện nay của Chính phủ điện tử Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, xác định các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến hết năm 2020

Thứ hai, ưu tiên triển khai các hệ thống nền tảng toàn quốc giai đoạn 2019-2020, bao gồm: Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống xác thực điện tử quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Hệ thống báo cáo quốc gia.

Thứ ba, xây dựng thể chế, văn bản hướng dẫn

Thứ tư, nâng cao xếp hạng tầng viễn thông của Liên Hợp Quốc.

Thứ năm, nâng cao xếp hạng  nguồn nhân lực CNTT&TT: Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc cụ thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Thứ sáu, thúc đẩy triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai: Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định phương án triển khai đối với hai cơ sở dữ liệu quốc gia này.

Thứ bảy, tăng cường công tác giám sát và đánh giá thực thi: Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

Thứ tám, giải quyết vấn đề về kinh phí cho Chính phủ điện tử

Thứ chín, tổ chức triển khai hiệu quả: Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất sẽ chọn một Bộ và một số tỉnh để chỉ đạo điểm triển khai Chính phủ điện tử /Chính quyền điện tử, xây dựng mô hình điển hình để phổ biến nhân rộng; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử năm 2020; định kỳ hàng Quý theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn triển khai kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử.

Thứ mười, giải quyết vấn đề thiếu đồng bộ và kết nối: Để giải quyết bài toán kết nối, chia sẻ dữ liệu, về giải pháp kỹ thuật, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) đáp ứng các yêu cầu tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương./.

Thu Phương

Các bài viết khác