ĐBQH NGUYỄN TẠO CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG NGUYỄN XUÂN CƯỜNG VỀ PHƯƠNG ÁN ĐÁP ỨNG NGUỒN CUNG TRỨNG GIỐNG TẰM CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

12/05/2020

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về việc sớm có phương án đáp ứng nguồn cung trứng giống tằm cho sản xuất nông nghiệp.

 

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo chất vấn một số nội dung

Theo đại biểu Nguyễn Tạo, diện tích trồng cây dâu tằm tại Lâm Đồng khoảng 8.000 ha (bằng 80% của cả nước). Hiện nay việc cung ứng giống tằm cho sản xuất tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng là tự phát, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, chưa được kiểm soát về chất lượng nguồn gốc, mặt khác việc nhập tiểu ngạch không có giấy tờ kèm theo nên thường xuyên bị các cơ quan chức năng kiểm tra thu giữ dẫn đến việc không đủ nguồn trứng giống tằm để phục vụ cho tiêu thụ lá cây dâu tằm gây lãng phí rất lớn cho bà con nông dân. Để phát triển vững ngành dâu tằm tơ tại địa phương và trên cả nước, cử tri kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, sớm có phương án đáp ứng nguồn cung trứng giống tằm cho bà con nhân dân. 

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tình hình chung về cây dâu tằm như sau: Năm 2018, tổng diện tích trồng dâu trong cả nước là 10.455 ha, tăng 26% so với năm 2017, trong đó phần lớn phân bố ở Lâm Đồng, còn lại rải rác ở các tỉnh khác. Năng suất dâu trung bình 20-25 tấn/ha, sản lượng đạt trên 170 ngàn tấn. Về cơ cấu giống dâu thì các giống dâu địa phương được dùng phổ biến, chiếm khoảng gần 60%, tiếp đến là các giống dâu mới được chọn tạo trong nước và các giống dâu nhập nội từ Trung Quốc. 

Về giống tằm, hiện nay có 05 giống tằm thuần (tằm đa hệ, tằm lưỡng hệ, tằm lá thầu dầu săn, tầm GQ2218, tằm TN 1278) và các tổ hợp lại giữa 5 giống này được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT BNNPTNT ngày 16/01/2018 về Danh mục Giống vật nuôi được sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Về cơ cấu giống tằm thì có hai loại chính: Giống lưỡng hệ kén trắng cho chất lượng tơ cao và giống đa hệ kén vàng cho chất lượng tơ thấp hơn. 

Về nguồn giống, giống đa hệ kén vàng, hiện nay Việt Nam đang chủ động được hoàn toàn nguồn trứng. Giống tằm đa hệ mặc dù chất lượng tơ không tốt bằng giống lưỡng hệ nhưng khỏe nên có thể nuôi cả giống thuần và giống lai ngoài sản xuất. Đối với giống lưỡng hệ thì chỉ có giống lai, không có giống thuần. Giống đa hệ kén vàng hiện nay chủ yếu là giống vàng lai ĐSK x 09 và VNT 1 do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương chọn tạo. Giống lưỡng hệ kén trắng thì hơn 90 % là nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc (Quảng Đông và Quảng Tây). Hiện nay đang có 6 đơn vị cung ứng giống tằm quy mô thương mại trên cả nước bao gồm: Công ty Cổ phần giống tằm Mai Lĩnh, Công ty Cổ phân giông tằm Thái Bình, Xí nghiệp Giống tằm Nam Định, Công ty Cổ phân giống tăm | Bảo Lộc, Công ty Cổ phần tằm sắn Bảo Lộc, Cơ sở sản xuất trúng tằm sắn Thằng Nga. Ngoài ra còn có một số hộ kinh doanh cung cấp giông tằm khác, chủ yếu ở Lâm Đồng. 

Đối với các giống tằm Lưỡng hệ, tằm Đa hệ, tằm Thầu dầu lá sắn giống gốc được nuôi giữ tại 3 cơ sở (Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương; Công ty Cổ phần giống tằm Thái Bình và Công ty Cổ phần giống tằm Bảo Lộc) để phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo giống tằm đồng thời cũng là các nhà sản xuất, cung ứng giống tằm cho thị trường 

Bộ trưởng cho biết,  để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất là có giống tằm năng suất cao, cho chất lượng tơ tốt, chống chịu, thích nghi tốt với điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam thì việc lai tạo phát triển các giống tằm lưỡng hệ kén trắng là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các giống đa hệ của Việt Nam cho chất lượng tơ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành sản xuất dâu tằm. Trong khi đó, đa số các giống tằm lưỡng hệ kén trắng (cho chất lượng tơ tốt và năng suất cao) đều đang được nhập tiêu ngạch từ Trung Quốc (chủ yếu là giống LQ2), không được kiểm tra chất lượng và kiểm soát dịch bệnh dẫn tới rủi ro cao cho người sản xuất. Việc nhập khẩu chính ngạch giống tằm từ Trung Quốc vào Việt Nam để đảm bảo chất lượng trứng giống vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và xúc tiến thương mại, chưa được phía bạn chấp thuận. Bên cạnh đó, mặc dù đã có một số nghiên cứu để lại tạo các giống lưỡng hệ kén trắng Việt Nam nhưng độ ổn định của các giống này chưa cao, chất lượng tơ còn thấp, tỷ lệ lên tơ tự nhiên thấp. 

Để phát triển bền vững, hiệu quả ngành dâu tằm trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng, Bộ trưởng cho biết, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã, đang và sẽ triển khai các biện pháp, cụ thể là: 

Về ngắn hạn, Lâm Đồng là một tỉnh trọng điểm về trồng dâu nuôi tằm, chiếm 80% diện tích dâu cả nước, Bộ sẽ cử ngay đoàn công tác vào Lâm Đồng để khảo sát, đánh giá lại thực trạng cung ứng, sử dụng giống tằm và sản xuất dâu tằm tơ, trên cơ sở đó sẽ phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch phát triển bền vững đối với lĩnh vực này. Chỉ đạo Cục Chăn nuôi, Vụ Hợp tác quốc tế đẩy nhanh tốc độ đàm phán để có thể nhập chính ngạch giống tằm lưỡng hệ kén trắng của Trung Quốc vào Việt Nam để đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng trứng giống. 

Về trung hạn,  chỉ đạo Cục Chăn nuôi chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các đơn vị cung ứng giống tằm chủ lực để khảo sát, đánh giá lại bộ giống tằm đang sử dụng, trên cơ sở đó chọn ra các giống tằm tốt nhất, phù hợp nhất để đưa vào nhân nuôi, cung ứng cho sản xuất dâu tằm tơ. Chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu và bố trí kinh phí tập trung nghiên cứu để lại tạo các giống tằm cao sản thế hệ mới nhằm đáp ứng nguồn cung trong nước. Phát triển nghiên cứu để tạo ra các bộ giống dâu - tằm cho năng suất cao, chất lượng tơ tốt, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Khuyến khích kết hợp nghiên cứu sản xuất giống tằm trong nước với nhập khẩu chính thức giống tằm. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân nhập khẩu giống tằm tiến hành đăng ký nhằm tăng cường công tác quản lý giống, giám sát chất lượng và kiểm soát dịch bệnh. 

Về dài hạn, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển đầu tư chế biến sản phẩm liên kết theo chuỗi. Doanh nghiệp hoạt động gắn với vùng nguyên liệu, chịu trách nhiệm cung ứng giống và các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đồng thời thu mua sản phẩm trong vùng. Từng bước nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống tằm, phát triển các cơ sở sản xuất, cung ứng giống tăm với quy mô thương mại lớn gắn với quy hoạch phát triển ngành dâu tằm tơ./.

Hồ Hương

Các bài viết khác