Đại biểu Lê Minh Chuẩn phát biểu
Theo đại biểu, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có nhiều nội dung lớn, tác động tới nhiều đối tượng, để có nhiều ý kiến tham gia vào dự thảo luật, đại biểu đề nghị Quốc hội cho thông qua tại 3 kỳ họp.
Đi vào cụ thể, đại biểu cho ý kiến vào một số vấn đề sau:
Một là, tại Điều 42 về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Chính phủ trình 2 phương án, đại biểu đề xuất phương án thứ 2, không giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ mà phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với một số dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh để đảm bảo sự phối hợp, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ, cải cách hành chính và Nghị quyết số 56/QH14 của Quốc hội.
Hai là, tại Điều 37 về phân loại dự án đầu tư thực hiện đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường. Đại biểu đề nghị bỏ điều này, vì đối với dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và xin giấy phép môi trường đã được quy định cụ thể tại Điều 38, Điều 46. Việc phân loại dự án đầu tư theo Điều 37 theo đại biểu là không cần thiết và không nhằm mục đích gì cả
Ba là, tại Điều 38 về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Đề nghị gộp khoản 1 và 2 Điều 38, không cần phân biệt đối tượng phải xin giấy phép môi trường hay không và quy định cụ thể đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như hiện nay. Vì việc phân chia các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thành 2 nhóm theo tiêu chí xin giấy phép môi trường như quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 là quá phức tạp, lẫn với Điều 46 quy định về đối tượng phải xin giấy phép môi trường. Chưa thực sự rõ ràng thế nào là dự án có sử dụng diện tích đất, mặt nước lớn và chưa chính xác như dự án khai thác khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối và vẫn phải phát sinh chất thải lớn phải xử lý, do đó vẫn phải xin giấy phép môi trường và xếp nhóm chỉ thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Bốn là, tại Điều 48 về cấp phép môi trường điểm a khoản 2, đề nghị điều chỉnh lại thời gian cấp giấy phép môi trường trước khi dự án công trình vào vận hành chính thức, vì thời điểm phải có giấy phép môi trường quy định trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là không hợp lý, do chưa biết công trình xử lý chất thải có hoạt động đảm bảo yêu cầu hay không mà đã cấp giấy phép. Đề nghị bỏ điểm b khoản 2 việc thẩm định thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công cấp giấy phép xây dựng. Căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, vì thời điểm phải có giấy phép môi trường trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công hoặc cấp phép xây dựng là không phù hợp với thời điểm quy định tại điểm a khoản này và không cần thiết. Do đó, dự án chưa được triển khai xây dựng, các yếu tố chưa thực sự thay đổi so với thời điểm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Năm là, tại Điều 69 về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Tại điểm d khoản 1 đề nghị bỏ cụm từ “đóng cửa mỏ”, vì đã quy định trong Luật Khoáng sản. Tại điểm d khoản 1 bỏ vì đề án đóng cửa mỏ đã quy định cũng trong Luật Khoáng sản. Điểm d khoản 3 về kí quỹ cải tạo phục hồi môi trường chỉ thực hiện cho giai đoạn khai thác khoáng sản, không thực hiện khi đóng cửa mỏ.
Sáu là, tại Điều 76 yêu cầu về quản lý chất thải. Khoản 10 việc quy định cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải được quy hoạch xây dựng cho phạm vi liên tỉnh, liên vùng. Đề nghị bỏ quy định cứng phải quy định quy hoạch xây dựng cho phạm vi liên tỉnh, liên vùng thay vào đó là khi quy hoạch sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể từng vùng, từng tỉnh, vì thực tế khi vận chuyển chất thải đi qua các vùng, các đô thị và khu dân cư lại làm tăng nguy cơ sự cố môi trường.
Bảy là, tại Điều 87 về xử lý chất thải nguy hại. Khoản 3 việc quy định “không khuyến khích đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại có quy mô trong địa bàn một tỉnh”, đề nghị bỏ điều này vì cũng như khoản 10 Điều 76 tăng nguy cơ, vì chúng ta phải vận chuyển qua rất nhiều./.