ĐBQH NGUYỄN SĨ CƯƠNG BÀY TỎ QUAN ĐIỂM VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI)

29/12/2020

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận bày tỏ quan điểm về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Tại Phiên họp, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nêu ý kiến xung quanh việc đưa ra tiêu chí về môi trường trong sàng lọc dự án. Trên thực tế việc sàng lọc và đánh giá cũng như thẩm định dự án đầu tư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dự thảo luật cũng như của các pháp luật khác có liên quan đều thực hiện trong 2 giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi.

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cho rằng, phương án 2 của dự thảo luật rất là khoa học và xác lập lại đúng bản chất, mục tiêu của công cụ và dựa trên tiêu chí về môi trường. Những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ nào thì phải sàng lọc và thẩm định các công cụ tương ứng với giai đoạn của dự án đó. Từ đánh giá xác định bằng những công cụ tương ứng với giai đoạn triển khai dự án, từ đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi thì giấy phép của môi trường khi đi vào vận hành thì các dự án còn lại thì cũng vậy, tùy tính chất tác động xấu đến môi trường mà phải đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường được cấp ngay ở trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.


Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nêu quan điểm tại Phiên họp.

Việc đưa ra tiêu chí sàng lọc dự án đầu tư theo pháp luật chuyên ngành mà không phải chờ đến dự án Luật Bảo vệ môi trường lần này mới có, mà ngay trong Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội thông qua vào năm 2017 đã có những quy định rồi. Mặc dù không áp dụng một cách triệt để đối với các loại dự án đầu tư, nhưng luật này cũng đã đưa ra được các tiêu chí về công nghệ để yêu cầu dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân phải được thẩm định và có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Một ý nữa, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương muốn đề cập là việc nếu chúng ta chọn phương án 1 thì sẽ có một số bất cập, chẳng hạn như việc quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư đối với các đối tượng phải đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, có một điều là đối tượng phải chấp nhận chủ trương đầu tư trong đầu tư công theo Luật Đầu tư, Luật PPP thì điều đó cho thấy những điểm bất hợp lý, như là những dự án từ tên gọi đã khẳng định ngay là có tác động xấu đến môi trường nếu như triển khai thực hiện và cả những dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Theo phương án này nếu buộc cá nhân, tổ chức đề xuất dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thì họ không biết phải làm gì, rất mất thời gian và lãng phí nguồn lực cho xã hội.

Thứ hai là chưa có sự công bằng đối với các dự án đầu tư công và dự án đầu tư có vốn của tư nhân. Luật Đầu tư giới hạn về đối tượng thì rất ít, trong khi Luật Đầu tư công thì lại quy định rất đại trà, đánh đồng với các dự án đều phải thực hiện mà không cần phải phân biệt quy mô cũng như là loại hình.

Thứ ba là bỏ lọt rất nhiều những dự án có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư, thuộc dự án mà Nhà nước giao đất, cho thuê đất thu thông qua đấu giá và đấu thầu hoặc chuyển nhượng nhưng có tác động rất lớn đến môi trường khi triển khai. Các dự án này nếu không được đánh giá tác động về môi trường ở giai đoạn này cũng như khi thực hiện việc đánh giá tác động môi trường đã được thông qua thì sẽ lãng phí về tài chính và thời gian của các nhà đầu tư.

Cũng có ý kiến cho rằng nếu thực hiện phương án 2 thì sẽ bỏ lọt đối tượng thuộc nhóm 2 và nhóm 3 nếu như không đánh giá tác động môi trường. Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cho rằng, quan điểm này chưa thực sự là thuyết phục, chúng ta phải đưa ra các công cụ sàng lọc về môi trường đối với các dự án đầu tư ở từng giai đoạn triển khai. Ngay cả các dự án mặc dù đã được chấp nhận chủ trương đầu tư nhưng chưa chắc đến giai đoạn đánh giá tác động môi trường hay là việc cấp phép môi trường được thông qua, vì giai đoạn tiền khả thi chỉ để xem xét sơ bộ nhằm hướng tới cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các quy mô, địa điểm, mục tiêu dự kiến thực hiện dự án, đến giai đoạn đánh giá tác động môi trường hay đến giai đoạn cấp giấy phép môi trường thì các vấn đề về môi trường sẽ được đánh giá một cách chi tiết, đầy đủ ở nhiều góc độ như quy mô phát thải và công nghệ xử lý chất thải.

Đối với các dự án thuộc nhóm 1 thì sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đề nghị cấp giấy phép môi trường ngay ở giai đoạn nghiên cứu khả thi. Cơ sở cho việc phân loại cũng như phân luồng các dự án vào các tiêu chí về môi trường tôi tin rằng bằng việc thực tiễn học hỏi cũng như qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc phân loại các dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường hoàn toàn có thể thực hiện được. Do vậy, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương đồng tình với rất nhiều ý kiến của các đại biểu khác là chọn phương án 2 trong dự thảo luật. Nội dung cuối cùng, xuất phát từ yêu cầu phải có luật này điều chỉnh trong thực tiễn, Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội thông qua dự án này trong kỳ họp này./.

Bích Lan