GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ HỌP THỨ 3 - LINH HOẠT, ĐÁP ỨNG TỐT HƠN YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN VÀ SỰ KỲ VỌNG CỦA NHÂN DÂN

16/06/2022 17:01

Bày tỏ quan điểm, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Kỳ họp thứ 3 được tổ chức với tinh thần tiếp tục đổi mới và luôn tự hoàn thiện, linh hoạt điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn và sự kỳ vọng của cử tri, Nhân dân.


Sau 19 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Kỳ họp thứ 3 là kỳ họp thường kỳ đầu năm 2022, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm đầu tiên thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Quốc hội đã xem xét một khối lượng công việc lớn, với sự đồng thuận, thống nhất rất cao, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022, mà cả cho giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.


Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tại Kỳ họp này, đã có 1.484 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 6 phiên thảo luận Tổ, 592 lượt thảo luận và 62 lượt tranh luận tại 23 phiên họp toàn thể tại Hội trường, trong đó tại phiên chất vấn có 133 lượt đại biểu thực hiện quyền chất vấn, 28 lượt đại biểu tranh luận để làm rõ hơn những vấn đề quan tâm. Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 05 Luật, 16 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, cho ý kiến về 06 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Nhìn lại và đánh giá về Kỳ họp thứ 3, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, được tổ chức với tinh thần tiếp tục đổi mới và luôn tự hoàn thiện, linh hoạt điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, Kỳ họp thứ 3 vẫn đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn và sự kỳ vọng của cử tri, Nhân dân.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nhận định: Tại Kỳ họp này, nhóm giải pháp về phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trả lời rất ràng, công tâm. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm với tinh thần xây dựng. Quốc hội đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt những cam kết cụ thể, cả về những việc phải làm và thời hạn hoàn thành để tạo chuyển biến thực sự đối với từng lĩnh vực được chất vấn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân và cử tri cả nước. Đây cũng là cơ sở để Quốc hội giám sát lại và xem xét lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm giữa nhiệm kỳ.

Ngoài ra, qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 ở các địa phương, nhiều vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội đã được nêu tại Kỳ họp này đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành tiếp thu, đưa ra các giải pháp. Đó là Quốc hội đã quyết nghị nhiều định hướng lớn, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Kết luận của Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch Covid-19 năm 2022, về các khung kế hoạch 05 năm 2021-2025, đặc biệt là khẩn trương triển khai đồng bộ và đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…, nhằm khơi thông nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực để vượt qua khó khăn, thách thức, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và yêu cầu Chính phủ tăng cường chỉ đạo, có giải pháp siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm trong lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước, trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công.  

Quốc hội cũng đã quyết nghị nhiều định hướng lớn, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Kết luận của Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch Covid-19 năm 2022, về các khung kế hoạch 05 năm 2021-2025, đặc biệt là khẩn trương triển khai đồng bộ và đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…, nhằm khơi thông nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực để vượt qua khó khăn, thách thức, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và yêu cầu Chính phủ tăng cường chỉ đạo, có giải pháp siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm trong lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước, trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công.  

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội nhận xét rất đúng, rất trúng các vấn đề được Nhân dân quan tâm. Các đại biểu đã có nhiều hiến kế giúp cho Quốc hội trong việc ban hành nghị quyết cũng như đóng góp ý kiến vào các dự án luật để nước ta vượt qua giai đoạn tác động của dịch bệnh Covid-19 nhằm thúc đẩy phát triển đất nước.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã rất chủ động, linh hoạt, kịp thời lấy ý kiến ngay tại các cuộc họp, bàn thảo kỹ lưỡng cũng như chỉ đạo các Bộ ngành thực hiện đối với kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng cuối năm 2022 cũng như các vấn đề “nóng” đang được người dân quan tâm. Điều này đã thể hiện sự đồng thuận cao từ Trung ương đến địa phương.

Với tinh thần như vậy, chất lượng Kỳ họp Quốc hội càng hiệu quả và các nội dung của kỳ họp ngày càng được thực hiện với một tinh thần trách nhiệm cao nhất nên sẽ có một hiệu ứng lan tỏa và là điều kiện, cơ sở để giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nghị quyết cũng như các chương trình của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ trong thời gian tới đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất.

Trong các phiên thảo luận, Quốc hội luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao. Đó là số lượng đại biểu tham gia bấm nút rất nhiều, với mong muốn góp ý vào các dự án luật cũng như các nghị quyết, chương trình, nội dung của Kỳ họp với tinh thần sôi nổi, tích cực. Nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất đạt chất lượng cao trên tinh thần xây dựng.

Nhận xét về việc chuẩn bị cho Kỳ họp và các dự án luật để cho ý kiến, đại biểu Nguyễn Thành Nam - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, cho rằng, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận nhiều nội dung. Nhiều đại biểu đánh giá rất cao việc các cơ quan của Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ dự án luật để trình Quốc  hội xem xét. Các đại biểu Quốc hội đều đóng góp ý kiến vào các dự án luật một cách nghiêm túc, có trách nhiệm khi tham gia họp Tổ và thảo luận ở Hội trường.  


Đại biểu Nguyễn Thành Nam - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ.

Tại Kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 05 luật, 03 nghị quyết, góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng nền điện ảnh Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tạo động lực mới trong công tác thi đua khen thưởng, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, phát triển tỉnh Khánh Hòa nhanh và bền vững, là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc thông qua các luật, nghị quyết với sự thống nhất, tập trung cao là thành quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,  Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan, với sự phát huy dân chủ, tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của Nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, các bậc lão thành cách mạng, các chuyên gia, nhà khoa học...

Đại biểu Nguyễn Thành Nam tin tưởng, với các luật, nghị quyết, quyết sách được thông qua tại Kỳ họp này sẽ được áp dụng vào trong cuộc sống được thiết thực, hiệu quả hơn đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức Kỳ họp Quốc hội dưới hình thực tập trung đã tạo nhiều điều kiện để các đại biểu có cơ hội tương tác, trao đổi với nhau tốt hơn, thuận lợi hơn khi tổ chức họp trực tuyến. Như vậy, nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu khi tham gia thảo luận ở Tổ cũng như tại Hội trường bằng hình thức trực tiếp vào những quyết sách, dự án luật của Quốc hội mới thực sự hiệu quả, chất lượng cao.

Trong Kỳ họp này, nội dung được đại biểu Nguyễn Thành Nam quan tâm nhất là Quốc hội cho ý kiến về dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1). Đây là những dự án đường giao thông thiết yếu, bức thiết cần được triển khai để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và người dân. Những nội dung của các dự án vẫn đang được Quốc hội lắng nghe, tiếp thu, cho ý kiến nhưng với sự đồng thuận cao, đại biểu Nguyễn Thành Nam tin tưởng rằng, các công trình giao thông sẽ được triển khai đúng theo kế hoạch, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước.

Đánh giá về sự điều hành và tổ chức Kỳ họp, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu quan điểm: Việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp thứ 3 bằng hình thức trực tiếp thì các nội dung thảo luận ở Tổ và Hội trường chắc chắn sẽ hiệu quả hơn họp trực tuyến. Vì các đại biểu có nhiều cơ hội để trao đổi về các dự án luật, nghị quyết một cách cụ thể hơn trước khi đăng đàn đóng góp ý kiến, tranh luận tại Hội trường và chất vấn các Tư lệnh ngành.


Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tuy nhiên, với hình thức họp trực tiếp thì Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội; các đồng chí là đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành sẽ khó khăn hơn trong việc sắp xếp thời gian để tham dự một cách đầy đủ. Vì vậy, Quốc hội có thể xem xét như việc tổ chức Kỳ họp trực tiếp nên dành cho các đại biểu Quốc hội chuyên trách nhiều hơn. Còn các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm thì có thể tham dự một nửa thời gian của Kỳ họp. Ví dụ như Kỳ họp trực tiếp có 20 ngày thì đại biểu Quốc hội chuyên trách tham dự đủ cả 20 ngày để tham gia vào công tác biên soạn, thẩm định và đóng góp ý kiến vào các dự án luật. Còn đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm có thể tham dự 10 ngày và thời gian còn lại dành cho việc nghiên cứu tài liệu khi tham gia đóng góp vào các dự án luật, nghị quyết.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Kỳ họp thứ 3 với sự điều hành của đoàn Chủ tịch cũng rất năng động, trong đó Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có sự sáng tạo trong điều hành các phiên thảo luận, chất vấn, tranh luận để phản ánh đầy đủ, toàn diện các nội dung, không bị bỏ sót. Hầu hết các dự án Luật mà Quốc hội thông qua đều được chuẩn bị kỹ lưỡng nên hy vọng rằng, các Luật này sẽ đi vào cuộc sống một cách thiết thực. Còn lại những luật tiếp tục được lấy ý kiến như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Dầu khí (sửa đổi) thì Ban soạn thảo cần có thêm phần đánh giá tác động đến đời sống của người dân và các lĩnh vực kinh tế-xã hội, thủ tục hành chính…

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc hài hòa về phát triển kinh tế giữa các vùng, miền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện còn khó khăn. Vừa qua, chương trình Mục tiêu quốc gia về kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được phân bổ vốn nhưng so với tiến độ còn chậm. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị việc phân bổ vốn để hỗ trợ cho người dân tại nơi này sớm được triển khai ở các địa phương, cơ sở để người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, kinh doanh, góp phần vào phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương./.

Bích Lan