THƯỜNG TRỰC UỶ BAN KINH TẾ LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN THAN VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

11/08/2023 18:58

Nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật đất đai (sửa đổi) theo dự thảo ngày 1/8/2023 và một số Luật liên quan, Chiều ngày 11/8, Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam nhằm lắng nghe một số kiến nghị liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh của TKV được quy định trong Luật đất đai (sửa đổi).

KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

THU HỒI ĐẤT PHẢI CĂN CỨ VÀO VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Tại buổi làm việc, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã kiến nghị sửa đổi một số nội dung dự thảo Luật đất đai(sửa đổi) và các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, trong đó liên quan đến cơ chế hoàn trả đất sau khai thác Bauxit; Bổ sung thêm đối tượng công nhân ngành than là đối tượng được mua nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đồng thời kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi Luật khoáng sản cho phù hợp với thực tiễn và sửa đổi Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước, sửa đổi Luật xây dựng.

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo TKV, Các mỏ quặng Bauxit có đặc điểm dạng kiểu bề mặt, chiều dày vỉa mỏng(trung bình từ 2 mét đến 2,5 mét), diện tích phân bố rộng ( hàng ngàn đến chục ngàn ha) trình tự khai thác – hoàn thổ theo hình thức cuốn chiếu( khai thác đến đâu, đổ đất phù hoàn thổ đến đó) với tốc độ nhanh(3-5 năm sẽ chuyển sang khu vực khai thác mới), gây áp lực lớn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện nay, các khu vực sau khai thác quặng bauxit được đổ thải hoàn thổ và trồng cây keo theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, TKV tiếp tục quản lý các diện tích đất này đến hết đời dự án nhưng không phục vụ công tác khai thác quặng là mục tiêu chính của các khu đất này. Vì vậy TKV cho rằng cần có khung pháp lý để đưa diện tích đất này vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Ông Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam phát biểu

Liên quan đến cơ chế hoàn trả đất sau khai thác bauxit, Lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cho biết hiện việc trỉển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sải khai thác quặng Bauxit đang gặp nhiều vướng mắc do quy định của pháp luật về đất đai chưa phù hợp với thực tiễn và đặc trưng của các mỏ bauxit. Trong đó TKV chỉ rõ Luật đất đai chưa có quy định cụ thể để sử dụng đất sau khai thác bauxit có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và mong muốn của ngừoi dân(ưu tiên sử dụng quỹ đất sau khai thác để bố trí tái định canh, tái định cư; cho các hộ dân trong diện tích thu hồi đất phục vụ khai thác bauxit). Cùng với đó, Luật cũng chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính đối với việc bàn giao sớm diện tích đất đã khai thác quặng bauxit cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV( về số tiền TKV đã ứng trước để bồi thường, GPMB, việc hạch toán phần quyết toán giá trị TKV được hoàn trả từ tiền sử dụng đất thu được) trong giai đoạn thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo diện tích khai thác hàng năm khi các dự án đầu tư đã thực hiện xong và đã được phê duyệt quyết toán.

Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giảm đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam phát biểu 

Từ vướng mắc đó, TKV kiến nghị, để phát triển bền vững lĩnh vực Bauxit, alumin và nhôm theo chỉ đạo của Bộ chính trị và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội , đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên cũng như phù hợp với nguyện vọng của ngừoi dân được nhận lại đất sau khai thác, đồng thời bảo toàn vốn mà doanh nghiệp đã ứng trước theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định vư đã được phê duyệt mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. TKV đề nghị bổ sung đối tượng bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất đối với ngừoi sử dụng đất, trả lại đất trước thời hạn tại khoản 2, Điều 82 của dự thảo Luật : “ Ngừoi sử dụng đất giảm hoặc không có nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất. Ngừoi sử dụng đất trả lại đất theo đề nghị của địa phương vì mục đích phát triển kinh tế xã hội địa phương công cộng”.

Để có cơ chế thực hiện theo đề xuất bổ sung tạo Khoản 2, Điều 82, TKV đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Điều 106 của Dự thảo Luật theo hướng “ Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển Kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, địa phương và công cộng theo quy định tại Điều 78,79 và khoản 2, Điều 82. Đồng thời bổ sung thêm điểm f, khoản 2 Điều 106 về trường hợp không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đấy còn lại khi Nhà nước thu hội đất bao gồm thêm loại đất được ngừoi sử dụng đất trả lại theo đề nghị của địa phương vì mục đích phát triển kinh tế xã hội địa phương, công cộng theo quy định tại Khoản 2 điều 82 của Luật này. TKV đánh giá, với những vướng mắc TKV đang gặp phải, việc Luật Đất đai ( sửa đổi) lần này, bổ sung thêm quy định đó sẽ đảm bảo tính công bằng, tránh lãng phí tài nguyên, khuyến khích tổ chức, cá nhân tự nguyện bàn giao sớm một phần diện tích đất đã thực hiện xong việc khai thác khoáng sản cho địa phương để phcuj vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngoài ra điều này sẽ giúp TKV đảm bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai dự án.

Về việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại Khoản 2 Điều 90 quy định “ Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Đối với hộ gia đình có nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc đất ở”. Tuy nhiên, theo TKV, nếu quy định như vậy thì việc bồi thường về đất sẽ hạn chế trong việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất thu hồi, trường hợp đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi thì không được bồi thường về đất. Do vậy, để có cơ sở pháp lý cho việc tái sử dụng những khu đất đã khai thác, tránh lãng phí tài nguyên đất đai, thông qua việc sử dụng quỹ đất đã khai thác để đền bù cho ngừoi dân có đất bị thu hồi để ở, hoặc canh tác, TKV đề nghị sửa đổi theo hướng. việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng hoăc khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

Ngoài ra, TKV đề nghị bổ sung khoản 4, Điều 90 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thên nội dung là “ Nhà nước xem xét hỗ trợ bố trí tái định cư hoặc bồi thường về đất trên cơ sở quỹ đất sau khai thác của chu kì trước để phục vụ cho các chu kỳ tiếp theo đối với hoạt động khai thác khoáng sản mà diện tích sử dụng đất lớn, khai thác cuốn chiếu hoặc có chu kỳ khai thác ngắn để tránh lãng phí tài nguyên đất với các mỏ khai thác( bauxit, Titan, Cromit..)

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu

Tiếp thu và lắng nghe ý kiến giải trình từ Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Thường trực Uỷ ban Kinh tế cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu xem xét những kiến nghị của TKV, để sửa đổi Luật Đất đai làm sao giải quyết những vướng mắc trong thực tế một cách bao quát hơn, trên tinh thần xuyên suốt làm sao đưa đất đai trở thành nguồn lực tối ưu phát triển kinh tế xã hội.

Hải Yến