ĐBQH Bùi Thị An - TP Hà Nội: Cần công bằng trong quá trình lập danh sách bầu cử giữa những người tự ứng cử và những người được giới thiệu

17/11/2014 15:00

Tôi hoàn toàn tán thành về sự cần thiết ban hành Luật bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời điểm này đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, cho nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cơ quan lập pháp là quan trọng số một, mà các cơ quan này chỉ được nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động khi từng đại biểu của các cơ quan này đạt được tiêu chuẩn mong muốn. Ở đây, tôi xin tập trung vào mấy vấn đề sau.

Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn, cơ cấu và chất lượng đại biểu

17/11/2014 15:00

Thảo luận về dự án Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, nhiều ĐBQH đề nghị, trong luật hợp nhất lần này cần xử lý tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tiêu chuẩn, cơ cấu và chất lượng đại biểu. Theo đó, một đại biểu không nên gánh quá nhiều cơ cấu. Hay không nên áp dụng một tiêu chuẩn chung cho ứng cử viên từ HĐND cấp xã tới QH. Và nên quy định trong Luật việc Hội đồng bầu cử quốc gia, thiết chế độc lập mới của Hiến pháp năm 2013, tự giải thể, miễn nhiệm khi hoàn thành nhiệm vụ.

Dung hòa chất lượng và cơ cấu đại biểu là việc rất khó

17/11/2014 15:00

Luật hợp nhất bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND lần này đưa ra một tiêu chí cho ứng cử viên từ HĐND cấp xã cho tới QH, tôi thấy không ổn. Ứng cử ĐBQH tiêu chuẩn phải cao hơn nhiều.

Chỉ nên có hai hình thức sở hữu chung và riêng, nhưng cần phân định rõ

14/11/2014 15:00

Khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2005, Chính phủ đã xác định mục tiêu, quan điểm tiếp tục pháp điển hóa pháp luật dân sự để không phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này. Trong lần sửa đổi này, Tờ trình của Chính phủ đề ra mục tiêu là xây dựng Bộ luật Dân sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa - chưa thấy có cơ sở đánh giá đổi mới xong sẽ tốt hơn

15/11/2014 15:00

Nhìn vào chủ trương, mục tiêu của Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tôi thấy có nhiều điểm mới nhưng lại chưa thấy có cơ sở nào để đánh giá đổi mới xong sẽ tốt hơn hiện tại.

Nhiều chủ thể biên soạn sách giáo khoa sẽ dẫn đến tình trạng thương mại hóa, tác động trực tiếp đến môi trường giáo dục

15/11/2014 15:00

Để có một bộ sách giáo khoa có chất lượng cần huy động chính những đội ngũ nhà giáo giỏi, có kinh nghiệm từ các trường phổ thông và đại học, các chuyên gia giỏi thuộc các Hội nghề nghiệp biên soạn và chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Dự án luật cần quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

15/11/2014 15:00

Dự thảo trình QH lần này bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện để xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của người khác và yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chỉ còn quy định về thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 644 dự thảo thì thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

Cần tránh tư duy có đề án là có tiền

15/11/2014 15:00

Từ 35 nghìn tỷ đồng trong lần đầu tiên trình UBTVQH đến Kỳ họp này, dự toán kinh phí của Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã rút xuống chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Sự chênh lệch của các con số và dự toán của Đề án đặt ra nhiều câu hỏi. Đúng là muốn đổi mới phải có kinh phí. Nhưng tiền của dân có được chi tiêu một cách thiết thực và hiệu quả hay không khi mà nội dung của Đề án thì mênh mông quá, thiếu tính khả thi còn dự trù kinh phí lại rất cụ thể ví dụ như 13,1 tỷ đồng chi tập huấn đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình sách giáo khoa...

ĐBQH Đinh Thị Phương Lan - Quảng Ngãi: Đề nghị bổ sung nguyên tắc không được đầu tư ngoài ngành, nghề được giao để tránh tình trạng đầu tư tràn lan

15/11/2014 15:00

Về một số vấn đề chung, tôi đồng tình với những khuyến nghị trong một số nghiên cứu chuyên đề của Ủy ban kinh tế và Viện nghiên cứu lập pháp. Về vai trò của tập đoàn kinh tế và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hệ thống giám sát tài chính. Theo đó, để đảm bảo nguồn vốn nhà nước được đầu tư có hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, tôi đề nghị cần rà soát các luật liên quan nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để thuận lợi cho việc phát triển hiệu quả các tập đoàn kinh tế, nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung vốn, thúc đẩy sự hợp tác và chuyên môn hóa, thống nhất thị trường bị phân tách, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận theo hướng khuyến khích, sát nhập hiệu quả các doanh nghiệp đơn lẻ chứ không phải theo hướng mở rộng đầu tư ngoài ngành.

Ưu đãi với doanh nghiệp Nhà nước: Nghịch lý sử dụng đồng tiền của dân

15/11/2014 15:00

"Có thể thấy một nghịch lý là đôi khi chính đồng tiền thuế của người dân chưa được chi tiêu một cách hiệu quả nhất".

Các tin đã đưa: