ĐBQH Huỳnh Ngọc Ánh - TP Hồ Chí Minh: Luật cần tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện

04/06/2014 14:00

Về ngạch thẩm phán. Nếu luật hiện hành chia ra thành thẩm phán tối cao, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp. Tôi cho rằng như vậy là bất hợp lý, bởi vì xin nhắc lại quá khứ, Hội đồng nhân dân bầu ra thẩm phán được gọi là thẩm phán tòa án nhân dân huyện A cụ thể, hoặc thẩm phán nhân dân tỉnh A cụ thể, không gọi là thẩm phán cấp huyện hoặc thẩm phán cấp tỉnh.

ĐBQH Hồ Thị Thủy và Trần Xuân Hùng: Cần xây dựng và phát triển án lệ

03/06/2014 14:00

Liên quan việc xây dựng và phát triển án lệ, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao cho tòa án nhân dân tối cao xây dựng án lệ như trong dự thảo luật.

ĐBQH Đặng Công Lý - Bình Định: Nên thành lập tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực

03/06/2014 14:00

Thứ nhất, về tổ chức Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, tức là Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân sơ thẩm đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện quy định tại Khoản 4, Điều 3. Trong dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm được thiết kế theo hai phương án:

ĐBQH Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc: Cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để phân định cơ quan nào thuộc UBTVQH, thuộc QH

04/06/2014 14:00

Dự án Luật Tổ chức QH (sửa đổi) trình QH tại Kỳ họp lần này đã được tiếp thu khá đầy đủ ý kiến đóng góp của ĐBQH. Theo đó, các quy định đã dần làm sáng tỏ việc ĐBQH là trung tâm của QH, được đưa lên quy định ở Chương II. Hoan nghênh việc Luật đã kịp thời cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp, song một số ĐBQH thẳng thắn, Luật không được vượt qua Hiến pháp nhưng không có nghĩa là bê nguyên xi câu chữ của Hiến pháp. Sửa Luật này phải làm cho QH mạnh hơn.

ĐBQH K’sor Phước (Gia Lai): Luật không được vượt qua Hiến pháp, nhưng không phải là bê nguyên xi câu chữ của Hiến pháp

04/06/2014 14:00

Sửa đổi Luật Tổ chức QH phải xuất phát từ ĐBQH. Hiến pháp, từ Điều 79 đến Điều 85, đã quy định 12-13 nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH. Vì vậy, Luật Tổ chức QH đầu tiên phải xem ĐBQH được quyền hạn gì, phải thực hiện nhiệm vụ gì? Nếu xác định xong vai trò, vị trí của ĐBQH trong tổ chức của QH thì tất cả các quyền phải được thể hiện như thế nào? Phải thể hiện ở cả ba chức năng quan trọng nhất của QH là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

ĐBQH Nguyễn Hữu Đức - Bình Định: Cần luật hóa, rà soát các quy định về chế độ, về chức danh tiêu chuẩn, vấn đề lương và phụ cấp thâm niên đối với cán bộ hải quan

31/05/2014 14:00

Về tiêu chí cụ thể thành lập Cục hải quan do Chính phủ quy định. Tuy nhiên cần luật hóa, rà soát các quy định về chế độ, về chức danh tiêu chuẩn, vấn đề lương và phụ cấp thâm niên đối với cán bộ hải quan cũng như chế độ khác. Bởi vì những chế độ chính sách này được Đảng và Nhà nước quan tâm, ngành hải quan đã thực hiện ổn định từ nhiều năm nay.

ĐBQH YaDuck - Lâm Đồng: “Đề nghị dự thảo luật cần bố trí một điều để quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động hải quan”

31/05/2014 14:00

Về ý kiến chung, Luật hải quan (sửa đổi) lần này quá chi tiết về quy luật các nội dung công việc hoạt động của cơ quan hải quan, của từng vị trí công việc, của cán bộ, công chức hải quan.

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh: Đề nghị bổ sung ngày bảo vệ môi trường Việt Nam

02/06/2014 10:05

Thứ nhất, đề nghị bổ sung ngày bảo vệ môi trường Việt Nam. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người mẫu mực về yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường.

ĐBQH Võ Trọng Việt - Kon Tum: Chính sách đảm bảo và quyền hạn của lực lượng hải quan còn rụt rè

02/06/2014 14:00

Tôi thấy rằng Quốc hội thảo luận khen chê rất rõ ràng, tôi nghĩ đây là phần thưởng rất lớn cho ngành hải quan. Riêng luật này tôi thấy Ban soạn thảo đã tiếp thu tối đa được ý kiến của các đại biểu và đưa vào luật tương đối hoàn thiện.

ĐBQH Huỳnh Minh Hoàng - Bạc Liêu: Nhập khẩu quá cảnh hàng hóa và nhập khẩu phế liệu, lợi ít hại nhiều

02/06/2014 14:00

Về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu quá cảnh hàng hóa Điều 81. Tôi còn băn khoăn nội dung Khoản 3, Điều 81 quy định: việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Với lý do xu hướng dịch vụ phá dỡ tàu biển cũ di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và kém phát triển ngày càng rõ nét.

Các tin đã đưa: