Ý KIẾN ĐBQH TỈNH BẠC LIÊU: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ GẮN VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

28/04/2018

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, về quy định các công ty cung cấp dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam (Luật An ninh mạng) và các giải pháp khắc phục tình trạng khó khăn, bất cập trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử gắn kết với cải cách hành chính.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu

Ngày 08/12/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về quy định các công ty cung cấp dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam (Luật An ninh mạng) và các giải pháp khắc phục tình trạng khó khăn, bất cập trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử gắn kết với cải cách hành chính.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV như sau:

I. Khoảng một tuần nay, một số tờ bảo chính thống của Việt Nam nhận định: Nêu khoản 4, Điều 34, dự thảo Luật An ninh mạng được thông qua, các công ty cung cấp dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam mới được quyền cung cấp dịch vụ.

Nếu vậy, một số nhà cung cấp dịch vụ như: Google, Facebook, Skype... sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Quan điểm của Bộ trưởng về việc này như thế nào?

II. Bên cạnh những kết quả tích cực, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), giao dịch điện tử gắn kết với cải cách hành chính (CCHC), nhất là cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) những năm qua và hiện nay đang tồn tại một số hạn chế, khó khăn, bất cập:

  1. Người đứng đầu một số cơ quan Nhà nước chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyển điện tử; chưa gương mẫu tham gia trực tiếp vào quá trình chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng.
  2. Việc ứng dụng CNTT tại nhiều nơi chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động CCHC. Nhân lực ứng dụng CNTT tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương vừa thiếu, vừa hạn chế về năng lực, nhất là bộ phận chuyên trách, tham mưu, quản lý về ứng dụng CNTT.
  3. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống trang thiết bị của mạng lưới trực tuyến chưa đồng bộ, nhất là ở cơ sở.
  4. Việc bố trí kinh phí đầu tư cho úng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước chưa có mục chỉ riêng cho ứng dụng CNTT mà chỉ được bố trí, cấp chung trong kinh phí hoạt động. Điều đó dẫn đến thực trạng là cơ quan, đơn vị, địa phương nào được lãnh đạo quan tâm thì mới có bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT.
  5. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, mà mới chỉ quan tâm đến sổ lưọng dịch vụ công trực tuyển triển khai nhưng chưa phát sinh hồ sơ trực tuyến.
  6. Người dân chưa thay đổi được thói quen khi tiếp cận dịch vụ công, mà chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp, hỏi, nhờ, yêu cầu cơ quan Nhà nước hướng dân, làm dùm... mà chưa tự tìm hiếu, tiếp cận, thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử, dễ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.

Xin Bộ trưỏng cho biết, với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng đang và sẽ có những giải pháp khả thi nào khắc phục thực trạng trên?

Về vấn đề Đại biểu quan tâm, Bộ TTTT xin được trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Câu I.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, quản lý và sử dụng nội dung thông tin trên mạng, cao nhất mới ở cấp Nghị định (cụ thể là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan), do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý khi các lĩnh vực khác có liên quan như thương mại điện tử, thuế được điều chỉnh ở các văn bản luật có hiệu lực cao hơn khiến cho các quy định quản lý không được triển khai đồng bộ, bảo đảm hiệu quả quản lý. Vì vậy, công tác đàm phán với các tổ chức, doanh nghiệp có các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình như Facebook, Google gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, thực tiễn đòi hỏi cần có văn bản quy phạm pháp luật ở câp cao hơn để có căn cứ pháp lý đủ mạnh nhằm quản lý hiệu quả hơn nội dung thông tin trên mạng, đặc biệt đối với thông tin cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.

Qua quá trình làm việc, đàm phán với Facebook, Google để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên hai mạng xã hội Facebook và Youtube, Bộ TTTT nhận thấy nổi lên một số khó khăn do các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn những khoảng trống, cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp này đều không có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm và trong việc yêu cầu các doanh nghiệp này thực hiện nghĩa vụ thuê đôi với Nhà nước.

+ Nội dung thông tin do người Việt Nam cung cấp trên hai mạng Facebook, Youtube lại được Facebook và Google lưu trữ tại nhiều máy chủ và đặt tại nhiều nơi khác nhau.

Về việc Google hay Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam, thời gian qua, cơ quan chức năng của Bộ TTTT cũng đã tiến hành khảo sát, thống kê. Thực tế là Google, Pacebook hay các công ty cung cấp dịch vụ cho họ đã đặt khá nhiều máy chủ tại Việt Nam để lưu trữ, xử lý thông tin nhằm tối ưu hóa các loại hình dịch vụ cung cấp chứ không phải chưa đặt. Việc luật hóa nội dung này có thể nói là để phục vụ công tác quản lý thực tiễn đã và đang diễn ra.

Mặt khác, việc Facebook và Google rút hay không rút khỏi Việt Nam mới chỉ là dự đoán về một trong những tình huống có thể xảy ra. Trong khi hiện tại, mặc dù Facebook và Google chưa hề có bất cứ giấy phép nào tại Việt Nam nhưng đang thu nguồn thu rất lớn từ thị trường Việt Nam. Do đó, quan điểm của Bộ TTTT cho rằng đây là vấn đề về kinh tế và khi doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Vì vậy, Bộ TTTT ủng hộ những nỗ lực của Bộ Công an và Bộ TTTT mong muốn có các quy định nhằm điều chỉnh được các khoảng trống hiện nay, phù hợp với các thỏa thuận, cam kết hợp tác quốc tế nhưng vẫn phải khắc phục được khó khăn nêu trên để quản lý hiệu quả hơn nội dung thông tin trên mạng, tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế sẽ khó có phương án hoàn hảo, tuy nhiên dưới góc độ an ninh quốc gia thì các biện pháp quản lý của Bộ Công an tại dự thảo này là cần thiết.

Câu II.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, với chức năng quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp chính như sau:

  • Đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các Bộ, ngành triển khai các nội dung đối với cơ quan chủ quản triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Triển khai, hướng dẫn ứng dụng CNTT theo hướng nâng cao hiệu quả, nhất là hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, cung câp dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tập trung vào các thủ tục hành chính có tần suất người dùng cao.
  • Phối hợp Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tăng cường gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước với cải cách hành chính.
  • Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành và áp dụng Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), làm cơ sở triển khai hiệu quả, đồng bộ ứng dụng CNTT, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.
  • Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện môi trường pháp lý cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Trước tiên tập trung một số nội dung như về cơ chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước, sử dụng chữ kỷ số trong văn bản của cơ quan nhà nước, lưu trữ điện tử, xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT,...
  • Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò và lợi ích của dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
  • Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử trong xu thế thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các nội dung như ứng dụng Internet kết nối vạn vận (IoT), ứng dụng điện toán đám mây (Cloud Computing), xử lý dữ liệu lớn (Big Data), mạng xã hội (Social), đô thị thông minh (Smart city),...
  • Để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển khai ứng dụng CNTT, trong thời gian qua, Bộ TTTT đã có nhiều kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) để cố gắng tháo gỡ, tuy nhiên kết quả nguồn vốn cấp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, Bộ TTTT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo Bộ Kêd hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí cho Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm
Các bài viết khác