Ý KIẾN ĐBQH TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ: VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT; CÔNG TÁC THI HÀNH VỚI CÁC KHOẢN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

05/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, về các nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; Kết quả thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng; Nguyên nhân chính và các giải pháp để từng bước thu hồi nguồn vốn trên...

Ngày 15/11/2017, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, về các nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; Kết quả thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng; Nguyên nhân chính và các giải pháp để từng bước thu hồi nguồn vốn trên; Tác động của khoản nợ trên đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng tín dụng trong cả nước.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

 Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế​ chất vấn Bộ Tư pháp

1. Trong những năm qua, công tác xây dựng và soạn thảo pháp luật và luật trình Quốc hội có nhiều tiến bộ về nội dung và số lượng. Bên cạnh đó có một số tồn tại hạn chế kéo dài nhiều năm chậm khắc phục đó là:

- Nội dung của một số luật chưa bảo đảm chất lượng cá biệt có luật thông qua và sắp đến thời gian hiệu lực thì phải dừng lại và phải thảo luận nhiều kỳ họp mới thông qua được.

- Thời gian dự thảo luật gửi đến Đại biểu Quốc hội hầu hết không đúng thời gian theo quy trình xây dựng pháp luật.

Vậy trên cương vị là Bộ trưởng, đề nghị đồng chí cho biết những nguyên nhân chính nào để những hạn chế trên kéo dài nhiều năm; thời gian tới đồng chí có những giải pháp nào để tham mưu cho Chính phủ để từng bước khắc phục những hạn chế nêu trên.

2. Trong Báo cáo Chính phủ số 439/BC-CP ngày 14/10/2017 về công tác thi hành án năm 2017 có nội dung đề cập:

Vụ án Huỳnh Thị Huyền như là một trong những đại án hình sự, với số tiền phải thi hành án lên tới 13.767 tỷ

"Án liên quan các khoản nợ tín dụng có số tiền phải thi hành rất lớn ( trên 99.000 tỷ đồng, chiếm 60,74%...) kết quả thi hành chỉ đại 27,89%."

Trên cương vị Bộ trưởng đồng chí cho biết:

- Số nợ trên tập trung vào các lĩnh vực án nào?

- Nguyên nhân chính và giải pháp nào để từng bước thu hồi nguồn vốn trên?

- Tác động của khoản nợ trên đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng tín dụng trong cả nước?

Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn

1. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục các hạn chế của công tác xây dựng và soạn thảo pháp luật và luật:

a. Nguyên nhân:

- Trong quá trình đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, BTP cũng như cơ quan đề xuất còn chưa trù liệu hết được các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện Chương trình;

- Thời gian và nguồn lực mà các cơ quan chủ trì dành cho việc xây dựng, thẩm định dự thảo luật, pháp lệnh còn chưa tương xứng với yêu cầu và tính phức tạp của công việc;

- Do yêu cầu về hoàn thiện pháp luật để giải quyết nhiều vấn đề tại cùng một thời điểm, nhất là các vấn đề mới phát sinh, nhiều bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo cùng lúc 2 - 3 dự án luật để trình QH, tạo ra sức ép công việc lớn;

- Việc tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được đảm bảo về thời gian gửi hồ sơ trình, thẩm định, thẩm tra, góp ý; phối hợp hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh.

b. Giải pháp:

- BTP phối hợp các Bộ, ngành giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm đảm bảo tính khả thi; chủ trì, phối hợp với Văn phòng CP tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm trra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; công khai tình hình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các dự án chưa đảm bảo tiến độ trên Trang Thông tin điện tử của CP và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

- BTP, VPCP tăng cường các buổi làm viêdcj với Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 để trực tiếp nắm bắt khó khăn, vướng mắc và tiến độ chuẩn bị các dự án;

- BTP tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

- BTP tham mưu Chính phủ, Thủ thướng CP:

+ Dánh nhiều thời gian hơn nữa cho công tác xây dựng pháp luật, duy trì việc tổ chức Phiên họp chuyên đề thảo luận, chỉ đạo xử lý những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội; quan tâm, kiện toàn tổ chức, biên chế và nâgn cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế;

+ Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục xác định công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh do cơ quan trình chủ trì chuẩn bị; coi việc hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được giao là một trong những căn cứ để Quốc hội xem xét, đánh giá mức tín nhiệm khi QH tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn.

+ Chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

2. a. Về kết quả thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đã phối hợp Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ xây dựng, trình tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV Báo cáo số 439/BC-CP.

b. Các khoản nợ của tổ chức tín dụng phải thi hành án tập trung vào một số lĩnh vjwc sau:

- Lĩnh vực án hình sự: Theo thống kê của Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, từ 2011 - 2016, cơ quan tố tụng đã khở tố điều tra 95 vụ án kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố bị can gần 200 cán bộ ngân hàng, trong đó có nhiều vụ có giá trị lớn...

- Lĩnh vực án dân sự, kinh doanh, thương mại, phá sản...

Để nâng cao hiệu quả trong thi hành án đối với các khoản nợ của các Tổ chức tín dụng, Bộ Tư pháp đã phối hợp với NHNN ký quy chế phối hợp liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án trong lĩnh vực này, đồng thời thành lập các Tổ xử lý nợ xấu, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thi hành án.

c. Mặc dù được quan tâm chỉ đạo sát sao của CP, nỗ lực của BTP và Hệ thống Thi hành án dân sự, kết quả thi hành án đối với các vụ, việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng năm 2017 có cao hơn so với năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân toàn quốc, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

- Một số tài sản đã kê biên đảm bảo thi hành án không bán được, mặc dù đã giảm giá, bán nhiều lần hoặc tài sản bán đấu giá thành nhưng không được;

- Một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành án;

- Khó khăn phát sinh từ khâu thẩm định, nhận tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng;

- Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các tổ chức tín dụng chưa chặt chẽ; Thủ trưởng một số cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự tích cực trong công tác chỉ đạo giải quyết loại việc này; trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp của một số bộ phận chấp hành viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

d. Kết quả thi hành án dân sự, nhất là kết quả thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng, có ảnh hưởng trjwc tiếp tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội và việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...Do đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung.

e. Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của Bộ, để tăng tỷ lệ thi hành án liên quan tín dụng, ngân hàng, BTP sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành; thực hiện hiệu quả NQ số 42/2017/QH14 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 và một số giải pháp sau:

- Tiếp tục xác định xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống thi hành án dân sự để tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là những địa bàn trọng điểm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để tập trung chỉ đạo các địa bàn có lượng án tín dụng ngân hàng lớn, có giá trị cao; chỉ đạo cụ thể đối với từng vụ việc có khó khăn, vướng mắc để tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

- Tiếp tục phối hợp Ban chỉ đạo thi hành án các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động tổ chức cưỡng chế thi hành án, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn liên quan đến nahf đất, giải quyết các vụ việc có liên quan đến án tín dụng ngân hàng có tính chất phức tạp, kéo dài, những việc có điều kiện thi hành nhưng người phải thi hành án, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn liên quan đến nhà đất, giải quyết các vụ việc liên quan đến án tín dụng ngân ahfng có tính cahast phức tạp, kéo dài, những việc có điều kiện thi hành nhưng người phải thi hành án chống đối để làm điểm, tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội

Các bài viết khác