Ý KIẾN ĐBQH TỈNH KON TUM: VỀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC TRỒNG SÂM NGỌC LINH DƯỚI TÁN RỪNG CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH

08/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum về các vướng mắc pháp lý xung quanh việc người dân tỉnh Kon Tum có nhu cầu trồng cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, chất vấn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn​

Ngày 30/3/2018, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum về các vướng mắc pháp lý xung quanh việc người dân tỉnh Kon Tum có nhu cầu trồng cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

Người dân tỉnh Kon Tum có nhu cầu trồng cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, nhưng vướng các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng là rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Đề nghị bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc này để người dân được trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh?

Sâm Ngọc Linh là một trong những hàng hoá chủ lực của kinh tế tỉnh Kon Tum (Ảnh: VOV)

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Sâm Ngọc Linh là loài thực vật đặc hữu, quý, hiếm thuộc danh mục các loài dược liệu ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng dến năm 2030.

Ngày 31/7/2013, BNNPTNT có văn bản số 2531/BNN-TCLN gửi UBND tỉnh về việc thống nhất xây dựng phương án bào tồn, phát triển và sử dụng bền vững loài Sâm Ngọc Linh. Tiếp theo, ngày 22/01/2018, BNNPTNT có Văn bản số 511/BNN-TCLN về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.

Tại Khoản 1, Đièu 60 của Luật Lâm nghiệp quy định: “Đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.”

Hiện nay, BNNPTNT đang được giao xây dựng các Nghị định trình CP hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, Bộ ghi nhận kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, của cử tri để tiếp thu nghiên cứu đưa quy định cụ thể vào Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lâm Nghiệp.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm
Các bài viết khác