Ý KIẾN ĐBQH TỈNH GIA LAI: VỀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC... TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

11/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và số lượng các dòng sông chết ngày càng tăng; tình trạng kẹt xa, ngập nước khi mưa lớn, ô nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn.

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai chất vấn Bộ Xây Dựng

Ngày 27/03/2018, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và số lượng các dòng sông chết ngày càng tăng; tình trạng kẹt xa, ngập nước khi mưa lớn, ô nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

Câu số 2:

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Hà Nội đang ngày càng nghiêm trọng (Ảnh: Hội nông dân)

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, các dòng sông chết ngày càng tăng trên phạm vi cả nước. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp?

Câu số 3:

Người dân Tp. Hồ Chí Minh khốn đốn vì kẹt xe mỗi khi mưa lớn (Ảnh: Dân trí)

Tình trạng kẹt xe, ngập nước khi mưa lớn, ô nhiễm không khí ở hai thành phố lớn đã rất nhiều năm, ngày càng tăng gần như “bó tay” gây rất nhiều hệ luỵ cho nhân dân về kinh tế - xã hội,… lấn chiếm vỉa hè cũng gần như “bó tay”?

Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn

1. Nhận thức được vấn đề nêu trên, trong thời gian qua, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, BXD đã tham mưu cho CP, TTCP xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về thoát nước và xử lý nước thải; tổ chức lập, thẩm định và trình TTCP phê duyệt các quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải vùng liên tỉnh…

Thời gian tới, BXD sẽ được tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc tổ chức triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

(2) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thoát nước lưu vực sông, quy hoạch thoát nước đô thị.

(3) Đề xuất bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, tiến tới làm chủ các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và thân thiện với môi trường.

BXD đề nghị Chính quyền các địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:

(1) Rà soát, điều chỉnh hoặc lập các kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch được phê duyệt,…

(2) Huy động và tập trung nguồn vốn ho đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tập trung tại các đô thị lớn, các lưu vực song; ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án cấp bách nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu dân cư tập trung đông đúc…

(3) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng xã hội và các chủ thể khác trong việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường…

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được CP, TTCP giao, Bộ Xây dựng đã và đang sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp chính nhằm cải thiện, khắc phục tình trạng nêu trên, bao gồm

(1) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng thảo luật Luật Quản lý phát triển đô thị,…

(2) Đổi mới công tác lý luận về phát triển đô thị; hoàn thiện kệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

(3) Phối hợp, hướng dẫn các địa phương, đặc biệt là HN và Tp. HCM tăng cường rà soát, kiểm tra thanh tra công tác quản lý phát triển đô thị, quy hoạch đô thị, đầu  tư xây dựng…

(4) Đề nghịc ác địa phương nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị’ lập, thẩm định, phê duyệt đồng thời các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và cụ thể hoá trong quy hoạch xây dựng phân khu, quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư cụ thể; xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình hậ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong nội tại đô thị và có lien kết với các đô thị trong vùng.

(5) Tăng cường kiểm soát, kiểm tra về khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật,…

(6) Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác