Ý KIẾN ĐBQH TỈNH GIA LAI: VỀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC, TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

07/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và số lượng các dòng sông "chết" ngày càng tăng...

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Ngày 23/03/2018, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và số lượng các dòng sông "chết" ngày càng tăng; tình trạng kẹt xe, ngập nước khi mưa lớn, ô nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, các dòng sống "chết" ngày càng tăng trên phạm vi cả nước. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp?(Các dòng sông "chết" gây hậu quả lớn cho người dân về mọi mặt).

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội những thời gian gần đây đang ở tình trạng báo động (Ảnh: Dân trí)

2. Tình trạng ô nhiễm không khí ở hai thành phố lớn đã rất nhiều năm, ngày càng tăng, gần như "bó tay" gây rất nhiều hệ luỵ cho nhân dân về kinh tế - xã hội...?

Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có một số nội dung trả lời chất vấn như sau:

Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn

1. Hiện nay, chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Các dòng sông là nguồn cung cấp nước sinh oạt chính cho người dân phía hạ lưu, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khoẻ, và phát triển kinh tế - xã hội […]

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ TNMT đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp:

- Đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn trên 11 lưu vực sông lớn…

- Xây dựng, ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng…

- Tập trung quyết liệt vào công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc tất cả các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động…

- Trong năm 2017, Bộ đã tập trung triển khai xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sang lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.

- Bộ đang xây dựng để trình CP dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các Luật liên quan đến bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi, bổ sung các NĐ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường…

- Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các UB Bảo vệ môi trường lưu vực sông, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh,…

- Tổ chức thống kê, cập nhật dữ liệu nguồn thải nước thải, xây dựng kế hoạch quản lý, xử lý nguồn thải nước thải trên lưu vực sông, công khai thông tin về nguồn thải trên cổng thông tin môi trường lưu vực sông; xây dựng và triển khai thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao…

- Triển khai Đề án đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông. Triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp trên lưu vực sông và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông…

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, đa dạng hoá các nguồn đầu tư để triển khai các nhiệm vụ, dự án có liên quan trên lưu vực sông, tập trung vào các lĩnh vực: thoát nước đô thị, xử lý nước thải đô thị, cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng…

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng dồng về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để thu hút cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước…

2. Theo kết quả quan trắc giai đoạn 2013 – 2017, môi trường không khí tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm bụi và tập trung ở các nút giao thông lớn, có khoạt động công nghiệp phát triển mạnh…

Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm không khí là do quá trình đô thị hoá và hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra rất mạnh mẽ, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển… Vì vậy để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở hai thành phố lớn và các đô thị nói chung cần có các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, phát triển hạ tầng, các biện pháp giảm phương tiện cá nhân,… đến thay đổi ý thức của người dân…

Về phía Bộ TNMT, trong thời gian qua đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tíhc cực triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh như tăng cường kiểm soát phát thải, nâng cấp chất lượng hạ tầng giao thông, sử dụng nhiên liệu sạch, quan trắc đánh giá hiện trạng và cảnh báo các khu vực có độ ô nhiễm cao… Trong thời gian tới, Bộ TNMT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động sau:

- Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn tiệm cận với các mức của các nước có trình độ tiên tiến để kiểm soát khói, bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông,…

- Kiểm soát ô nhiễm khí thải do giao thông: quản lý chất lượng phương tiện giao thông, tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị bền vững, quy hoạch hợp lý các tuyến giao thông đô thị, tăng mật độ cây xanh, áp dụng biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông…

- Kiểm soát phát thải từ hoạt động xây dựng: thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng.

- Kiểm soát phát thải từ hoạt động công nghiệp: giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp, khuyến khích path triển công nghiệp than thiện môi truonwgr,…

- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác