Ý KIẾN ĐBQH TỈNH HẬU GIANG: VỀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 120/QĐ-CA; VỀ THÔNG TƯ SỐ 01/2017/TT-TANDTC

09/05/2018

Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Hồng Phong - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khoá XIV về vấn đề Toà án nhân dân chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức ...

Đại biểu Quốc hội Phạm Hồng Phong - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang chất vấn Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Ngày 02/4/2018, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Hồng Phong - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khoá XIV về vấn đề Toà án nhân dân chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức nay thêm điều chỉnh của Quyết định 120; và quy định vị trí chỗ ngồi của Kiểm sát viên tại Thông tư số 01 ngày 28/7/2017 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Toàn bộ nội dung chất vấn như sau:

Thứ nhất, ngày 19/6/2017 Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 120 về quy chế xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Toà án nhân dân. Tôi chỉ đề cập đến chức danh thẩm phán, ở Mục 1, Chương II của quyết định xử lý trách nhiệm Thẩm phán từ Điều 9 đến Điều 16, hình thức xử lý là kiểm điểm trước cơ quan đến chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán (ví dụ, xử lý đơn khở kiện để quá hạn là 5 ngày làm việc thì phải kiểm điểm trước cơ quan). Toà án địa phương chúng tôi khi triển khai thực hiện quyết định này rất băn khoăn, nếu áp dụng các hình thức trên không biết Toà án còn cán bộ để xét xử không. Chức danh tư pháp trong TAND đã chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức nay lại thêm điều chỉnh của Quyết định 120. Tôi xin hỏi Quyết định 120 của Chán án TANDTC có phải là sợi dây tự trói mình không?

Thứ hai, Thông tư số 01 ngày 28/7/2017 của Chánh án TAND tối ccao quy định phòng xétxét xử quy định vị trí chỗ ngồi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư khác với trước đây. Chỗ ngồi của KSV thấp hơn hội đồng xét xử, ngang, đối diện với người bào chữa. Tôi xin hỏi đồng chí quy định như vậy có ảnh hưởng tới chức năng, quyền công tố, quyền kiểm sát tại phiên toà của KSV không? Khi nào mô hình này được thực hiện rộng rãi trong toàn hệ thống Toà án?

Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn (Ảnh: VTV.vn)

1. [...] Việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán Toà an các cấp tinh thông về nghiệp vụ; có bản lĩnh chính tri, nghề nghiệp vững vàng; hết lòng phục vụ nhân dân, có ý thức thượng tôn pháp luật và đặc biệt phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc là một yêu cầu hết sức quan trọng. Mặt khác, việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ đối với cán bộ công chức Toà án, cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay.

[...] Các nội dung của Quy chế xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND được ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-CA ngày 19/6/2017 về cơ bản kế thừa các quy định trớc đây và có sửa đổi, bổ sung cho cụ thể và phù hợp với tình hình hiện nay... Mặc khác, quá trình ban hành quy định này cũng được tiến hành thận trọng và chặt chẽ. Mục đích việc ban hành Quy chế xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc của các chức danh tư pháp của Toà án, trong đó có Thẩm phán.

2. [...] Việc ban hành Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC là nhằm tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc tư pháp tiến bộ đã được pháp luật ghi nhận và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quá trình xây dựng Thông tư nói trên đã được tiến hành rất thận trọng, TANDTC đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học để lấy ý kiến các cơ quan liên quan và các chuyên gia pháp luậ; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế; được gửi xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan; xin ý kiến của UBTVQH và mới được ký ban hành... Sau khi thông tư được ban hành, có hiệu lực thi hành đã nhận được ý kiến đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước.

Việc bố trí chỗ ngồi của Kiểm sát viên và Luật sư ngang hàng và đối diện nhau nhằm đảo bảo thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án; đồng thời thay đổi từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tố tụng kết hợp giữa xét hỏi va tranh tụng.; và không ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát, đây cũng là ý kiến kết luật của UBTVQH....

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác