GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: XOÁ BỎ LÒ GẠCH THỦ CÔNG – BẮC GIANG ĐI NGƯỢC LỘ TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ?

07/11/2018

Tháng 9/2018, PTTg Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm thời hạn xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng theo quy định tại Quyết định 1469 ngày 22/8/2014 của TTg Chính phủ, hạn chót ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, chủ trương xin gia hạn thời gian xoá bỏ các lò gạch thủ công, lò vòng lạc hậu của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khiến dư luận xôn xao đặt câu hỏi: Có hay không tiền lệ cho việc đi ngược với lộ trình chỉ đạo của Chính phủ?

- Khói bụi nồng nặc... đến tức ngực

 - Cả chục ha đất mầu... bị đào xới.

- Hàng chục ha hoa màu ... bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Là những gì mà chúng tôi chứng kiến tại huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang. Cùng với đó là nhiều héc ta đất nông nghiệp có hàm lượng chất đất tốt bị đào xới để làm gạch. Lò gạch thủ công đã và đang gây tác động rất xấu đến môi trường. Theo các chuyên gia, Trung bình mỗi lần đốt lò, một lò thủ công có công suất từ 5.000 - 8.000 viên gạch sẽ tiêu hao ngót nghét hàng chục tấn than. Ngoài việc xả trực tiếp lượng lớn khí độc cùng tro bụi vào môi trường là hàng loạt hệ luỵ khủng khiếp ành hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Lò gạch lò vòng thủ công gây ô nhiễm môi trường

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, lò vòng vào cuối năm 2018, nhiều doanh nghiệp nơi đây đã chủ động chuyển đổi, loại bỏ những lò ghạch thủ công sang nhà máy đất nung Tuy-nel với công nghệ hiện đại theo đúng Quyết định của Chính phủ và đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Điển hình như  Công ty TNHH Thắng Lợi, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

. Ông Nguyễn Nghi, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết: "Mặc dù công ty mới chuyển đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang ứng dụng công nghệ được 1 năm nay nhưng kết quả đạt được ngoài mong đợi. Trước kia, chúng tôi sản xuất gạch bằng lò vòng, chúng tôi nhận thấy quá nguy hiểm, nguy hiểm tai nạn luôn rình rập xảy ra với bất kì người lao động nào, ô nhiễm khói bụi và chất lượng gạch không cao... rất may là có chủ chương Nhà nước, chúng tôi đã chủ động chuyển đổi sang công nghệ hiện đại, kết quả chất lượng tốt, không khói bụi, ô nhiễm, đồng thời nâng cao mức an toàn cho người lao động”.

Cũng nằm trong đối tượng buộc phải chuyển đổi mô hình sản xuất, Ông Dương Văn Mạnh - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàn Hảo, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cho biết: Hệ thống lò Tuy-nel là toàn bộ gạch mộc sẽ được đưa vào hầm sấy, toàn bộ nhiệt khí của lò đốt đưa sang hầm sấy do đó sẽ hấp thụ nhiệt vào viên gạch, khí đưa ra môi trường đảm bảo sạch sẽ. Toàn bộ hệ thống lò Tuy-nel chúng được chúng tôi thiết kế đưa gạch ra - vào lò bằng hệ thống tời điều khiển từ xa, con người có thể đứng xa hàng trăm mét điều khiển... do vậy rất đảm bảo cho sức khỏe và an toàn cho người lao động. Như vậy, hiệu quả từ việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ đã thấy rõ bằng chính sản phẩm, thành quả từ dây chuyền sản xuất hiện đại này".

Tuy nhiên, niềm vui khi thoát khỏi mô hình lò gạch thủ công, lò vòng lạc hậu chưa được bao lâu, thì gần đây, hàng chục công ty gạch tuynel cùng hàng trăm ngàn hộ dân lại đang phấp phỏng lo âu khi gần đây, Tỉnh ủy Bắc Giang có chủ trương cho phép gia hạn thời gian hoạt động của các cơ sở gạch nung lò vòng tới năm 2020… Điều này đã khiến tất cả các doanh nghiệp và người dân đều bất ngờ đến ngỡ ngàng. Nhiều lãnh đạo công ty gạch tuynel phân trần: Lộ trình xóa bỏ lò gạch ô nhiễm tại tỉnh còn chưa xong, chưa dứt khoát thì nay lại căn cứ vào đâu mà tỉnh ủy Bắc Giang lại tiếp tục cho lò vòng lạc hậu tiếp tục sản xuất? Không chỉ từ một chủ trương thiếu nhất quán, mà điều này còn khiến lãnh đạo các nhà máy gạch Tuy-nel thất vọng vì đã cố gắng dồn tâm dồn sức, dồn tiền của đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại theo chủ trương của Chính phủ, nhưng nay, lãnh đạo Tỉnh uỷ Bắc Giang lại đột ngột đưa ra chủ trương gia hạn thêm thời gian hoạt động của các lò gạch lò vòng lạc hậu khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó và người dân bức xúc vì khói bụi.

Ông Nguyễn Văn Hảo - Giám đốc Cty Cổ phần Hoàn Hảo: Doanh nghiệp nào thì cũng phải thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng

Ông Nguyễn Văn Hảo - Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàn Hảo, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho biết: với bất kỳ doanh nghiệp nào thì cũng phải thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là các địa phương.Tôi thấy rất buồn vì chuyện này. Bởi chúng tôi sẽ phải cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp không thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng.

Ông Nguyễn Nghi, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Ông Nguyễn Nghi, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết: Chúng tôi đã xây dựng lò Tuynen đầu tư rất nhiều tiền, vậy mà chính quyền lại gia hạn thêm cho lò vòng. Điều này làm cho lượng cung cầu gạch thừa lớn, thì những doanh nghiệp đã đầu tư lớn như chúng tôi làm sao mà tồn tại được...?

Lãnh đạo các doanh nghiệp này còn cho biết thêm, qua tính toán xây dựng đề án hoạt động kinh doanh cho thấy, việc hoạt động của các lò ghạch, lò vòng sử dụng tài nguyên đất tràn lan, gây lãng phí rất lớn. 90% nhân công làm việc tại các lò gạch thủ công, lò vòng  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không được đóng bảo hiểm. Các lò gạch này không bị đánh giá tác động môi trường (DTM), chính vì vậy xảy ra tai nạn là rất cao và hiểm hoạ khó lường.

Điều đáng nói, năm 2012, tỉnh Bắc Giang cũng đã xây dựng và thực thi kế hoạch xóa bỏ vĩnh viễn hoạt động sản xuất gạch nung bằng công nghệ lạc hậu như lò thủ công, lò vòng, lò vòng cải tiến vào thời điểm cuối năm 2018. Nhưng đột nhiên, gần đây, Tỉnh uỷ Bắc Giang lại đưa ra chủ chương xin gia hạn hoạt động thêm cho các lò gạch, lò vòng lạc hậu này. Dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao đến nay cả tỉnh đã có trên 50 công ty gạch tuynel với công nghệ hiện đại, mỗi ngày sản xuất ra hàng triệu viên gạch đáp ứng đủ cho thị trường, tình trạng cung đang quá vượt cầu mà Tỉnh ủy Bắc Giang vẫn đưa ra chủ trương xin gia hạn thêm hoạt động của các lò gạch lò vòng đến năm 2020? Người dân đặt ra câu hỏi: Có hay không những lợi ích nhóm phía sau chủ chương này?

Tháng 9/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm thời hạn xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo quy định tại Quyết định số 1469 ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Vậy chủ trương xin gia hạn thời gian hoạt động đối với các lò gạch, lò vòng lạc hậu của Tỉnh uỷ Bắc Giang có đi ngược lộ trình chỉ đạo của Chính phủ? Về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Thưa đại biểu, ông có nhận định như thế nào về sự kiên quyết của Chính Phủ tiến tới sẽ cho xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò vòng gây ô nhiễm môi trường ? 

Đại biểu Dương Trung Quốc, Chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công của chính phủ là rất đúng đắn

Đại biểu Dương Trung Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Chủ trương của chính phủ là rất đúng, thậm chí triển khai là quá muộn rồi. Khi công nghệ rất phát triển mà lò gạch thủ công rất nguy hại : phá hủy rất nhiều đất đai tạo ra lớp đất không ổn định trong địa hình nông thôn, gây ô nhiễm môi trường do khói bụi, rất nhiều cánh đồng biến thành cái hố do nhiều doanh nghiệp họ không hoàn nguyên lại nên để lại nhiều tai họa cho địa phương vậy chủ chương này nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: Lò gạch thủ công là truyền thống bấy lâu nay, nhưng lò gạch thủ công tạo nhiều khói bụi gây ra hệ quả rất lớn cho người dân xung quanh như ung thư, lao phổi thậm chí có cả những thợ lò chết ngay dưới cửa lò, rất nguy hiểm. Rõ ràng để bảo vệ môi trường và vì lợi ích cộng đồng thì chính phủ ra quyết định đấy là hết sức cần thiết.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Tôi cho rằng quyết định của Thủ tướng rất là đúng đắn. bởi vì chúng ta đang muốn phát triển kinh tế nhưng chúng  ta phải đảm bảo về môi trường xanh sạch đẹp, ngoài việc bảo vệ môi trường thì sử dụng lò gạch thủ công làm lãng phí nguồn đất. Sử dụng lò gạch hiện đại có thể tận dụng được các nguồn sỉ thải khác như sỉ thải từ nhà máy nhiệt điện hoặc các nguồn nguyên liệu thải khác cũng gây ô nhiễm môi trường mà chúng ta có thể tiết kiệm được, lại vừa có thêm nguồn vật liệu mới mà còn bảo vệ được môi trường.

Phóng viên: Thưa đại biểu, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo tới UBND các tỉnh thành thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu và thực hiện các dự án sản xuất gạch đất sét nung. Nếu lãnh đạo các tỉnh thành không thực hiện nghiêm chỉ đạo trên chúng ta sẽ phải  xem xét vấn đề này như thế nào? Giải pháp căn cơ là gì?

Đại biểu Dương Trung Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Giải pháp để xử lý tôi nghĩ chỉ có bằng pháp luật và tài chính. Ta có chủ trương đúng thì phải có chính sách kèm theo và ta phải có giám sát thật chặt chẽ. Chúng ta không nên để tình trạng phạt cho tồn tại nữa, những người thực thì rất có thể xẩy ra tình trạng tiêu cực. Đối với chính quyền địa phương thì phải kiên quyết. Bởi vì lâu nay chúng ta không kiên quyết nên xẩy ra tình trạng như vậy, phải có chế tài đặc biệt về nhân sự đó là trách nhiệm.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: Làm lò gạch thủ công gây ra thiệt hại cho môi trường, cộng đồng, xã hội thì buộc phải chuyển đổi nghề khác. Chính quyền phải kiên quyết bởi vì đứng ở góc độ của những gia đình có con em bị ung thư, của những gia đình bị mất mùa màng như cánh đồng chuối, cánh đồng ngô không thu hoạch được... nhưng nếu đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh mà chứng minh bằng cách nào? Nhưng rõ ràng, ai nhìn cũng biết đây là hệ quả của khói bụi do đốt gạch thủ công cho nên chúng ta phải kiên quyết. Đành rằng xóa bỏ lò gạch là gây thiệt hại cho chủ lò gạch nhưng mà cái thiệt hại đó so với thiệt hại của cộng đồng là rất nhỏ do đó xóa bỏ lò gạch thủ công thì chúng ta sẽ đạt được lợi ích lớn hơn . tôi đồng tình với quan điểm đấy của chính phủ.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Đây là một quyết định hành chính thì chúng ta phải thực hiện theo quyết định của cấp trên. Việc mà các địa phương cố tình làm như vậy thì chúng ta phải xử lý theo đúng pháp luật để đảm bao sao cho việc thực hiện quy định của chính phủ càng nhanh càng tốt. Để đảm bảo môi trường và vừa tiết kiệm nguồn sả thải cũng là để bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả đầu tư cho xã hội.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

 

 

Ánh Dương - Lê Thương