ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH: NHẤT TRÍ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

11/06/2019

Sáng ngày 10/6, trong phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nhất trí sự cần thiết ban hành Luật.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội trường

Thảo luận trong phiên họp toàn thể tại hội trường, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ sự đồng tình cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đối với dự thảo nội dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đánh giá khách quan, đại biểu cho biết, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cho thấy, tổ chức và hoạt động của Chính phủ khóa XII đã và đang đạt được kết quả tích cực, thành tựu của chính quyền địa phương các cấp đạt được đã khẳng định tính phù hợp, khả thi đi vào thực tế cuộc sống của luật, chứng minh bằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, sau hơn 03 năm thực hiện, hai luật này cũng thể hiện những vướng mắc, bất cập do luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành trước thời điểm văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết khóa XII. Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên luật chưa cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, định hướng lớn được ban hành của Đảng dẫn đến các quy định của luật chưa làm cho bộ máy của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp bớt cồng kềnh, giảm từng nấc hiệu quả, hiệu lực hoạt động, chưa phát huy được yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức, bộ, ngành trong chính quyền địa phương còn chồng chéo, trùng lắp. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp trong từng cơ quan tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ dùng một luật để sửa hai luật với một phạm vi điều chỉnh sửa đổi nhằm khắc phục những vướng mắc bất cập trong quá trình thi hành luật, thời gian tạo cơ sở pháp lý cho việc biến đổi, sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đảm bảo sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước làm căn cứ, nội dungdự án sửa đổi luật. Đưa ra góp ý cụ thể vào từng Luật, đại biểu nêu rõ:

Thứ nhất, về Luật Tổ chức Chính phủ, nhất trí cao với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về khung, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo các cấp phó tối đa. Chủ trương này thể hiện phân cấp, phân quyền, chủ động linh hoạt cho địa phương, bộ, ngành theo hướng Chính phủ quy định khung, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và quy định tiêu chí để thành lập số lượng biên chế tối thiểu và tối đa để các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế trong việc bố trí cán bộ công chức hoạt động thật sự hiệu lực, hiệu quả việc phân quyền nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng.

Thứ hai, về số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, giảm số lượng Phó ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân và tăng số lượng Phỏ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã loại 2. Đại biểu cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết số 18 hay Kế hoạch số 07 cũng là thực hiện Nghị quyết của Trung ương nên việc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành và có hiệu lực cách đây hơn 3 năm cũng là thực hiện tổng kết quá trình thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt thí điểm tổ chức hội đồng nhân dân ở một số các tỉnh, các cấp.

Do vậy, ngoài thực hiện tinh giản biên chế và làm sao hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì việc tăng hay không tăng biên chế quan trọng nhất là tính đến hiệu lực, hiệu quả khi sửa đổi luật. Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới ban hành và có hiệu lực cách đây hơn 3 năm. Do vậy, việc tăng hay giảm số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện hoặc Trưởng, Phó ban của Hội đồng nhân dân cần cân nhắc. Đại biểu đồng tình quan điểm giữ nguyên, vì luật này mới thông qua và đi vào thực hiện hơn 3 năm mà bây giờ lại xáo trộn biên chế về tổ chức bộ máy. Tính hiệu lực, hiệu quả của 2 luật này cũng đã được trả lời bằng hiệu quả cùng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2018 vừa qua là điển hình nhất./.

Hồ Hương

Các bài viết khác