ĐBQH PHAN THANH BÌNH GÓP Ý DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII

25/01/2021

Thảo luận về các dự thảo Văn kiện trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phan Thanh Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh phân tích các vấn đề cần quan tâm để tạo động lực phát triển là giáo dục con người, khoa học và cơ chế quản lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh

Nhận định về tình hình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh phân tích, chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi rất nhiều và khái niệm về toàn cầu hóa ngày càng rõ hơn, càng cụ thể hơn. Toàn cầu hóa bây giờ không phải là chung chung nữa mà toàn cầu hóa là sự kết lại với nhau và đồng thời nó cũng phải quyền lợi của từng nước một. Đây là một sự mâu thuẫn, vừa hợp tác và vừa cạnh tranh với nhau. Do đó, trong quan hệ quốc tế, chúng ta vừa tham gia vào các khối đồng thời phải hiểu được quyền lợi của nước ta như thế nào.

Cùng với đó, với sự thay đổi sâu sắc về trật tự và bố trí lực lượng trên thế giới. Hiện nay khu vực châu Á đang sôi động hơn, đặc biệt là khối ASEAN cũng bắt đầu có thay đổi. Nếu chúng ta kết lại thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thì hiện nay chúng ta là nền kinh tế thứ 5 trên thế giới. Vấn đề toàn cầu hóa và vấn đề cục bộ hóa của từng nước một cũng cần được tính toán bởi hiện nay chúng ta đang ở thời điểm rất tốt để có thể làm được nhiều thứ. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định như vấn đề COVID và thiên tai của năm nay làm cho chúng ta sẽ khó khăn nhiều. Trong khi thế giới càng phát triển, càng hiện đại thì độ nhạy cảm và biến động của thế giới càng nhiều hơn. Nó đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt và phải chấp nhận được, có thể trước mắt năm nay là COVID, nhưng không loại trừ sau COVID sẽ có cái khác và thậm chí là những biến động về chính trị, v.v. nghĩa là sự ổn định của thế giới trong chiều dài, khi càng phát triển thì còn rất nhiều vấn đề sẽ đặt ra.

Về nền công nghiệp 4.0, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, đứng ở góc độ Việt Nam, một nước phát triển, với công nghệ 4.0 này có thể là một thách thức nhưng nếu chúng ta biết tranh thủ thì nó cũng là một thời cơ để bước khá nhanh so với những đầu tư về cơ khí, đầu tư về cơ sở hạ tầng trước kia.

Đứng trước tình hình thế giới và điều kiện trong nước, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đánh giá rằng nước ta đang ở vào thời điểm rất tốt, đang ở ngay điểm chuyển nếu tận dụng được điểm chuyển này thì trong kế hoạch 5 năm sắp tới sẽ phát triển được.Với những điều kiện đang có hiện nay, nếu làm tốt chúng ta sẽ chuyển được cả hệ số gốc sự phát triển. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chỉ rõ hiện nay  có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Theo đó, nhận thức của xã hội của chúng ta rất tốt, các cấp từ Trung ương cho đến Chính phủ, Quốc hội nhận thức rất tốt. Hai là điều kiện kinh tế đã khác nhiều so với trước kia có một tiềm lực nhất định. Ba là, quan hệ quốc tế và những hiệp định thương mại đang tạo cho chúng ta một bệ phóng, nếu phát huy được, tận dụng được chúng ta sẽ phát triển.

Bên cạnh đó, muốn tận dụng được lợi thế cần phải quan tâm đến con người, quan tâm đến giáo dục và văn hóa. Trên tinh thần đó, khi bàn về 3 mũi đột phá, bên cạnh đột phá về khoa học công nghệ cũng cần có đột phá về con người và văn hóa. Con người và khoa học lẫn vào 3 mũi đột phá về thể chế, về nguồn nhân lực và hạ tầng. Thể chế cũng là con người và khoa học công nghệ, nguồn nhân lực thì đương nhiên là con người và khoa học công nghệ, kể cả hạ tầng thì cũng là con người và công nghệ.

Điều thứ hai, động lực nữa để phát triển là khoa học, công nghệ. Với những tiến bộ hiện nay, công nghệ số và robot có thể đẩy nhanh năng suất của lao động. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nắm được thông tin là làm là chủ được vấn đề và phát triển. Do đó xử lý thông tin này cũng lại là một vấn đề đặt ra. Khi đó, nếu không chuẩn bị tốt về con người, về văn hóa thì có thể tốc độ phát triển kinh tế cũng khó mà bốc lên được.Hơn nữa, nếu không chuẩn bị tốt về con người và văn hóa thì không khéo rằng sẽ có con người Việt Nam gọi là công dân toàn cầu, nhưng công dân Việt Nam đó chưa chắc rằng là công dân Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cũng đề nghị quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp phải phục vụ được cho phát triển công nghiệp và giáo dục đại học thì phải trở thành tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình,

Đại biểu phân tích, giáo dục phổ thông đang thay đổi về bản chất, không phải là vấn đề kiến thức, không phải học giỏi, học dở mà là phát triển năng lực. Cha mẹ, phụ huynh phải chấp nhận điều đó, không để phát triển năng lực chứ không phải chỉ là chỉ là hạng thứ hạng trong lớp, không phải là vấn đề kiến thức mà vấn đề năng lực của các em và để cho các em phát triển theo đúng như là các em đã được sinh ra và được trưởng thành. Giáo dục đại học phải là tự chủ và trách nhiệm giải trình. Giáo dục nghề nghiệp là phục vụ cho công nghiệp. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi mặc dù còn nhiều khó khăn vất vả những phải quyết liệt thực hiện. Do đó phải đổi trong quản lý, phát huy được tiềm năng xã hội. Nhà nước đặt hành lang pháp lý và trở thành người tạo môi trường, hỗ trợ cho cho cả hệ thống phát triển, chứ không phải là Nhà nước cầm tay là dẫn dắt. Nhà nước trở thành giám sát và tạo môi trường phát triển.

Bảo Yến