ĐBQH LÊ THU HÀ GÓP Ý DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

26/01/2021

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, thảo luận ở Tổ về dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Lê Thu Hà – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có phân tích tình hình trong nước và quốc tế, nhận định về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp trong đường lối đối ngoại góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển giai đoạn tới.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 04 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội Vĩnh Long, Bắc Kạn, Hà Tĩnh và Lào Cai, đại biểu Lê Thu Hà – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho rằng về đánh giá tổng quát giai đoạn 2021 và 2020, dự thảo văn kiện đã có những phân tích rất sâu sắc về bối cảnh trong nước cũng như là bối cảnh quốc tế của giai đoạn 2011- 2020 và cũng đã chỉ ra những vấn đề đã đạt được. Từ đấy có thể thấy được mặc dù giai đoạn này, nước ta có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đã rất thuận lợi để thực hiện được thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế 21, 20 và Kế hoạch 5 năm 2016- 2020.

Thảo luận tại Tổ 04 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội Vĩnh Long, Bắc Kạn, Hà Tĩnh và Lào Cai

Đại biểu Lê Thu Hà nhận định chung, là đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực và tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Theo đại biểu nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút được từ những thành tựu là nhờ chủ trương nhất quán, ý chí chính trị và sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng. Đây chính là tiền đề rất quan trọng để phát triển và để đảm bảo những thắng lợi của chúng ta trong thời gian qua. Hai là nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống pháp luật phục vụ phát triển. Ở đây cơ quan lập pháp đóng một vai trò rất quan trọng. Ba là đường lối đối ngoại đúng đắn, kịp thời đã tăng cường thế và lực cho đất nước, giúp giữ vững ổn định chính trị xã hội, giúp tích lũy và củng cố được tiềm lực kinh tế, tài chính. Từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực để từ đó tạo thuận lợi, tạo thế và lực để đạt được những thắng lợi.

Đại biểu Lê Thu Hà phân tích, trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của nhà nước nói chung cũng như các hoạt động đối ngoại của Quốc hội nói riêng đã được triển khai một cách có trọng tâm, có trọng điểm, đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng và đóng góp chung, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực với các tổ chức quốc tế cũng như các cộng đồng quốc tế.

Thông qua các hoạt động ngoại giao thời gian vừa qua, quá trình hội nhập quốc tế của chúng ta được đẩy mạnh một cách toàn diện. Việt Nam đã ký kết và triển khai được rất nhiều các hiệp định thương mại tự do và từ đó vai trò và vị thế của các của Quốc hội cũng như là của đất nước được nâng rất cao trên trường quốc tế. Điều này nó đã đóng góp một phần quan trọng và trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tạo một môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc để thực hiện thành công các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2011 và 2020.

Trong giai đoạn tới 2021 - 2030 văn kiện Đại hội cũng đã đưa ra chủ đề phát triển, đó là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại. Huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh, bền vững, v.v.. đại biểu cho rằng chủ đề chiến lược phát triển này rất đúng đắn và xác thực với tình hình của đất nước hiện nay. Tuy nhiên để đạt được tới những vấn đề đó cần phải nhìn nhận rất rõ những bối cảnh triển vọng, tình hình quốc tế và bối cảnh trong nước giai đoạn này để thấy được là nó sẽ tác động tới những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu chiến lược của chúng ta như thế nào.

Đại biểu Lê Thu Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Theo đại biểu Lê Thu Hà, trong giai đoạn 2021- 2030 xu thế hòa bình hợp tác vẫn tiếp diễn, nhưng trật tự thế giới sẽ biến đổi mạnh trong các thập kỷ tới và xu hướng đa cực ngày càng rõ nét với các tam, tứ giác Mỹ - Trung- Nga, Mỹ- Trung- Nhật- Nga, Trung- Ấn- Mỹ, Trung - Nga -Ấn. Đấy là những tam và tứ giác mà sẽ rõ nét hơn trong giai đoạn tới. Đối đầu chính trị và cạnh tranh quyền lực, nó sẽ gia tăng đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Chủ nghĩa song phương và đơn phương sẽ nổi lên làm giảm hiệu quả và tác động của các cơ chế đa phương cũng như là vai trò của các nước vừa và nhỏ. Xung đột thương mại tác động tiêu cực đến thương mại tự do và khuyến khích chủ nghĩa bảo hộ mạnh lên. Các yếu tố văn hóa xã hội, tồi chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, xung đột cục bộ, sắc tộc, tôn giáo vẫn tồn tại và tranh chấp chủ quyền biên giới lãnh thổ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Đặc biệt đại dịch COVID-19 hoặc những dịch bệnh tương tự có nguy cơ tiếp tục bùng phát và lan rộng ra toàn cầu và sẽ tác động rất mạnh mẽ đến tư duy của chính giới và người dân ở mỗi quốc gia phát triển.

Về vấn đề toàn cầu hóa có thể thấy là sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với mong muốn thúc đẩy sản xuất trong nước sẽ trở thành một mối quan tâm mới. Mặc dù thương mại toàn cầu có thể được phục hồi một phần nào, nhưng sẽ chủ yếu là do điều tiết của các Chính phủ chứ không phải là điều tiết của thị trường.

Về vấn đề kinh tế, có thể thấy rằng hợp tác và liên kết kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh ở mọi tầng lớp và đi cùng với đó là quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng để nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển sau khủng hoảng. Đặc biệt là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế cân bằng kinh tế tuần hoàn sẽ là những mô vừa mô hình phát triển kinh tế mà được nhiều quốc gia lựa chọn.

Trong khi đó, tình hình trong nước, có thể thế và lực của đất nước chúng ta sau hơn 30 năm đổi mới đã lớn mạnh cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vị thế của chúng ta ngày càng được củng cố trên trường quốc tế với những ưu thế lớn như là chính trị xã hội ổn định, thị trường, tiềm năng, lực lượng lao động dồi dào và nhất là chúng ta có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở trong khu vực. Chúng ta hoàn toàn có điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy hợp tác với các nước về kinh tế. Tuy nhiên tình hình an ninh chính trị tiếp tục tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, an ninh kinh tế đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức an ninh xã hội cũng tiềm ẩn các yếu tố gây phức tạp ở nhiều địa bàn. Đặc biệt nghiêm trọng là những nguy cơ hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự ở những vùng chiến lược và trọng điểm. Các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng và phức tạp, tác động mạnh mẽ và trực tiếp đa chiều đến an ninh và phát triển bền vững. Tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ độc lập và chủ quyền bảo đảm an ninh quốc gia gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đại biểu nêu rõ bối cảnh như vậy mang đến cả thuận lợi cơ hội nhưng cũng là những thách thức rất lớn đối với cả Việt Nam. Cơ hội ở đây có thể nhìn thấy rằng trong giai đoạn tới kinh tế thế giới có thể sẽ khởi sắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút được đầu tư và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Việc định hình rõ nét hơn cục diện kinh tế quốc tế đa trung tâm cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam củng cố và mở rộng được quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại với nhiều đối tác. Thế nhưng với những tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế- xã hội như là mất việc làm, sụt giảm GDP và những đối tượng dễ tổn thương thì các chuyên gia kinh tế hiện nay cũng có thảo luận về một một cuộc tái điều chỉnh khởi động lại chú trọng nhiều từ mối quan hệ công và tư và nó gồm 3 cấu phần, một là định hướng thị trường chú trọng tới các kết quả bình đẳng hơn. Hai là ưu tiên các mục tiêu chung, đó là bình đẳng và bền vững. Ba là ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để hỗ trợ các sản phẩm hàng hóa cho người dân và giải quyết các thách thức về y tế và xã hội tương tự như đối với đại dịch COVID-19.

Đại biểu cho rằng nếu như những thảo luận này được nhân rộng và trở thành một xu hướng thay đổi của các nước phát triển ở trong tương lai thì đây cũng là đặc điểm rất đáng chú ý đối với nước ta. Bởi vì nước ta có thể điều chỉnh chính sách để mà tận dụng được nhiều hơn nguồn lực từ sự thay đổi này của thế giới, nhất là trong tương quan đối với cả các nước phát triển. Tiếp theo là xu hướng tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và xu hướng hợp tác và liên kết kinh tế đa tầng nấc sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tham gia có chọn lọc hơn vào các liên kết kinh tế cải cách các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực được thúc đẩy để giúp Việt Nam có cơ hội cải thiện và tăng cường vai trò ở các thể chế này.

Bên cạnh đó, cũng có thách thức là sự tham gia ngày càng sâu của kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới, khu vực sẽ gia tăng nguy cơ chịu tác động từ các cuộc suy thoái kinh tế ở trên thế giới và khi các nước đang phát triển phân hóa mạnh mẽ thì cũng sẽ làm cho cạnh tranh giữa các nước này trở nên gay gắt hơn. Nếu Việt Nam không cải cách nền kinh tế hiệu quả sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu về kinh tế và sự xuất hiện của các tình huống khẩn cấp như là đại dịch COVID-19 đã tác động đến sự phát triển của Việt Nam và việc thực hiện các chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021- 2030.

Từ góc độ bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, cơ hội thách thức đặt ra như vậy, đại biểu Lê Thu Hà kiến nghị, trong thời gian tới, phải kiên định với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tận dụng những thành quả phát triển của thế giới, tạo thế đi tắt, đón đầu trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời với đó cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tư tưởng và triết lý phát triển trong thời đại mới để bảo đảm nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân giữ vững, được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Hai là, phải hình thành một hệ thống triết lý phát triển trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển đất nước đồng bộ chính trị, kinh tế và văn hóa, xây dựng con người và khát vọng hùng cường. Đây chính là chủ đề của Chiến lược phát triển của văn kiện trong giai đoạn tới. Trong đó đặc biệt phải phát huy vai trò của Quốc hội, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn.

Tận dụng thành quả của khoa học công nghệ, mở rộng khả năng tiếp cận đối với người dân và tăng cường tính minh bạch trong việc xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Qua đó thắt chặt quan hệ hợp tác đối thoại giữa khối công và khối tư cùng các thành phần khác trong xã hội và thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và Quốc hội điện tử.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị đổi mới và hoàn thiện các thể chế chính trị, văn hóa, xã hội theo hướng hiện đại, văn minh, tăng cường tin cậy lẫn nhau và phối hợp hành động, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn hệ thống trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn tới.

Ban hành một hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng mô hình phát triển mới có sự tham gia thực chất của mọi thành phần trong xã hội và nâng cao chỉ số phát triển năng lực con người. Phát huy được nguồn nhân lực, sức mạnh của con người xã hội chủ nghĩa.

Cuối cùng là Quốc hội thì cần phải chủ động nâng cao hiệu quả giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối đối với người dân./.

Bảo Yến