Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 675d66a1-695a-90f0-c4c5-06f43c9277a8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc: Cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để phân định cơ quan nào thuộc UBTVQH, thuộc QH

04/06/2014

Dự án Luật Tổ chức QH (sửa đổi) trình QH tại Kỳ họp lần này đã được tiếp thu khá đầy đủ ý kiến đóng góp của ĐBQH. Theo đó, các quy định đã dần làm sáng tỏ việc ĐBQH là trung tâm của QH, được đưa lên quy định ở Chương II. Hoan nghênh việc Luật đã kịp thời cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp, song một số ĐBQH thẳng thắn, Luật không được vượt qua Hiến pháp nhưng không có nghĩa là bê nguyên xi câu chữ của Hiến pháp. Sửa Luật này phải làm cho QH mạnh hơn.

ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): Cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để phân định cơ quan nào thuộc UBTVQH, thuộc QH

Dự thảo Luật Tổ chức QH (sửa đổi) trình ra QH tại Kỳ họp thứ Bảy này so với dự thảo gửi cho các Đoàn ĐBQH lấy ý kiến đã được tiếp thu, sửa đổi nhiều. Rất mừng là tại dự thảo Luật lần này, ĐBQH đã trở thành trung tâm của QH, được đưa lên và quy định ở Chương II. Nhưng thực tế thi hành Luật Tổ chức QH và Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành cho thấy, đây là hai luật được thực hiện du di nhiều nhất. Bởi vậy, khi tiếp cận với dự án Luật này, tôi luôn mong muốn sẽ được thấy những quy định giúp QH thực hiện đầy đủ các chức năng, thẩm quyền đã được hiến định: QH là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của cử tri, cơ quan giám sát tối cao, cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia.

Dự thảo Luật đã tiếp thu tương đối đầy đủ ý kiến đóng góp của các Đoàn ĐBQH. Nhưng tôi thấy, nếu giữ quy định như dự thảo Luật, thì sẽ khiến địa phương nghĩ Đoàn ĐBQH như tập hợp của một tổ đại biểu HĐND. Một vấn đề khác là, theo các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của UBTVQH thì cán bộ được bổ nhiệm làm Phó trưởng đoàn ĐBQH phải ít nhất là Phó chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND, là thường vụ tỉnh ủy hoặc đã quy hoạch vào những chức danh này. Nhưng tại một số địa phương đã có tình trạng, nếu cơ quan ban, ngành nhớ Đoàn ĐBQH thì mời ĐBQH, còn không nhớ thì ĐBQH không được mời. Không chỉ ĐBQH chuyên trách, mà các đại biểu HĐND chuyên trách cũng đang có vị trí mơ hồ ở địa phương, thậm chí Ủy viên thường trực HĐND tỉnh, thành phố cũng có khi không được ghi nhận trong các cuộc họp của địa phương. Thực tế một cán bộ ở Bộ Nội vụ đã từng hỏi tôi là: Phó trưởng đoàn ĐBQH có tương đương với Phó giám đốc Sở không? Ngay cả cơ quan tham mưu cho Chính phủ về công tác cán bộ mà còn hiểu sai như vậy, thì nói sao ở địa phương không rõ vị trí, chức năng, thẩm quyền của Phó trưởng đoàn ĐBQH?

Danh có chính, thì ngôn mới thuận, nên nếu địa vị pháp lý của ĐBQH chuyên trách ở địa phương còn mập mờ như quy định tại dự thảo Luật, thì ĐBQH chuyên trách sẽ còn tâm tư. Đề nghị phải quy định rõ địa vị pháp lý của ĐBQH chuyên trách ở địa phương trong luật thì các cán bộ khi được điều động về vị trí này mới yên tâm làm việc. Do địa vị pháp lý của ĐBQH chuyên trách không được quy định rõ trong luật hiện hành, nên việc điều động cán bộ làm ở vị trí này không thống nhất. ĐBQH chuyên trách ở địa phương cũng tâm tư vì có người là Phó chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND, thường vụ tỉnh ủy chuyển sang, song lại có người là Bí thư huyện, Trưởng phòng ở cấp huyện, Phó giám đốc Sở... Vậy có phải tự chúng ta đang hạ thấp vai trò của ĐBQH chuyên trách không?

Về các cơ quan của QH, tôi tán thành với nguyên tắc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để tổ chức bộ máy, phân định cơ quan nào thuộc UBTVQH, cơ quan nào thuộc QH. Dựa trên nguyên tắc này, tôi tán thành nâng Ban Dân nguyện lên thành Ủy ban Dân nguyện để giúp QH thực hiện tốt hơn nữa công tác dân nguyện. Tôi cũng cho rằng, dự thảo Luật cần có quy định về Báo ĐBND. Việc đưa Báo ĐBND từ cơ quan thuộc UBTVQH thành cơ quan thuộc VPQH là không hợp lý, không đúng tầm. Báo ĐBND khó có thể đưa lên thành cơ quan thuộc QH, nhưng ít nhất phải có địa vị pháp lý như Viện Nghiên cứu lập pháp - là cơ quan thuộc UBTVQH. Nếu để Báo ĐBND trực thuộc VPQH thì không thuận với vị trí là cơ quan ngôn luận của QH, tiếng nói của ĐBQH, HĐND và cử tri. Báo ĐBND là cơ quan tương đương cấp Tổng cục nên không thể đặt trong một đơn vị cấp bộ không mang tính chuyên ngành và là cơ quan tham mưu, giúp việc của QH.   

ĐBQH Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên): Sửa Luật Tổ chức QH phải làm cho QH mạnh hơn

Mục tiêu sửa Luật Tổ chức QH là làm cho QH mạnh hơn, nhưng với dự thảo Luật trình QH lần này, tôi thấy chưa có gì đổi mới và hoạt động của QH chưa khác được so với hiện nay. Tôi rất tán thành đề nghị tăng số lượng đại biểu chuyên trách để QH hoạt động hiệu quả hơn, thường xuyên hơn, rút ngắn thời gian các kỳ họp. Tôi cũng đồng tình với đề nghị quy định tỷ lệ đại biểu chuyên trách tối thiểu là 35%. Bên cạnh đó, cần có chế độ chính sách phù hợp hơn dành cho ĐBQH chuyên trách. 

Về vị thế, vai trò của ĐBQH ở địa phương, tôi cho rằng còn rất hạn chế. Ví dụ Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên có 7 đại biểu thì đã có 3 đại biểu Trung ương và 4 đại biểu địa phương, trong đó 2 đại biểu là lãnh đạo của UBND tỉnh, còn 1 đại biểu theo cơ cấu. Bây giờ tổ chức giám sát thì tôi cũng không biết giám sát ai? Giám sát cái gì? Vì vậy, tôi mong muốn sửa đổi Luật Tổ chức QH lần này phải làm cho vị thế của Đoàn ĐBQH ở địa phương tăng lên. Còn nếu quy định như hiện nay thì Đoàn ĐBQH chẳng qua chỉ là tập hợp những người được bầu làm ĐBQH trên cùng một địa bàn ngồi lại với nhau.

ĐBQH Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc