Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9b8c66a1-4910-90f0-c4c5-04355ac5eefd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Quy định trần quân hàm trong luật để không gây tiêu cực

07/11/2014

Trường hợp không quy định trong luật, đại biểu Quốc hội đề nghị phải có văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề này.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội dự kiến sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật này, đa số ý kiến đại biểu vẫn còn băn khoăn với quy định về phong tướng.

 

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình (Ảnh: Thu Hằng)

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 7, ĐBQH TP.Hồ Chí Minh trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề này.

 

** Theo Dự thảo quy định trần quân hàm với Tư lệnh và Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội là Trung tướng và TP Hồ Chí Minh là Thiếu tướng. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị nên quy định Tư lệnh và Chính ủy TP Hồ Chí Minh cũng là Trung tướng để phù hợp với Luật Công an Nhân dân (sửa đổi). Quan điểm ông về vấn đề này?

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình: Tư lệnh thành phố là Trung tướng và Quân khu cũng vậy thì mối quan hệ chỉ huy sẽ như thế nào. Theo đó, đối với TP. Hồ Chí Minh, Tư lệnh, chính ủy cấp thành phố mang hàm Thiếu tướng, cấp quận mang hàm thượng tá sẽ cân bằng với các tỉnh, quận huyện khác trong cả nước.

** Quy định trần quân hàm cao nhất của chỉ huy cấp phó có cần đưa vào luật này không hay để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, thưa ông?

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình: Theo tôi nên đưa vào trong Luật luôn để trong quá trình thực hiện không bị vướng, không dẫn đến tiêu cực, bất cập như Luật hiện hành.

Trường hợp không quy định trong Luật mà do yêu cầu của từng binh chủng, từng đơn vị, quân khu có yêu cầu của từng giai đoạn thì sẽ có đề nghị. Như vậy phải có văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề này.

** Có ý kiến đề nghị phong quân hàm cấp tướng đối với Chủ nhiệm Khoa Mác - Lê nin của Học viện Quốc phòng, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình: Quan điểm của tôi là ủng hộ dự thảo luật. Đối với Học viện Quốc phòng,  Chính ủy và Hiệu trưởng là Thượng tướng. Còn cấp Trung tướng dành cho Học viện Lục quân và Học viện Chính trị vì 2 học viện này là nơi đào tạo cán bộ cấp Trung đoàn, Sư đoàn, rồi thực hiện công tác làm khoa học cho Bộ Quốc phòng, còn các học viện và trường sĩ quan còn lại căn cứ vào đối tượng đào tạo nên để cấp Thiếu tướng là phù hợp.

Đối với việc phong quân hàm cấp tướng với Chủ nhiệm Khoa Mác - Lê nin, theo tôi là không hợp lý vì Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin ở trường nào cũng có. Nếu chúng ta đề nghị, các trường khác cũng đề nghị như vậy đội hình cấp tướng sẽ tăng lên, không phù hợp với hệ thống tổ chức chỉ huy và hệ thống nhà trường sẽ bất cập.

** Về quy định phong quân hàm cấp tướng còn nhiều ý kiến khác nhau. Vậy theo ông việc giảm cấp tướng có phù hợp với giai đoạn hiện nay?

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình: Do yêu cầu xây dựng quân đội bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết 28 của BCH Trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, theo tôi quy định cấp tướng như trong dự thảo luật là phù hợp, nhưng về đối tượng cần cân nhắc cho phù hợp trong hệ thống tổ chức chỉ huy quân đội. Ví dụ:  hệ thống tổ chức chỉ huy quân đội có cấp trên, cấp dưới và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị là cấp trưởng cấp trên phải cao hơn cấp trưởng cấp dưới một bậc.

** Trân trọng cảm ơn ông!./.

(Theo VOV)

Các bài viết khác